Pages

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

MỸ ĐẶT TÀU TRƯỚC 2 NGẢ “TA-BẠN-THÙ” CHÂU Á – TÀU ĐỨNG ĐÂU ? “TA” THÌ SAO ?

Tổng Hợp Tin Tức ngày 9-11-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Không biết từ bao giờ, sự cấu kết Mỹ/Tàu thành “đối tác chiến lược” – bước đầu tạo điều kiện thúc đẩy cho ‘tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của VGCS vỡ ra làm đôi – được người ta gọi là “Chimerica” – Hôn Nhân Mỹ/Tàu – và được đánh giá là “hôn nhân vì tính toán lợi hại” – marriage by convenience. Nếu đánh giá này là đúng, thì khi “tính toán khác đi”, tất nhiên “hôn nhân” ấy “có vấn đề”.
Cuối thập kỷ 1980, cả “hai nửa” đế quốc cộng sản đều đi đến cuối đường tiêu vong. Liên Xô thuận theo “quy luật khách quan thời đại”, nhận chân rằng “chủ nghĩa và chế độ cộng sản không thể sửa chữa”; phải dẹp bỏ. Liên Xô sụp đổ. Nhiều Xô-viết tách ra thành những quốc gia độc lập, được thế giới hoan nghênh, giúp đỡ tận tình. Một số ít còn lại, cùng với Xô-viết Nga, lập thành Liên Bang Nga ngày nay, từng bước “dân chủ hóa”, nhưng đảng cộng sản còn được cho sống sót ngoài chính quyền, lập ra một thể chế “tự do dân chủ giả cầy”, lâu lâu lên cơn “co giựt”, trở lại phong cách côn đồ, được thế giới đặt tên cho là “chế độ du côn” – gangsterism. Phần khác, đảng cộng sản Tàu dùng bạo lực đàn áp sinh viên đòi Tự Do Dân Chủ. Vụ “thảm sát Thiên An Môn”, cho đến nay và mãi mãi, là vết nhơ lịch sử cộng sản Tảu, không gì bôi xóa hay lấp liếm được. Mỹ “mắt nhắm mắt mở” làm ngơ cho Tàu sống sót đến bây giờ, cũng vì “tính toán lợi hại” trong “hôn nhân Chimerica”. Công thức hợp tác trong “hôn nhân” này, được Mỹ hiểu là “zero-sum”, và được Tàu (cũng như VGCS “theo đuôi” sau này) diễn dịch thành khẩu hiệu “đôi bên cùng có lợi”. Cho đến khi mưu đồ “lấy mỡ tư bản rán nó” của Tàu bại lộ (sau 30 năm “hương lửa”), nhất là sau cơn Đại Khủng Hoảng 2008, khi Tàu cho rằng “tư bản đang giẫy chết” và rục rịch “tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa”, mà Mỹ “thức tỉnh trước khi quá muộn”, không đợi hoàn toàn hồi phục, phải tức khắc “đối phó” với Tàu, thì tất nhiên, mọi sự được “tính toán” lại.

Đầu năm 2009, ngay sau khi đắc cử, Tổng Thống Obama của Mỹ tính ngay đến việc sang Tàu “đặt vấn đề trách nhiệm” trong quan hệ hai nước. Sự tiếp đón lạnh nhạt, kèm theo thái độ thiếu nhã nhặn của chóp bu Tàu, khiến ông Obama tỏ ra quyết tâm hơn trong kế sách “từ đối tác chuyển sang đối đầu” với Tàu. Kế sách ấy lần lượt triển khai suốt mấy năm qua, cho thấy nước Mỹ quả thật đã “thức tỉnh” theo cảnh báo của các lò nghiên cứu chiến lược (từ tả sang hữu) “trước khi quá muộn” (Peter Navarro, “Death By China”). Từng bước, Mỹ dùng “cường lực trí khôn” – smart power –, mọi mặt đẩy lùi ảnh hưởng Tàu trên khắp thế giới, từ Trung Á sang Trung Đông, châu Phi, đến cả châu Mỹ La-tinh. Cũng từng bước, Mỹ “khui” đến đâu cũng phát giác ra “bàn tay lông lá” Tàu, bấy lâu “ném đá giấu tay” đánh lén Mỹ.
Cách Mạng Hoa Nhài Trung Đông và Bắc Phi đánh vào những nước “Cộng Hòa Nhân Dân Xã Hội Chủ Nghĩa” cùng “phe” với Tàu, khiến mọi người không khỏi nhìn về Tàu, đặt câu hỏi “What’s Next ? China ?” (Gordon Chang, Samuel A.Bleicher, John Quiggin, etc …) – “Tiếp Theo Là Nước Nào ? Tàu ?”. Dù muốn hay không, Tàu ắt phải thấy “nhột”, trong tâm trạng bất giác “tay sờ lên gáy”. Chiến dịch “thông tin Cách Mạng Hoa Nhài trên mạng” (toàn cầu cũng như trong nội địa Tàu) ào ạt, khiến Tàu từ “nhột” biến thành “sảng”. Những đợt “đối phó quá mức cần thiết” của Tàu suốt thời gian qua càng làm cho hình ảnh nước Tàu xấu xí hơn, từ trong ra ngoài nước. Vòng vây Mỹ dần dà siết chặt. Kinh tế Tàu chủ yếu sống nhờ dùng lao công rẻ “chế xuất hàng hóa xuất khẩu” bán phá giá “cạnh tranh bất chính”, nay bị thế giới tẩy chay hàng, đặt vấn đề tỷ giá hối đoái, quyền sở hữu trí tuệ (bị Tàu ăn cắp), ô nhiễm môi sinh, thông tin mạng bị bưng bít, bị gài gián điệp phá hoại… khiến Tàu phải vừa lùi vừa chối quanh, đồng thời ‘đối phó sảng”, trở thành “công địch” của cả nước ngoài lẫn dân bị trị trong nước. Đình công bãi thị, dân oan biểu tình chống “giải phóng mặt bằng” xảy ra khắp nơi, hàng ngày, chưa kể những vụ chống tham nhũng, chống đàn áp bất công, và người Tây Tạng, người Uighur biểu tình, tự thiêu đòi tự trị, đòi đối xử bình đẳng với người Hán, v.v… Nguy cơ bạo loạn trong nước khiến xui cộng sản Tàu giở lại thủ đoạn tổ truyền : “phất cao ngọn cờ dân tộc’, dùng “ngoáo ộp thù địch nước ngoài” đánh động tâm thức “Đại Hán Bành Trướng”, tìm cách “đẩy mũi nhọn” ra bên ngoài, hô hào dân Tàu, vì “tự ái dân tộc”, hãy gác bỏ mọi tị hiềm, “đoàn kết chống ngoại địch”. Thế là có chuyện tàu Impeccable của Mỹ bị khiêu khích, quần đảo Senkaku của Nhật bị Tàu đặt vấn đề chủ quyền, rồi “tập trận với Bắc Triều Tiên” ở Hồng Hải, “diễu võ giương oai” ở Hoàng Sa, Trường Sa, v.v… Biển Đông Nổi Sóng khi Tàu khăng khăng đòi “chủ quyền không thể tranh cãi” theo bản đồ hình “lưỡi bò” (hay hình chữ U chín đoạn) mà Tàu công bố từ năm 1958, được thủ tướng việt gian Phạm Văn Đồng gửi công hàm nguyện “triệt để tôn trọng”. Từ đó, tình hình ngày thêm căng thẳng do Tàu gây ra, giúp Mỹ có cơ hội công bố quyết định “trở lại Á Châu để “cân bằng ảnh hưởng” với Tàu”, trong khuôn khổ “ưu tiên sách lược Mỹ” thế kỷ 21. Lại nói rõ thêm : “thế kỷ 21 tiếp tục là thế kỷ Mỹ trội yếu” – không thể là thế kỷ của nước Tàu – trong đó châu Á có vai trò trọng tâm. Vì “nắm bắt sai” tình hình, Tàu đã trái lời dặn dò “nín thở qua sông” của Đặng Tiểu Bình,“tiến lên” quá vội vì tưởng đâu “tư bản giẫy chết” năm 2008, bây giờ muốn “nín thở trở lại” cũng không còn kịp nữa.
Mỹ mượn cầu ASEAN để trở lại Châu Á qua Đông Nam Á. Cây cầu này đã bị Tàu mua chuộc hết 1/3, vô hiệu hóa 1/3 nữa, chỉ còn 1/3 dè dặt theo Mỹ. Mỹ đã bố trí xong một tập hợp khác (không có mặt Tàu) : Trans-Pacific-Partnership – Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương – nhưng còn dành cho Tàu cơ hội chót tỏ thiện chí “có tinh thần trách nhiệm” qua tổ chức (có mặt Tàu) là Hợp Tác kinh Tế Á Châu – Asia Pacific Economic Cooperation (APEC), dự trù họp thượng đỉnh ở Hawaii trong tuần này. Theo Yuriko Koike, cựu Tổng Trưởng Quốc Phòng và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Nhật Bản, thì “Rất dễ thấy,Tàu là nguồn gốc của phần lớn những rối loạn ở Châu Á. Có hai giải pháp chánh cần được sắp xếp – một thuộc về triết lý, hai thuộc về cơ cấu – bằng cách cải thiện những khó khăn do sự trỗi dậy được thả lỏng của Tàu gây ra. Chỉ khi nào giải quyết xong vấn đề cơ cấu, Châu Á mới mong vượt thắng vấn đề triết lý”. Triết lý Tàu là gì ?
Yuriko Koike viết tiếp : “… Vấn đề triết lý liên quan đến nước Tàu là sự lo ngại về quan niệm mới tái sinh của nó, tự xem mình là Trung Quốc, một quốc gia trung tâm, thượng đẳng về chủ quyền. Dài theo lịch sử, Tàu luôn luôn xem những xứ lân bang như những chư hầu của họ – một ý thức cố hữu, được thấy rõ qua những tiếp cận, đàm phán với Việt Nam và Phi Luật Tân về Biển Nam Hải”. (www.project-syndicate.org).
Yuriko Koike kết luận : “… Sự chọn lựa cho Châu Á đã rõ ràng : hoặc họ chọn cơ cấu hoà bình đa phương, hoặc họ buộc lòng phải đứng trong một hệ thống liên minh chiến lược quân sự. Ở Hawaii, ông Obama và các lãnh tụ Châu Á khác – đặc biệt là Tàu – họp nhau, phải khởi sự chọn lựa một trong hai tương lai cho Châu Á”.
Nói khác đi, theo Yuriko Koike, tùy theo thái độ của Tàu ở Hawaii tuần này, hàng ngũ “ta-bạn-thù” Châu Á sẽ phải minh bạch. Tàu khó có thể còn “ù ơ, ví dầu…” như các “đối thoại” trước đây ở ASEAN. Tàu có thể sẽ đẩy đưa, kiểu “gác tranh chấp, cùng khai thác”, hoặc dễ làm trước, khó làm sau” … Và Mỹ sẽ lại : “làm đi, đừng nói nữa”. Với thế giá đối ngoại đang lên sau khi tiêu diệt 2 trùm khủng bố khét tiếng Bin Laden và Gaddafi, tuy nội lực còn bị hạn chế vì kinh tế chưa phục hồi và đang bước vào mùa tranh cử, Mỹ tỏ ra sẵn sàng với mọi ứng phó phía Tàu, cho dù Tàu chọn “tương lai” nào cho Châu Á. Chọn “hợp tác đa phương”, Tàu sẽ phải “làm đi, đừng nói nữa”, và lui về “đối phó” với “lò thuốc súng” trong nước, có thể “nổ từ trong ra” – implosion – bất cứ lúc nào. Ngược lại, khăng khăng “song phương”, Tàu sẽ tự cô lập gần như hoàn toàn, vì Miến Điện đã dứt khoát chặt cầu, Bắc Triểu Tiên đang “bỏ cẳng ra” bốn phía : Nga, Mỹ, Nhật, và Nam Hàn; “trơ thổ địa” còn có VGCS “lủng là lủng lẳng” tụng kinh “láng giềng bốn tốt”, nhưng rất ư “ngọng nghịu” nếu phải “nhai lại” bài bản “thế giới chia làm hai phe”, mà không biết “đứng vào” phe nào, vì “phe ta” (dù tên là ‘dân chủ tiến bộ”, là “xã hội chủ nghĩa”, hay là “chủ nghĩa xã hội với đặc thù Trung Quốc”), nhìn đi nhìn lại “chỉ còn một mống” ở Châu Á.
Dường như biết trước là sắp “bị ngọng”, nên cách đây mấy tuần,“tổng bí ti Trọng Lú” đã gom được 39 tên “Gờ Sờ Tờ Sờ” thành một Hội Đồng Lú Lẫn, mong nhờ nó mà “nắm bắt” tình hình trước mặt “vô cùng khẩn trương”, đẻ ra “đột phá lý luận” để “tạo tiền đề cho phát triển”. Phát triển cái gì mà phải “tạo tiền đề” ? Tiền đề gì mà phải “đột phá” mới “tạo” ra được ? Phải chăng “chủ nghĩa Mác-Lênin tái chế dụng – recycled” lại đã tỏ ra “vô dụng” ? Hoặc giả, “chủ nghĩa xã hội với đặc thù Trung Quốc” đem “tái chế” – recycled – theo khuôn “chủ nghĩa Hán Tộc Bành Trướng”, đã trở thành “gông cùm xiềng xích”, khiến “tổng bí tỉ” Trọng phải hô hào “đột phá”, khi trật tự “ta-bạn-thù” Châu Á và thế giới xoay tít, biết đâu mà “nắm bắt”.
Ngày 10-5-2011, trả lời phỏng vấn của Jeffrey Goldberg, báo The Atlantic, Ngoại Trưởng Mỹ, Hillary Clinton nói rất trái với “ngôn ngữ ngoại giao”, về những “trò hề” bọn “cộng sản sống sót” ở Châu Á đang giở ra : “… Họ (ý nói Tàu, nhưng không loại trừ VGCS) đang lo. Họ muốn chận đứng lịch sử, làm chuyện lang bang điên khùng. Họ không làm được điều đó, nhưng họ sẽ cố níu kéo, lâu chừng nào hay chừng ấy”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét