Pages

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Dân biểu Luke A Donnellan Victoria Australia: Người Việt trên thế giới hãy phơi bày trước công luận quốc tế thực trạng bất công và đàn áp tại Việt Nam


LTS: Dân biểu Luke A Donnellan là một chính trị gia Úc Đại Lợi, một người Công Giáo rất quan tâm đến tình trạng của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Ông đã đến Việt Nam để thăm cha Tađêô Nguyễn Văn Lý và tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra tại Việt Nam. Ông đã bị cấm cửa không được vào Việt Nam nữa. Đây là bài diễn văn gởi cho Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến Hiệp Thông với Thái Hà, Giáo Hội và Quê Hương Việt Nam sẽ được tổ chức tại Melbourne (Parliament House, góc đường Spring và Bourke Street) vào tối thứ Bẩy 19 tháng 11.
Khi tôi đến Việt Nam vào năm 2006 tôi đã biết rõ những gì nhà nước Việt Nam đang dàn chào tôi nhưng tôi vẫn choáng váng bởi cái bầu khí căng thẳng và ngột ngạt. Tôi bị theo dõi trên đường phố, bị công an đe doạ và bây giờ tôi bị cấm cửa không cho trở lại Việt Nam nữa, chỉ vì tôi dám đi gặp những con người mà niềm tin tôn giáo hòa bình của họ bị coi là mối lo ngại cho một nhà nước đang lo sợ đủ mọi thứ.
Điều 18 của Tuyên Ngôn Phổ Quát về Nhân Quyền ghi rằng:
“Mọi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo; quyền này bao gồm tự do thay đổi tôn giáo hay niềm tin, quyền tự do sống riêng lẻ một mình hay trong một cộng đoàn với những người khác trong bầu khí công cộng hay riêng tư, để thể hiện tôn giáo hay niềm tin trong việc giảng dạy, thực hành, và phụng tự.”

Điều đáng buồn là nhà nước Việt Nam tiếp tục phớt lờ các chuẩn mực đã được thoả thuận rộng rãi trên trường quốc tế, và tiếp tục gây kinh sợ và sử dụng bạo lực để trấn áp các chỉ trích và đàn áp bất cứ ai bị nghi ngờ là có các hoạt động ‘chống chế độ’.
Mọi hoạt động tôn giáo tại Việt Nam đều phải đăng ký và phải được nhà nước chấp thuận. Thậm chí các nhóm Công Giáo còn phải xin phép để có thể giúp đỡ những người nghèo trong khu vực lối xóm của họ. Đó là cách để nhà cầm quyền đoan chắc rằng họ có thể quan sát mọi thứ đang diễn ra trong các nhóm tôn giáo và theo dõi chặt chẽ mọi tín hữu. Thông thường nhà nước từ chối cấp giấy phép hội họp khiến cho các tín hữu thuần thành không còn lựa chọn nào khác hơn là tụ tập bí mật trong khi che dấu niềm tin của mình với cộng đồng và nhà nước.
Nhiều tù nhân của các tôn giáo bị giam trong các trại kiên giam hết năm này sang năm khác tại Việt Nam. Những tù nhân này bị giam giữ trong các điều kiện tồi tệ và bị từ chối không cho gặp người thân, bạn bè hay các luật sư cũng như bị khước từ được xét xử công bằng. Những câu chuyện lan truyền hết năm này đến năm khác về những vụ lén lút bắt người giữa đêm khuya. Những người bị bắt thường khi bị đánh đập tàn bạo, đôi khi còn bị tra tấn rồi sau đó bị giam giữ và đưa đến những địa điểm bí mật nơi gia đình họ không thể đến được và những nơi người bị giam không biết đó là đâu cũng như khi nào họ được trả tự do.
Một trường hợp khiến tôi lo ngại là trường hợp của Cha Nguyễn Văn Lý. Tôi đã gặp Cha Lý năm 2006 và tôi có thể nói ngài là một con người hiền lành, hòa bình và vị tha, người đã hiến dâng rất nhiều đời ngài cho dân chủ, tự do và đức tin. Ngài đã bị giam cầm tổng cộng hơn 15 năm vì đức tin và những hoạt động của mình.
Tôi đặc biệt quan ngại cho Cha Lý vì năm 2010 ngài bị tai biến mạch máu não và được trả tự do hầu có thể được chăm sóc về y tế. Tai tiếng đối xử tàn tệ với các tù nhân càng thêm tệ hại khi bất chấp thỉnh cầu của Hội Ân Xá Quốc Tế, Cha Lý đã bị buộc phải trở lại nhà giam hồi tháng Bẩy năm nay.
Tôi cũng quan tâm sâu xa về những hành động gần đây của nhà cầm quyền Việt Nam chống lại anh chị em giáo dân giáo xứ Thái Hà tại Hà Nội. Những báo cáo đưa ra vào đầu tháng Mười Một cho thấy trên 100 người; nhiều cảnh sát thường phục và dân phòng đã tấn công giáo xứ và đe doạ mạng sống của nhiều giáo dân. Biến cố này cùng với vụ tấn công hồi năm 2008 tại giáo xứ Thái Hà là bằng chứng về một chiến dịch thường xuyên của các quan chức nhà nước chống lại Giáo Hội và các tín hữu không để cho họ được tự do hội họp, phụng tự và làm các việc thiện.
Tôi đã liên tục kêu gọi việc trả tự do tức khắc cho Cha Lý và các tù nhân tôn giáo và chính trị tại Việt Nam khác và tôi nghiên khắc lên án những hành động gần đây của nhà nước Việt Nam chống lại giáo xứ Thái Hà. Tôi hy vọng theo thời gian, áp lực từ người Việt và cộng đồng quốc tế sẽ buộc nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân tôn giáo và chính trị, ngưng các đe doạ nhắm vào các tổ chức tôn giáo và hành xử theo đúng một thể chế thực sự tự do và công bằng.
Nhờ mạng lưới điện toán toàn cầu và các kỹ thuật thông tin, chúng ta đã chứng kiến thay đổi chính trị quét qua vùng Trung Đông trong năm nay. Với sự gia tăng tiếp cận với thông tin và truyền thông của dân chúng, nhà nước sẽ thấy càng ngày càng khó khăn hơn trong việc đàn áp và bưng bít những vi phạm nhân quyền của họ trước cộng đồng quốc tế.
Tôi hy vọng rằng người Việt Nam và bè bạn của họ trên khắp thế giới sẽ nhanh chóng phơi bày những bất công tại Việt Nam và người dân Việt sớm được chứng kiến một xã hội mà họ đáng được hưởng, một xã hội nơi con người được tự do dự phần trong một nhà nước dân chủ, được tự do thực hành những niềm tin phù hợp với họ và sống trong hòa bình không phải sợ hãi nữa.
Bản dịch của VietCatholic
Bản tiếng Anh
When I visited Vietnam in 2006 I had a fair idea of what to expect from the authorities, but I was blown away by just how strict and tense the environment was. I was followed in the streets and intimidated by police and I’m now banned from returning to Vietnam – all for just meeting with people whose peaceful religious beliefs are deemed a threat by the country’s paranoid government.
Article 18 of the Universal Declaration of Human Rights reads:
“Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship and observance.”
Sadly the Vietnamese Government continues to ignore internationally agreed norms and continues to use fear and violence to excuse itself from criticism and to quash anyone who it suspects of ‘anti-government’ activities.
All religious activities in Vietnam have to be registered and approved by the government. Catholic groups even have to seek permission to help the poor in their local neighbourhoods. This is the government’s way of making sure that they can observe everything that happens in religious groups and can keep a close eye on every person who attends. Often the government decides to refuse permission for groups to meet, leaving those who are committed to their faith with no option but to meet in secret, hiding their faith from their community and their government.
Many religious prisoners are kept in confinement year after year in Vietnam. Prisoners are kept in extremely uncomfortable conditions and are denied access to family, friends, legal advice or a fair trial. Stories emerge month after month of people being arrested in the middle of the night. Those arrested are usually subject to extreme violence, sometimes even torture, and are then detained and taken away to secret locations where their family are unable to reach them and where they have no way of knowing where they are or when they will be freed.
A case that is very worrying for me personally is that of Father Nguyen Van Ly. I met Father Ly in 2006 and can say that he is a gentle, peaceful and caring man, who has dedicated much of his life to democracy, freedom and faith. He’s now been imprisoned for a total of more than 15 years for his beliefs and actions.
I am especially worried for Father Ly because in 2010 he suffered from a stroke and was released from prison to receive medical care. Vietnam’s poor reputation for treatment of prisoners was not helped, when, despite Amnesty International’s pleas Farther Ly was returned to prison in July of this year.
I am also deeply concerned about recent actions against parishioners in the Thai Ha parish in Hanoi. Reports have surfaced that in early November, over one hundred people; many plains clothes police officers and military personnel attacked the parish and threatened the lives of parishioners. The incident, along with the 2008 ransacking of the Thai Ha parish provide evidence of a consistent campaign by government officials against the church and its members to freely assemble and undertake their regular religious worship and good work.
I have continued to call for the immediate release of Father Ly and all other religious and political prisoners in Vietnam and I condemn the recent actions against Thai Ha parish. I hope that with time, pressure from the Vietnamese people and the international community will force the Communist Government to release religious and political prisoners, to stop intimidation against religious organisations and to behave like a truly free and fair democracy.
Buoyed by the internet and information technology, we’ve seen political change sweep through the Middle-East this year. With people’s increasing access to information and communications it’s becoming more and more difficult for governments to oppress their people and hide their human rights violations from the international community.
I hope that the Vietnamese people and their friends around the world will soon lift the veil on the injustices committed in Vietnam and that the Vietnamese people will soon see the society that they deserve. A society where people can be free to participate in democratic government, free to practice their religious beliefs as they see fit and free to live peacefully without fear.
Luke Donnellan MP
State Member for Narre Warren North
Shadow Minister for Child Safety
Shadow Minister for Sports and Recreationt
(03) 9706 0566
Bản dịch của VietCatholic

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét