Pages

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Ngải Vị Vị và blogger Điếu Cầy

AFP
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị (Li Weiwei) đang vẫy tay
 chào các phóng viên báo chí tụ tập trước
nhà ông
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-11-08
Trước sự việc hàng chục ngàn người Trung Quốc ào ạt góp tiền trả thuế cho nghệ sĩ Ngải Vị Vị khiến người ta liên tưởng tới trường hợp của Blogger Điếu Cầy.

Hai sự kiện song song này nói lên điều gì nhất quán của hai nhà nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc? Mặc Lâm có bài viết sau đây
Trong vài ngày qua Trung Quốc đang đứng trước dư luận của chính nhân dân họ khi hàng chục ngàn người trực tiếp lên tiếng thay cho người nghệ sĩ tài năng Ngải Vị Vị (Li Weiwei) bị nhà nước tuyên bố phải nộp số tiền thuế lợi tức do công ty của ông làm việc có tham gia bán các loại tranh nghệ thuật nhưng không đóng thuế. Số tiền thuế này lên tới 15 triệu nhân dân tệ, tương đương với 1,7 triệu euro.

Hậu quả từ việc phê phán

Hậu quả mà ông bị gán cho tội trốn thuế là do chính quyền cảm thấy cần phải cô lập vì sự nổi tiếng của ông đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh.
Ngải Vị Vị liên tiếp tố giác những hành vi tham nhũng của nhiều quan chức nhà nước, đặc biệt trong vụ động đất của tỉnh Tứ Xuyên năm 2008 khiến hàng trăm trường phổ thông bị chôn vùi do chất lượng xây dựng kém vì tham nhũng. Những tố giác khác của ông về hệ thống chính trị đã làm chính quyền thực sự giận dữ và kết quả là vào ngày 3 tháng 4 năm 2011, ông bị bắt giam trong 81 ngày với một tội danh mơ hồ là âm mưu lật đổ nhà nước.
Ngải Vị Vị liên tiếp tố giác những hành vi tham nhũng của nhiều quan chức nhà nước, đặc biệt trong vụ động đất của tỉnh Tứ Xuyên năm 2008 khiến hàng trăm trường phổ thông bị chôn vùi do chất lượng xây dựng kém vì tham nhũng. Những tố giác khác của ông về hệ thống chính trị đã làm chính quyền thực sự giận dữ và kết quả là vào ngày 3 tháng 4 năm 2011, ông bị bắt giam
Blogger Điếu cày
Blogger Điếu cày. Source RFA file
Trong thời gian ông bị giam, giới trí thức trẻ hoa kiều khắp thế giới đã tỏ thái độ rõ rệt quan điểm của họ về việc bắt giam người trái phép này. Đối với hàng triệu công dân Trung Quốc thì Ngải Vị Vị là thần tượng của họ vì tài năng xuất chúng của ông. Là người cộng tác phần mỹ thuật cho công trình sân vận động Tổ chim phục vụ thế vận hội năm 2088 rồi được ArtReview bình chọn là người nghệ sĩ xuất sắc nhất. Tác phẩm nghệ thuật của ông được trưng bày trên nhiều bảo tàng nghệ thuật thế giới đặc biệt tại Đức, cái nôi của nhiều phong trào hội họa tây phương.
Trong khi ông bị giam giữ thì khắp nơi từ Hong Kong, Đài Loan, Anh, Đức, Pháp, cho đến Hoa Kỳ...người bản xứ và Hoa kiều yêu dân chủ tổ chức nhiều hoạt động đòi trả tự do cho ông. Cuối cùng không chịu nổi áp lực, Bắc kinh đã thả ông ra với điều kiện ông không được nói bất cứ điều gì gây bất lợi cho chế độ. Ông bị quản thúc tại gia và không được đi ra khỏi nước.

Đòn thuế của Trung Quốc...

Vậy mà Ngải Vị Vị vẫn không được yên thân. Với số tiền mà chính quyền cáo buộc thiếu thuế có thể dẫn ông vào tù một lần nữa lên tới bảy năm nếu không nộp đúng thời hạn. Bắc kinh tin rằng Ngải Vị Vị không thể có số tiền này để đổi lấy tự do cho ông, thế nhưng một lần nữa chính quyền đã đánh giá sai công dân mạng người Trung Quốc.
Chưa đầy một tuần lễ hàng chục ngàn người đã tự ý quyên góp số tiền gửi về cho ông lên đến hơn 200 ngàn euro. Với mức độ này người ta tin chỉ trong vài tuần lễ thì Ngải Vị Vị sẽ được cứu mặc dù không ai có thể tiên đoán được sau đó Bắc kinh có buông tha cho ông hay không.
Trên trang blog của Ngải Vị Vị, cư dân mạng đã phản hồi rằng số tiền phạt Ngải Vị Vị cũng như là tiền phạt đối với họ. Đa số viết rằng họ không muốn là chủ nợ của một nghệ sĩ được họ tôn trọng không những về tài năng mà còn có đủ dũng khí trước quyền lực độc tài của Bắc Kinh.
Trên trang blog của Ngải Vị Vị, cư dân mạng đã phản hồi rằng số tiền phạt Ngải Vị Vị cũng như là tiền phạt đối với họ. Đa số viết rằng họ không muốn là chủ nợ của một nghệ sĩ được họ tôn trọng không những về tài năng mà còn có đủ dũng khí trước quyền lực độc tài của Bắc Kinh.Câu chuyện Ngải Vị Vị khiến người ta liên tưởng đến trường hợp của nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cầy, một bộ đội phục viên từng
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị trả lời các phóng viên báo chí tụ tập trước nhà. AFP
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị trả lời các phóng viên báo chí tụ tập trước nhà. AFP
xuống đường biểu tình chống Trung Quốc xâm lược hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.Điếu Cầy cũng bị bắt, bị kết đủ thứ tội nhưng do không có bằng chứng nào cụ thể nên cuối cùng thì tội trốn thuế được mang ra áp dụng.

...và đòn thù của Việt Nam

Khác hơn Ngải Vị Vị, sau khi mãn hạn tù 30 tháng Điếu Cầy tiếp tục bị giam giữ trong một nơi bí mật mà không ai được phép thăm viếng kể cả vợ con ông. Sự bí mật này gây nghi ngờ rằng ông đã bị thủ tiêu và người ta cũng nghi ngờ luôn cả hệ thống pháp luật đang bị một nhóm nào đó khống chế phải làm theo chỉ thị của họ. Vợ của ông, bà Dương Thị Tân cho biết nỗ lực tuyệt vọng của bà khi hỏi tin tức của chồng:
- Những cái tin bên ngoài thì nhiều nhiều lắm, người thì nói không biết mất tay hay là chết. Người thì nói là không đúng, nói chung những thôngtin ngoài lề ấy là nhận xét của nhiều người tôi không bàn. Cái việc tôi quan tâm là sự trả lời của nhà chức trách.
Đến giờ phút này họ chưa đưa ra bất kỳ một thông báo nào chính thức để cho gia đình tôi biết về sự việc này. Họ không bình luận gì và khi tôi hỏi tời vần đề này. Cứ mỗi nửa tháng một lần dù là có đơn hay không tôi đều chất vấn họ về việc này hết. Tôi yêu cầu những người trực tiếp dân của ngày hôm ấy phải trả lời cho tôi biết về vấn đề an nguy của ông Hải thì hầu như người nào cũng chỉ nói là không có không đúng như thế, tôi bảo đàm với chị việc này. Nhưng khi tôi hỏi lại họ là anh hay chị bảo đàm với tư cách cá nhân hay với tư cách người đại diện cho cơ quan an ninh điều tra thì hoàn toàn họ né tránh họ không dám khẳng định điều gì.
Khác hơn Ngải Vị Vị, sau khi mãn hạn tù 30 tháng Điếu Cầy tiếp tục bị giam giữ trong một nơi bí mật mà không ai được phép thăm viếng kể cả vợ con ông. Sự bí mật này gây nghi ngờ rằng ông đã bị thủ tiêu và người ta cũng nghi ngờ luôn cả hệ thống pháp luật đang bị một nhóm nào đó khống chế phải làm theo chỉ thị của họ.
Blogger Huỳnh Công Thuận, một người bạn của Điếu Cầy cho biết sự khác nhau giữa Ngải Vị Vị và Điếu Cầy như sau:
-Vấn đề người Trung Quốc người ta ủng hộ ông Ngải Vị Vị bởi vì tên tuổi của ổng quá lớn, mọi người trong
Năm 2008 "Điếu cầy" người thứ 2 từ phải, đã đứng lên phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam.
Năm 2008 "Điếu cầy" người thứ 2 từ phải, đã đứng lên phản đối Trung Quốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam. RFA files
nước và cả thế giới đều biết còn Điếu Cày của Việt Nam mình thì số người biết ít lắm. Phải nói cho đúng là người nào có vô mạng Internet mới biết tới mà trong phân nửa cái số đó là phe lề phải và hai phe lề trái, lề phải đã chống đối với nhau rồi. Những người nào dám nói lên những việc oan ức của Điếu Cầy thì người ta đã dũng cảm lắm rồi

Người hiểu luật lên tiếng

Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UBMTTQ thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhận xét của ông về việc bắt giam người không xét xử này như sau:
-Tôi phản đối bất cứ những ai mà bị bắt quá luật định. Bị bắt không được xử một cách công khai minh bạch. Tôi thấy chính bản thân nhà nước lại vi phạm luật pháp thì điều đó không thể chấp nhận được.
Trường hợp anh Điếu Cầy hay bất cứ ai cũng vậy thôi. Bất cừ công dân Việt Nam nào bị như vậy thì bản thân tôi tôi cũng chống lại. Tôi đề nghị chính quyền phải hết sức minh bạch và công khai trong việc bắt bớ giam giữ công dân. Nều họ có tội thật sự thì phải công khai minh bạch, tội đó là tội gì? Bằng chứng ra sao còn nếu không thì phải thả họ ngay theo quy định luật pháp.
Blogger Việt Nam không đủ tiền để nộp cho nhà nước như blogger Trung Quốc. Hơn nữa Điếu Cầy đã trả đủ số nợ mà nhà nước bắt ông phải trả, thế nhưng blogger Việt có thừa can đảm để làm những việc mà có thể người Trung Quốc không dám làm đó là ký kiến nghị gửi cho ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đòi xem xét tình trạng của người blogger nổi tiếng này.

Trung quốc góp tiền, Việt Nam góp can đảm

Thư kiến nghị do blogger Mẹ Nấm chủ xướng mang đầy đủ chữ ký, tên tuổi, địa chỉ của hàng trăm người trong nước cho thấy nỗi sợ hãi không phải là bất di bất dịch không thể xoay chuyển.
Blogger Huỳnh Công Thuận người đích thân gửi kiến nghị này cho biết anh đã xác định mình sẽ bị rắc rối nhưng vẫn gửi lá thư đi vì những lý do sau:
-Tôi nói thật với anh trước khi ký tôi có nói trước rằng chắc chắn tôi tõi gặp phiền phức. Đúng ra tôi không phải là người đứng tên gửi mà Mẹ Nấm là người khởi xướng vụ này. Mẹ Nấm hỏi ý kiến của tôi thì tôi nói tôi ủng hộ việc này tôi đã đưa đề nghị từ lâu rồi không những cho Điếu Cầy mà còn Ba Sài Gòn, Tạ Phong Tần nữa. Mẹ Nấm sợ là tôi không dám ký tên nhưng không những tôi ký tên mà tôi còn gửi đi nữa.
Có hai lý do mà tôi phải gửi là thứ nhất tôi là người thân cận với Điếu Cầy trong cái việc đấu tranh này. Nếu tôi không làm thì những người khác người ta sẽ không dám làm. Cái thứ hai tôi phải gửi đi nhanh vì lý do trước khi đơn này đưa lên mạng thì biết đâu khi chưa gửi đi thì người ta đã bắt hết rồi còn đâu nữa mà gửi? Tôi nghĩ nếu mà không gửi đi sớm thì những người đó đã bị mời làm khó dễ rồi thì ai nữa mà gửi? Ai dám gửi ai dám ký?
Nghệ sĩ Ngải Vị Vị tuyên bố với báo chí khi ông bị quy chụp tội trốn thuế rằng chính quyền Bắc kinh có thể bắt giam bất kỳ ai có quan điểm chính trị khác biệt và sau đó sử dụng biện pháp thuế má để làm cho người đó trở thành tội phạm và quan trọng nhất là làm cho người đó kiệt quệ.
Tuyên bố này phản ánh đúng tình trạng đang xảy ra tại Việt Nam cho chính Blogger Điếu Cầy. Có điều đáng buồn là Điếu Cầy không được lên tiếng như Ngải Vị Vị để nói lên những kinh nghiệm mà anh phải trả giá cho hành động chống Trung Quốc của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét