Châu Xuân Nguyễn
Uy thế chính trị của Thủ Tướng Dũng đang bị thách thức trầm trọng qua những gì xẩy ra trong 2 cuộc biểu tình ngày hôm nay Chủ Nhật 27.11.2011 tại Hà Nội và Sai Gòn.
Những mệnh lệnh của TT Dũng bị thách thức lộ liễu trước công chúng ngày hôm nay và độ tin cậy của nhân dân về những tuyên bố của Thủ Tướng là con số Zero to tướng.
Mới thứ sáu vừa rồi, TT tuyên bố trước QH, TVT truyền hình khắp VN và thế giới như thế này:
Xin trích:
“Ý kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu tình, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ lòng yêu nước.
Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương trình xây dựng Luật biểu tình, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:
Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu tình. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu tình. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.
Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rõ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đã có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu tình, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lý, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Đã khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lý, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đã xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xã hội.
Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đã có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đã ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đã ban hành nghị định số 38 để quản lý, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.
Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu tình. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xã hội, nhân dân.
Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ý kiến của Chính phủ.
Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị lòng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự vì mục tiêu yêu nước, thực sự vì mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động vì mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xã hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng chí đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ.”
(Hết trích)
Vậy mà ngày Chủ Nhật, người dân Hà Nội chỉ mới tụ tập để ủng hộ TT thì bị xe CA của CT Thảo và Bí Thư Nghị (Đảng chứ không phải chính quyền) hốt về Trại phục hồi nhân phẩm ở Đông Anh (15 người, trong đó có Nhà Báo Đoan Trang, Người Buôn Gió, Bác Dần, bạn trẻ Nguyễn văn Phương, bạn Phạm Chính, LS Lê Quốc Quân, cô Phương Bích v.v….).
Trong vụ này, bạn trẻ Nguyễn văn Phương bị CA hành hung bất hợp pháp. Hành vi bắt 15 người này khi họ không phạm một tội gì là vi phạm Hiến Pháp và quyền con người trầm trọng (Không ai có quyền tước đoạt quyền tự do đi lại của 15 công dân này nếu không có lệnh bắt)
Trong SG thì cô Bùi Hằng, Lee Nguyễn và vài người nữa bị hốt về CA phường Bến Nghé.
Những sự kiện này xảy ra như cái tát vào mặt Thủ Tướng, để đồng thời chứng tỏ rằng về phía Đãng bộ, họ thách thức quyền lực của nhà cầm quyền (có lẽ vì những thất bại dồn dập về kinh tế của Thủ Tướng).
Rõ ràng những tuyên bố của Thủ Tướng trong QH (thách thức TQ, ca ngợi chính quyền VNCH, biểu dương quyền lập hội và biểu tình) là biểu hiệu của một khuynh hướng thân Mỹ trong bộ Chính trị và đồng thời những tuyên bố này dùng để lôi kéo lòng dân và đảng viên trở về phía Thủ Tướng sau một loạt những thành công của Chủ Tịch Nước TTSang từ khi thăm Ấn Độ, Mã lai, Singapore, Apec, Mỹ, Hàn quốc và hành động từ chối tiếp Đới Bình Quốc của CTN TTS.
Khuynh hướng thân Mỹ này luôn bị chống đối bởi CA Hà Nội trong sự việc “quậy” tới bến Thái Hà để có cớ cho Mỹ can thiệp và lúc đó bên thân TQ sẽ la toáng lên rằng “không tin được thằng Mỹ, chúng nó làm bạn chứ khi chúng ta thu xếp nội bộ (bằng cách đàn áp Thái Hà) thì thằng Mỹ can thiệp.
Người Mỹ quá khôn ngoan nên họ không mắc bẫy, không lên tiếng vụ Thái Hà.
Còn một lý do mà TT Dũng tuyên bố về luật Biểu tình là để làm quà cho cuộc đàm phán nhân quyền giữa Mỹ và Vn đang diễn ra tại HN.
Ngoại Trưởng Mỹ Clinton nói rất rõ rằng VN muốn nâng cấp ngoại giao thì VN phải chứng tỏ rằng VN đang có tiến triển trong vấn đề Nhân quyền. Để làm điều này, thả tù nhân Lương tâm là một chuyện làm rất mất mặt cho CSVN. Điều kế tiếp làm Mỹ vui là tuyên bố nơi công cộng (QH), trước toàn dân và thế giới là VN sẽ tuân thủ quyền lập hội và biểu tình theo yêu cầu của Mỹ.
Thủ Tướng đang gặp muôn vàn khó khăn để có đủ uy tín chính trị mà vận hành đất nước sau những “thành tựu ngược” hay “bất thành tựu” về mặt trận kinh tế, một mặt trận mà đây là lần đầu tiên trong 6 năm làm Thủ Tướng, ông đã không khua môi, múa mõ như những năm trước, nào là :” lạm phát trong tầm kiểm soát, phát triển cao và bền vững, tỷ giá ổn định , FDI và FII tăng đều v.v…”
The power is fast slipping away from his grips, tức là quyền lực đang từ từ thoát khỏi bàn tay sắt của Thủ Tướng,
Melbourne
27.11.2011
Châu Xuân Nguyễn
27.11.2011
Châu Xuân Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét