Pages

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Chứng Khoán VN Thê Thảm: Rớt Giá Bèo Chưa Từng Có

Chứng Khoán VN Thê Thảm: Rớt Giá Bèo Chưa Từng Có
Thê thảm chứng khoán... Đó là nhan đề một bản tin trên báo Người Lao Động hôm 24-11-2011.
Tình hình thị trường chứng khoán bi thảm tới mức được mô tả điển hình, bởi công ty điạ ốc HBC có tích sản và doanh số hơn 100 triệu đôla nhưng trên thị trường trị giá chưa tới 20 triệu đô. Đó là lờøi than của ông Tổng Giám Đốc Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC).
Nhiều công ty xin rút khỏi sàn chứng khoán, vì “không còn cần thiết nữa.”

Báo Người Lao Động viết về nỗi nguy ngập này rằng:
“Nhàđầu tư ngao ngán, công ty chứng khoán co cụm, doanh nghiệp niêm yết tìm cách rút lui; giá nhiều cổ phiếu chỉ còn 2.000 đồng - 3.000 đồng, thậm chí 600 đồng...
Thịtrường chứng khoán (TTCK) đang rơi vào tình cảnh ê chề, bi đát nhất vì các đối tượng tham gia (từ nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) niêm yết đến công ty chứng khoán) đều đang rơi vào tình trạng chán nản. Nhiều nhà đầu tư không buồn ngó ngàng đến thị trường, công ty chứng khoán thua lỗ, thu hẹp hoạt động, còn DN thì lần lượt xin hủy niêm yết vì giá trị DN liên tục sụt giảm.
Thực trạng não nề
Hỏiđến tình hình thị trường, hầu hết nhà đầu tư hiện nay đều lắc đầu. Nhiều nhà đầu tư đã dùng tiền vào việc khác, những nhà đầu tư bị thua lỗ nhiều quá nay chán nản cũng từ bỏ thói quen theo dõi thị trường. Các sàn chứng khoán từ lâu đã vắng bóng nhà đầu tư, nay càng vắng hơn. Nhiều sàn chỉ lèo tèo mươi người ra vào trong suốt phiên giao dịch…
Tình hình giá cổ phiếu càng buồn thảm hơn. Trong 10 phiên trở lại đây, cổ phiếu VKP của Công ty CP Nhựa Tân Hóa (sàn TPHCM) có đến 7 phiên giảm sàn (3 phiên còn lạiđứng giá). Ngày 24-11, VKP chỉ còn 600 đồng/cổ phiếu, giá “bèo” đến mức chưa từng diễn ra trên TTCK Việt Nam...
Thực tế hiện nay, giá nhiều cổ phiếu đang thấp hơn giá trị sổ sách rất nhiều. Trên 2 sàn giao dịch có tổng cộng trên 400/693 cổ phiếu có giá thấp hơn mệnh giá (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) và 570 cổ phiếu niêm yết có thị giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực. Trong số đó rất nhiều cổ phiếu giá chỉ còn 2.000 đồng đến 5.000 đồng. Ông Nguyễn Băng Tâm, Phó Chủ nhiệm CLB Các DN niêm yết, người đang có “chân” trong vài công ty niêm yết, ngao ngán: “TTCK đang bị méo mó, lệch lạc hay nói đúng hơn là “dị dạng”, không phản ánh đúng bản chất của nó qua thị giá cổ phiếu”.
Trong khi đó, các công ty chứng khoán vốn là chiếc cầu nối giữa nhà đầu tư với thị trường thì đang rơi vào tình trạng hết sức thảm hại. Thua lỗ kéo dài, nhân sự lần lượt ra đi tìm việc khác, nhiều công ty phải “dẹp” bớt chi nhánh để sống qua ngày vì không gánh nổi chi phí. Mới đây, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cảnh cáo công ty CP chứng khoán T. về nguy cơ mất khả năng thanh toán. Đầu tháng 11, công ty CP chứng khoán S. cũng đã bị VSD đình chỉ hoạt động lưu ký trong vòng một tháng do thường xuyên vi phạm nghĩa vụ thanh toán và không hoàn trả tiền vay quỹ hỗ trợ thanh toán đúng thời hạn...
Xấu quá mức vì thiếu chăm sóc!
Đại hội cổ đông bất thường mới đây của Công ty CP Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (CMX) đã thông qua việc hủy niêm yết trên HoSE. Không nêu ra lý do cụ thểnhưng ai cũng hiểu CMX đang rơi vào tình trạng cảnh cáo toàn thị trường và công ty đang tái cấu trúc vì thay đổi thành viên HĐQT. Nhiều DN khác như SQC, SGT, V11, MKP, IFS… cũng xin rút niêm yết. “Bản thân công ty nhận thấy sàn chứng khoán không còn cần thiết nữa…” - lãnh đạo một công ty vừa xin rút niêm yết khỏi sàn chứng khoán cho hay. Vị này bức xúc: “Không thể nào yên tâm khi thấy cổ phiếu của mình cứ rớt giá từng ngày”.
Mớiđây, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC), xót xa đặt vấn đề: “Lẽ nào một công ty có tài sản cũng như doanh số hơn 100 triệu USD chỉ có giá trị thị trường chưa đầy 20 triệu USD” và kêu gọi CBCNV, cổ đông HBC “nếu có điều kiện, chúng ta cùng nhau đăng ký mua, bán thỏa thuận để đỡ giá cổ phiếu”...
Với một chuyên gia chứng khoán lâu năm, từng theo sát thị trường, chua xót: “Thị trườngđã xấu quá mức, đã vượt xa mức xấu chung. Chứng khoán ê chề do kinh tế ảm đạm chỉ là một lẽ, cái chính là chưa được chăm sóc. Nếu được quan tâm đúng mức, xem TTCK là hàn thử biểu, là kênh dẫn vốn hiệu quả cho DN để phát triển kinh tế và được quản lý chặt chẽ… thì chắc chắn thị trường sẽ không đến nỗi”.
Cần có giải pháp cụ thể
Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán SJC, cho rằng: Cái lớn nhất làm cho “mạch” của thị trường bị yếu đi đó chính là việc cơ quan chức năng đã đểcác tổng công ty đầu tư ngoài ngành quá nhiều, không kiểm soát. Đến khi bắt buộc thoái vốn thì DN phải chịu lỗ, còn thị trường thừa cung...”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét