Chấn Minh
Ngôi nhà nhỏ đó nằm cạnh một con đường hẹp có tráng nhựa tại thôn Phú Quý, Xã Tam Phú, khoảng ba, bốn cây số về phía Bắc trung tâm thị trấn Tam Kỳ, thủ đô của tỉnh Quảng Nam. Đây có thể là một trong những ngôi nhà nhỏ nhất trong vùng, một ngôi nhà nhỏ cạnh một con đường nhỏ trên một góc đất tuy không trù phú nhưng đầy tự hào nằm bên bờ biển Đông tại trung nguyên miền Trung. Ngôi nhà đó hình như chỉ có hai căn phòng rất hẹp: khoảng 3 mét nhân 3 mét hay 9 mét vuông cho mổi phòng. Hai căn phòng đó chỉ có chút ít đồ đạc, và được bao quanh bởi một mái hiên rộng được xử dụng như là một nơi gia đình sinh hoạt. Hai căn phòng đó có vẻ nhỏ đến độ, nếu ta ép khoảng mười hai, mười ba người vào trong một trong hai phòng đó, e sẽ có nguy cơ ngộp thở, mặc dù là các cửa sổ luôn mở. Các cửa sổ cũng có vẻ như vỉnh viễn mở rộng, bỏi vì các cánh cửa sổ xem ra hình như đã bị hư hại đến không còn có thể nào đóng được nửa để giúp che mưa che nắng, hay ít ra là để giúp cho những người ở trong căn hộ tránh được những cái nhìn xoi mói từ phía ngoài. (1)
Blogger Huỳnh Thục Vy
Vào tám giờ sáng ngày 8 tháng 11 năm 2011, năm mươi người thuộc bộ Công An và sở Thông Tin và Truyền Thông tỉnh lỵ của nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã túa vào căn nhà nhỏ này. Những người này, đàn ông và đàn bà, đứng chật cứng các căn nhà nhỏ. Đồng thời, năm muơi người Công An khác chận tất cả các đuờng đi vào căn hộ từ phía Bắc, trong khi năm mươi người Công An chận tất cả các đuờng đi vào căn hộ từ phía Nam, và thêm năm mươi người Công An khác nữa đóng chốt và những vị trí ở quanh căn hộ, đồng thời cũng lấn tràn vào những căn nhà kế cạnh trong thôn.
Nói khác đi, tổng cộng có khoảng hai trăm nhân viên bộ Công An và Sở Thông Tin & Truyền Thông tỉnh tham gia vào việc tiến công vào căn hộ nhỏ bé đó. Không một ai trong hai trăm người đó có một nụ cười trên môi trong khi một người trong bọn họ quay phim toàn bộ vụ việc từ đầu tới cuối. Hai trăm người đó nhịp nhàng chung sức làm việc và họ tạo ra được một mạng luới bắt người dày đặc đến mức, theo như lối nói của những người dân miệt vườn, một con chuột đồng cũng không thể nào thoát được. Không để ai thoát được cũng chính là một trong những mục tiêu cốt lõi của những người làm việc cho bộ Công An. Những người làm việc cho bộ Công An là những người rất trầm trọng, một phần cũng là vì thông thường họ có nhiệm vụ phải thi hành những sứ mệnh rất trọng yếu cho chế độ. Còn đảng còn mình, đây đâu phải chuyện đùa.
Kỳ này, sứ mệnh rất trọng yếu của họ là: thi hành một lệnh khám xét nhà và thu thập các chứng cớ cần thiết nhằm truy tố những người ở trong căn hộ rất khiêm tốn này để bảo vệ nhà nước cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khỏi bị khuynh đảo bởi các tư tưởng “phản động” có mục tiêu “phá hoại nền đại đoàn kết dân tộc.” (3)
Ai là những người ở trong căn hộ này mà có những tư tưởng ghê gớm đến nỗi nhà Nước phải lo sợ đến thế?
Họ là ông Huỳnh Ngọc Tuấn, 58 tuổi, một người đàn ông góa vợ có vẻ ốm yếu nhưng là một nhà văn được biết đến ở nước ngoài, một cộng tác viên của nhiều cổng mạng ở hải ngoại, một tù nhân lương tâm đã trải qua muời năm trong ngục tù cộng sản (1992-2002) vì những bài viết của ông trong các năm sau 1975, và hai con của ông: con gái Huỳnh Thục Vy, 26 tuổi, và con trai Huỳnh Tọng Hiếu, 22 tuổi. Hai người con này cũng là những nhà văn, những bloggers mà tự mình cũng đã có chút tiếng tăm. Mức thu nhập kinh tế gia đình họ Huỳnh không cao, và để phụ vào thêm, cô con gái Huỳnh Thục Vy vẫn dạy kèm Anh Văn cho trẻ em mỗi ngày.
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn mô tả những gì đã xảy ra trong cuộc bố ráp lục soát đó với phóng viên Thanh Quang của đài Phát Thanh Á Châu Tự Do vài ngày trước đây (Thứ ba, 8 tháng 11, 2011) như sau. (3)
Thanh Quang : Như anh vừa kể thì lúc công an đọc lệnh khám xét cho rằng anh phát tán trên mạng bài vở chống đảng, chống nhà nước, thế anh phản ứng ra sao?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn : Thì tôi nói với họ là những bài vở của tôi nói cái quan điểm cá nhân của tôi, nó đúng cái tinh thần của Điều 69 Hiến Pháp, tức là cái quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tư tưởng. Tôi không làm sai phạm một điều gì của hiến pháp cũng như là tôi hoàn toàn tuân thủ Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự & Chính Trị. Còn cái việc mà các anh đến nhà tôi để mà tịch thu phương tiện học hành, làm việc của tôi thì cái đó là một điều trái hiến pháp, trái pháp luật; nhưng mà các anh làm thì tất nhiên các anh phải chịu. Họ thu của tôi hai giàn máy computer để bàn, một máy in laser hiệu Canon, một giàn loa nhỏ nhỏ để nghe nhạc, một USB, ba cuốn sổ.
…
Thanh Quang : Thế còn hai người con của anh là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu – các blogger gây nhiều chú ý trên mạng – thì sao ạ ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn : Họ buộc Thục Vy phải ký xác nhận số bài viết của Thục Vy, và buộc Hiếu phải xác nhận một số bài viết của Hiếu. Vy và Hiếu xác nhận trong đó, nhưng bé Vy nói là “Những bài này là những bài có nội dung tốt chứ không phải nội dung xấu. Tôi phản đối chuyện kết luận đây là nội dung xấu.” Sau đó họ mới tháo hết đồ. Họ thu của tôi hai giàn máy computer để bàn, một máy in laser hiệu Canon, một giàn loa nhỏ nhỏ để nghe nhạc, một USB, ba cuốn sổ.
Thanh Quang : Dạ. Như vậy là khoảng thời gian họ khám xét nhà anh rồi lập biên bản, hành động như vậy trong khoảng bao lâu ?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn : Dạ. Nó kéo dài đến 10 giờ trưa, tức từ 8 giờ đến 10 giờ hay 10 giờ rưỡi.
Thanh Quang : Trong khoảng 2 tiếng rưỡi đó họ có hành động nặng tay hay khiếm nhã như thế nào không, thưa anh?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn : Dạ. Họ ăn nói bậy bạ lắm, nhứt là cái anh bạn Quang Thái đó, tức là anh lãnh đạo công an Quảng Nam trong vụ khám xét này. Anh ta nói bừa bãi lắm. Anh ta ăn nói xách mé rất là vô văn hóa. Con gái tôi biểu “Các anh im đi. Các anh đừng có ăn nói xách mé, đừng ăn nói hỗn hào.”
Thanh Quang : Thưa, họ có yêu cầu anh và thân nhân tới đồn công an như thế nào không?
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn : Dạ. Lần này họ không có yêu cầu. Khi họ vô lúc 8 giờ đến 10 giờ rưỡi thì họ không có yêu cầu đến đồn công an. Họ tịch thu đồ xong, họ giao cho mình cái biên bản, rồi họ đi về. Sau khi họ đi về tôi qua nhà ông anh tôi để tôi thông báo với bạn bè cho người ta biết sự việc thì bên nhà ông anh tôi người ta cắt mạng internet. Bên tôi cũng bị cắt mạng internet luôn. Tôi mang máy về tôi thử cũng không được. Điện thoại bàn cũng bị hư luôn, bị cắt luôn.”
Khi phát hiện ra là điện thoại và đường dây nối kết vào mạng tại nhà ông và nhà của các gia đình thân thuộc đều đã bị cắt đứt, nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn làm một việc mà bất cứ ai ở trong trường hợp của ông đều cũng sẽ làm. Ông và cậu con trai nhảy lên xe gắn máy và chạy ra quán café mạng gần nhất ở trong thành phố. Khi đến nơi, ông chỉ vừa đủ thời giờ để ngồi xuống, đăng nhập vào máy, và gởi một điện thư cho chị Mạc Việt Hồng, chủ bút trang nhà www.damchimviet.info và là người đã đưa lên mạng hầu hết các bài viết của ông để báo động cho chị Hồng về tình trạng của ông, thì một cụm Công An ụp vào.
Chúng đòi ông phải cho chúng xem bức điện thư mà ông vừa mới gởi đi. Đáng ngại hơn, chúng đòi ông và con trai phải theo chúng về trụ sở Công An tỉnh. Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn không chịu đi và tranh cãi với chúng. Hai bên vừa đi vừa tranh cãi, và cuộc tranh cãi lan dần đến tận ngoài vỉa hè trên đường phố ngay trước quán café mạng. Và chính tại đó, trên vỉa hè đó, một sự cố chưa ai hề biết, chưa ai hề nghe, chưa ai hề thấy, một sự cố kỳ diệu đã xảy ra.
Người dân đã đến.
Người dân đã lắng nghe.
Người dân đã nói.
Và người dân đã thành công trong việc bảo vệ ông.
Sự cố kể trên đã xảy ra như thế này. Trong khi cuộc tranh cãi giữa nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và cụm Công An trong quán café mạng tiến hành và lan ra lề đường phố, thì một đám đông trên bốn trăm người đã hiện ra trên mặt đường ở trước quán café mạng. Sự xuất hiện của trên bốn tram người này y như là một phép lạ, vì rõ ràng là họ đã đến nhanh hơn bất cứ ai có thể tưởng tượng được. Số người trong đám đông này quá cao so với hơn số người trong cụm Công An đang đấu khẩu với nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn. Đám đông đứng chật đường cũng đã tự nhiên chặn không cho hai xe chuyển vận chở đầy Công An tiến vào khu vực mặt đường trước quán café mạng. Trái lại, hai xe chuyển vận đó phải đậu lại ở phía xa, ở đầu đoạn đường đến quán café mạng.
Đứng trên lề đường trước mặt quán café mạng, vào lúc đó nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn quay người ra mặt đường và trực tiếp nói chuyện với đám đông. Nhà văn nói với mọi người về những bài ông đã viết về nỗi đau của người dân một nước đã mất biển, mất Trường Sa, mất Hoàng Sa, mất đất biên giới vào tay Trung Quốc, về sự hèn hạ của Đảng cộng Sản Việt Nam khi trao đổi và đối tác với Trung Quốc, về việc ĐCSVN đã bán nước cho Trung Quốc như thế nào, và cuối cùng và cũng rất quan trọng, về ý đồ của Công An đang muốn bắt giam ông vào ngay lúc này, một ý đồ hết sức bất hợp pháp vì Công An không hề có trong tay một án lệnh bắt giữ người nào cả. Ông chấm đứt bài diễn văn ngắn và ứng khẩu này bằng cách nhìn thẳng vào mắt các người dân đang có mặt tại đó và kêu gọi người dân hãy bảo vệ ông. Ông nói: “ (tôi) yêu cầu đồng bào hãy ở lại và giúp đỡ cho tôi.”
Từ trong đám đông vang rền lên những tiếng nói, những lời bàn tán, và nhất là, những lời khích lệ và ủng hộ. Và cũng từ trong đám đông đó, từ đáy lòng và con tim của người dân, bỗng vang lên một tiếng nói lớn và rất rõ ràng khiến ai cũng có thể nghe được:
“Thật là vô lý! Bắt người mà không có lệnh là vô lý. Không đi đâu hết. Anh cứ ở đó.”
Trong khi nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn nói chuyện và người dân bày tỏ ý kiến và phản ứng, các xe chuyển vận của bộ Công An trờ tới, đổ người xuống và những người này bắt đầu đóng chốt. Nhưng đường phố có quá nhiều người và do đó bị nghẽn cứng. Không có một xe nào có thể chạy đuợc, dù là xe vận tải, xe du lịch, hay xe gắn máy. Do đó, sau vài phút rất căng thẳng, các chốt Công An được rút đi, những người làm việc cho bộ Công An leo lên xe lại, và các xe này lăn bánh từ bỏ hiện trường, không ai biết là họ đã tuân thủ một mệnh lệnh nào đó do ai phát ra hay không.
Với sự bỏ đi của lực lượng Công An hùng hậu đó, Hùynh Ngọc Tuấn và cậu con trai chờ khoảng 15 phút cho đám đông tan biến dần, rồi lên xe gắn máy di về lại nhà.
Hai bố con đã lầm, vì sự sách nhiễu đã không ngừng ở đó.
Sau khi hai bố con lên xe gắn máy chạy về nhà, vào lúc họ vừa ra khỏi thành phố nhưng chưa đi xa quá 200 mét, bỗng nhiên họ bị sáu nhân viên cảnh sát giao thông mặc đồng phục chận lại tại một cây cầu nhỏ trên một đoạn đường tương đối vắng người. Các cảnh sát giao thông này đòi xem xét giấy tờ và hai bố con đồng ý. Tất cả các giấy tờ họ trình ra đều hợp lệ, nhưng cảnh sát vẫn tìm ra đuợc một vấn đề. Xe gắn máy được đăng ký dưới tên bà Nguyễn thị Quang, mẹ vợ của nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn. Mặc dù em Huỳnh Trung Hiếu phản đối là bà Quang, bà ngoại của Hiếu, đã cho Hiếu chiếc xe gắn máy, nếu không thì làm sao Hiếu có thể có xe và giấy xe được, các cảnh sát lưu thông vẫn không chấp nhận lời giải thích đó và khư khư đòi hai bố con phải theo họ về đồn cảnh sát lưu thông tỉnh lỵ.
Và, thêm một lần nữa, một phép lạ thứ nhì đã xảy ra.
Người dân đã đến.
Người dân đã lắng nghe.
Người dân đã nói.
Và người dân đã thành công trong việc bảo vệ ông.
Lần này thì vụ việc đã xảy ra như sau. Không biết từ đâu ra, có trên ba trăm người xuất hiện tại chân chiếc cầu nhỏ đó. Họ xúm lại, bao quanh cha con Huỳnh Ngọc Tuấn và những người cảnh sát lưu thông. Rất nhiều người trong đám đông đó đứng trên chiếc cầu nhỏ cùng với bố con nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và những người cảnh sát. Số người đứng trên chiếc cầu có vẻ ọp ẹp đó nhiều đến nỗi nhà Văn Huỳnh Ngọc Tuấn, trong bài phỏng vấn với phóng viên Thanh Quang của đài Á Châu Tự Do, nói rằng ông đã có lo sợ là cầu sẽ sập.
Dù sao đi nữa, tất cả các xe cộ đi ngang đều phải ngừng lại, và đo đó số người xúm lại nghe ngóng lại tăng dần lên, và người dân lại lắng nghe những gì nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn nói với họ, và người dân lại bắt đấu tranh cãi với sáu người cảnh sát lưu thông.
Một người dân nói: “Giấy tờ người ta đầy đủ tại sao các ông đòi bắt?”
Một người khác còn dám chọc tức cảnh sát: “Khôn hồn sao các ông không bắt các xe lớn kìa?”
Và cứ như thế, đám đông lớn dần, ùa lên rồi lại rút ra, và các cảnh sát lưu thông đổi ý, và họ để cho cha con nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn tiếp tục lên đường trở về nhà.
Tuy thế, những viên cảnh sát lưu thông đó vẫn tiếp tục bám sát nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và con trai của ông. Chúng chạy xe theo họ cho đến tận nhà và chỉ phóng xe chạy theo đường của chúng khi cả hai cha con đã vào trong ngôi nhà của họ, một ngôi nhà nhỏ cạnh một con đường nhỏ trên một góc đất tuy không trù phú nhưng đầy tự hào nằm bên bờ biển Đông tại trung nguyên miền Trung.
***
Vào những tháng ngày sắp đến, nếu không có gì thay đổi được tâm địa hắc ám và ma quái cố hữu của họ, nhà nước Việt Nam sẽ thi hành những gì mà họ đã công khai thông báo trên các tờ báo tuyên truyền của họ. Họ sẽ dàn dựng một hay nhiều phiên toà bí mật mà không một người ngoài nào, dù họ là những quan sát viên có tầm vóc quốc tế và không thiên vị, sẽ được phép tham gia quan sát. Các phiên tòa đó sẽ dành cho nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, con trai Huỳnh Trung Hiếu, và con gái Huỳnh Thục Vy của ông. Không cần phải suy nghĩ nhiều, ai cũng có thể đoán được kết cục của những phiên tòa đó. Ta chỉ cần nhìn những tiền lệ, túc là các phiên tòa cho các nhân vật chống đối nổi tiếng trên thế giới như luật sư Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày Nguyễn Minh Hải, luật sư Lê Công Định, các nhà chống đối Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Đức Thạch, Vũ Hùng, and và vô số người khác.
Tuy thế, vẫn còn có niềm hy vọng là những vụ xử án trên sẽ không xảy ra, và gia đình họ Huỳnh can đảm ở Tam Kỳ – Đệ Nhất Gia Đình đích thật của nước Việt – sẽ không bị hãm hại.
Niềm hy vọng đó có bởi vì, như nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn đã nói để kết thúc cuộc phỏng vấn giữa ông và phóng viên Thanh Quang của đài Phát Thanh Á Châu Tự Do, ông mong mỏi “công luận quốc tế (sẽ) giúp đỡ để bảo vệ Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu.”
Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn nói rất đúng.
Mỗi người trong chúng ta đều có bổn phận vận động và chuyển hóa công luận trong và ngoài nước sao cho nhà văn can đảm Huỳnh Ngọc Tuấn, con trai ông là Huỳnh Trung Hiếu, và con gái ông là Huỳnh Thục Vy sẽ không thể bị hãm hại được. Chúng ta cần kêu gọi các viên chức nhà nước, các nhà lãnh đạo chính trị, các nhà lãnh đạo các tổ chức thiện nguyện có mục đích bảo vệ công lý và nhân quyền, và ngay cả các nhà lãnh đạo các đại công ty toàn cầu, hãy vì công lý và vì nhân đạo mà gây mọi áp lực nhằm giúp đỡ và bảo vệ mọi người trong gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn.
Để tìm danh tánh, địa chỉ hay điện thư những người hay những tổ chức kể trên, chúng chỉ cần nhấn chuột và dùng các chương trình tìm kiếm như Google hay Bing ở trên mạng.
Khi viết đôi dòng chữ kêu gọi các nhà lãnh đạo hay các viên chức kể trên gây áp lực công luận giúp nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và các con Huỳnh Trung Hiếu và Huỳnh Thục Vy của ông, chúng ta sẽ không cần những lời kêu gọi chải chuốt và hoa mỹ. Chúng ta sẽ chỉ cần những lời nói thành thực và giản đơn, những lời nói tự nhiên xuất phát từ con tim của chúng ta và hiển thị qua bàn phím hay bàn viết một khi chúng ta thật lòng muốn giúp và tin chắc vào những gì chúng ta đang làm. Nếu cần, chúng ta đừng ngần ngại trích dẫn hay kết nối bài viết này hay bất cứ bài viết nào tương tự vào bức thư hay điện thư mà chúng ta sẽ gởi đến các nhà lãnh đạo hay các viên chức nói trên, miển sao là ngôn ngữ của bài viết đó thích đáng với người đọc.
Điều mà chúng ta không thể làm là bỏ rơi gia đình họ Huỳnh, hay không giúp đỡ và làm những gì chúng ta có thể làm được nhằm cứu nguy họ vào những phút giây hiểm nghèo nhất trong đời họ. Mỗi người chúng ta hãy ra sức giúp đỡ họ và giúp chuyển hóa công luận. Chúng ta hãy không bao giờ quên và đánh giá thấp sức mạnh của đức tin của chúng ta, và khả năng cải hoá của của công luận quốc tế cũng như quốc nội.
Ngoài ra, cũng còn có một lý do khác sâu xa hơn cho niềm hy vọng đó.
Đó là, vào ngày 8 Tháng 11 Năm 2011, một điều từ trước đến nay chưa hề có, một điều hoàn toàn mới mẻ, một điều thật sự kỳ diệu đã xảy ra, không chỉ một lần, mà hai lần.
Vào một ngày đầu tháng Mười Một, trong Sự Cố Tại Tân Phú, người Việt đã quyết định không sợ hãi và đã bước ra đường. Người Việt bước ra đường để nghe sự thật. Người Việt bước ra đường để nói sự thật. Người Việt, hàng trăm người Việt, bước ra đường để thách đố, để bảo vệ, và để hai lần ngăn chặn thành công việc bắt giữ một ngưòi đàn ông gầy ốm, một người đàn ông goá vợ, một người cha chắt chiu, một cựu tù nhân lương tâm không hề biết sợ, một người mà tội độc nhất là đã dám công khai nói lên tình thương yêu vô tận và không hề biết khuất phục của mình với các con, với người dân, và với quê hương.
Chấn Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét