Pages

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

Mỹ gồng mình lên chống lại Trung Quốc

http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800Michael Richardson
Thời báo Canberra
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
Các quốc gia châu Á – Úc đang ở giữa những trận chiến kinh tế dành độc tôn của hai gã khổng lồ.
Hoa Kỳ đã đề ra rõ ràng kế hoạch định hướng an ninh và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Câu hỏi quan trọng mà các nước trong khu vực phải quyết định là mức độ tham gia dài hạn của Hoa Kỳ thế nào là phù hợp với lợi ích riêng của họ.
Trước khi bay tới Bali, Indonesia để hội đàm với các nhà lãnh đạo châu Á, Tổng thống Mỹ Barack Obama tóm tắt cách tiếp cận của mình với Quốc hội Úc.

Mỹ có hai mục tiêu lớn. Đầu tiên là để tìm kiếm sự an ninh bền vững bằng cách kết hợp Mỹ, đồng minh và bạn bè chặt chẽ với nhau hơn. Mục tiêu không nói ra là tăng đối trọng với Trung Quốc và bằng các chính sách mở rộng của mình, ngăn chận việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực, hoặc thách thức quyền tự do hàng hải và không phận trong vùng biển quốc tế. Trong khi đó, Tổng thống Obama cho biết Mỹ sẽ tiếp tục nỗ lực xây dựng một mối quan hệ hợp tác tốt với Trung Quốc.
Mục tiêu thứ hai của chính sách mới về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ là đề xuất chính sách ”chia sẻ thịnh vượng” qua việc mở rộng thương mại và thỏa thuận tự do hóa kinh tế xuyên qua Thái Bình Dương : Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Vấn đề chính là cả hai chính sách của Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của Úc, không được Trung Quốc, một sức mạnh quân sự nhanh chóng hiện đại hóa với nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ, chấp nhận. Để tối đa hóa ảnh hưởng riêng của mình, Bắc Kinh muốn thúc đẩy hội nhập kinh tế Đông Á bằng cách mở rộng thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và các nền kinh tế có thể khác trong khu vực.
.
Ernest Bower, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho rằng tiến bộ gần đây về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu làm cho khối kinh tế Đông Á do Trung Quốc dẫn đầu ít hấp dẫn. “Phần còn lại của châu Á muốn thương mại với Trung Quốc và nhận đầu tư và các khoản vay chi phí thấp cho phát triển cơ sở hạ tầng, nhưng … không muốn bị thống trị bởi Trung Quốc, “ông viết. “Phần lớn châu Á bác bỏ ý tưởng quản trị của Trung Quốc ngay cả trong không gian thương mại và kinh tế – một hiện tượng đã được củng cố trong một năm rưởi qua qua đó Trung Quốc đã tìm cách kềm chế các nước láng giềng châu Á đòi hỏi chủ quyền trong vùng biển Nam Trung Quốc bằng cách thúc đẩy sự thống trị kinh tế mới, “ông Bower nói thêm. Hoa Kỳ đang đề nghị một cách khác để thay thế chính sách của Trung Quốc và tương lai kinh tế khu vực Châu Á. Tuy nhiên, hiện chưa đủ cơ sở để cho rằng các nước trong khu vực sẽ nắm lấy hoặc kế hoạch an ninh của Hoa Kỳ hoặc tham gia kế hoạch kinh tế để làm cho họ giàu mạnh trong tương lai dài. Obama hứa là những cắt giảm chi tiêu quốc phòng của Mỹ sẽ không hại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
.
Nhưng nghi ngờ vẫn còn trong khu vực rằng Hoa Kỳ có đủ sức mạnh kinh tế và sự gắn kết chính trị để theo đuổi ý định của mình. Sự thất bại của Quốc hội Mỹ về chuyện đồng ý làm thế nào để cắt giảm chi tiêu khổng lồ của Mỹ nhấn mạnh điều này. Trong khi đó, Trung Quốc đang khai thác sự yếu kém này. Sau khi Obama công bố hồi tuần trước là có lên đến 2500 Mỹ Thủy quân lục chiến sẽ được triển khai tại một căn cứ Úc ở Darwin trên ngưỡng cửa phía nam của Indonesia, Trung Quốc buộc tội ông làm leo thang căng thẳng quân sự trong khu vực. Một số nước Đông Nam Á, bao gồm cả Indonesia và Malaysia, bày tỏ lo ngại rằng sự hiện diện của hải quân có thể châm ngòi cho sự mất lòng tin và làm suy yếu an ninh khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam giải thích rằng các nước ASEAN không muốn “bị kẹt giữa các lợi ích cạnh tranh” của các cường quốc lớn.
Mặc dù vậy, các quan chức Mỹ cho biết sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đã kết thúc tại Bali tuần trước rằng gần như tất cả 18 nhà lãnh đạo tỏ ra quan tâm hơn về an ninh hàng hải trong vùng tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), mặc dù Trung Quốc phản đối.
.
Trên mặt trận kinh tế, quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương đang được đàm phán giữa Mỹ và tám nước ở Thái Bình Dương: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Một thỏa thuận phác thảo đã được công bố hồi đầu tháng này và các đối tác cho biết họ sẽ cố gắng để hoàn tất các cuộc đàm phán phức tạp trong năm 2012. Vào khoảng thời này, đề nghị nhận được lợi thế khi Nhật Bản tuyên bố sẽ bắt đầu tham vấn với các nước để tham gia các cuộc đàm phán. Hai nền kinh tế khác đáng kể, Canada và Mexico, sẽ làm như vậy.
Với sự gia nhập của ba nước này, hàng hóa xuất khẩu của các nước xuyên Thái Bình Dương sẽ tăng đến 24%, từ 15%, giúp thu hút thâm các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tham gia. Tuy nhiên, sự tham gia của ba nước này sẽ có thể làm phức tạp hơn và trì hoãn việc kết thúc đàm phán.
Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương về kinh tế, thương mại và quản lý sẽ toàn diện hơn so với kế hoạch hội nhập khu vực thúc đẩy bởi Trung Quốc, và điều khoản gia nhập của TQ kho khăn hơn. Vì vậy, TQ có sức hút kém hơn đối với các nước cần bảo vệ nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế nhạy cảm của họ.
Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo vào ngày 17 rằng “sử dụng một cơ chế hợp tác mới để thay thế cái đang có sẽ gây tổn hại nghiêm trọng Đông Á và nền kinh tế toàn cầu.”
Cho rằng sự hợp tác này được thiết kế để loại trừ và bao gồm Trung Quốc, tờ Global Times của Nhân dân Nhật báo, nói rằng nếu Hoa Kỳ muốn có một thành viên lớn hơn cho quan hệ đối tác sẽ cần phải giảm bớt quy tắc tham gia. Nếu không, tờ báo nói thêm, bất kỳ hợp tác nào của châu Á với sự vắng mặt của Bắc Kinh sẽ không có nhiều sức thuyết phục.” Mỹ sẽ phải khó khăn hơn để thuyết phục các đối tác thương mại châu Á là lợi ích kinh tế của họ là tốt hơn bởi một thoả thuận do Mỹ dẫn đầu chứ không phải là Trung Quốc dẫn đầu khu vực Đông Á. Nếu Hoa Kỳ vẫn còn nhúng vào trong khu vực châu Á, đây là một trận chiến phải thắng.
(Michael Richardson là một chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét