Pages

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Ấn Độ gia tăng trêu chọc Trung Quốc

Neeta Lal
Lê Quốc TuấnX-CafeVN chuyển ngữ

Quân đội được mở rộng, tên lửa hành trình chỉa ra biện giới, phản lực cơ chiến đấu sẵn sàng nhận lệnh nhập cuộc. Lệnh chi của bộ quốc phòng Ấn độ cho một kế hoạch 13 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội – một cuộc bành trướng quân đội tham vọng nhất của đất nước – đang gây sóng gợn trong giới ngoại giao toàn cầu.
Được mô tả như một mức gia tăng triển khai lón nhất của Ấn độ dọc theo biên giới Trung Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh Trung-Ấn vào năm 1962, kế hoạch này bao gồm việc tuyển mộ thêm 90.000 quân nhân vào quân lực Ấn trong vòng năm năm tới. Gói kinh phí mở rộng này, vừa trở nên chắc chắn đi vào thực hiện tuần trước, cũng sẽ đưa đến việc tăng thêm những sư đoàn mới dọc theo biên giới Ấn-Trung.

Đồng thời, Bộ Quốc phòng đang trong tiến trình khó khan cuối của việc lựa chọn giữa hai nhà thầu châu Âu để cung cấp 126 phản lực cơ chiến đấu được cho là có trị giá hơn 20 tỷ USD. Giá những chiếc máy bay đã tăng gần gấp đôi so với ước tính 11 tỷ USD ban đầu. Những công ty vào vòng lựa cuối cùng là Dassault của Pháp và tập đoàn Eurofighter Typhoon.
Gần đây, chính phủ cũng đã phát lệnh bố trí các tên lửa hành trình siêu âm BrahMos tại Arunachal Pradesh, hành động được coi là một thay đổi đáng kể trong chiến lược quân sự của Ấn Độ đối đầu với Trung Quốc từ phòng thủ sang tấn công.
Theo các báo cáo, việc đại tu mở rộng sẽ bao gồm việc nâng cấp hoả lực và khả năng hậu cần của quân đội, đầu tư vào các bãi đáp, không phận mới cho trực thăng và lộ kết nối chặng cuối. Các khái niệm mới về chuyển hóa quân đội cũng sẽ được khẩn cấp đưa vào các ngành cùng với việc tăng cường đáng kể khả năng hoạt động của quân đội trong các đơn vị nhỏ hơn và cung cấp hậu cần trong một phong cách thống nhất.
Theo các nhà phân tích, quy mô đáng kinh ngạc của việc mở rộng quân sự là đáng ngạc nhiên tại thời điểm này khi tính đến việc chính phủ Liên minh Tiến bộ Hợp nhất bị vây hãm đã bị dồn vào chân tường vì rất nhiều khó khăn khác. Họ đang phải đối mặt với lo lắng về nạn lạm phát của công chúng, cuộc nổi loạn từ các đội quân viễn chinh chống tham nhũng, các tranh cãi trong nội bộ đảng phái kết hợp cùng mối đe dọa rút lui từ các đồng minh UPA của họ.
Các cuộc bầu cử dần xuất hiện trong tỉnh bang Uttar Pradesh lớn nhất miền bắc Ấn Độ, nơi chính phủ sẽ phải đọ sức với nhân vật được cho là lãnh tụ quý tộc (Dalit leader) Mayawati, đang mang đến cho UPA các lo lắng hơn nữa.
Dù với tinh hình trong nước như thế, các chiến lược gia vẫn cảm thấy rằng việc bành trước mở rộng quân sự của New Delhi phải được xem xét trong bối cảnh lớn hơn của cuộc thi thi thố quyền lực trong khu vực.
“Đó là một phần cắt nhỏ của địa chính trị đang nhanh chóng phát triển”, một viên chức quốc phòng cấp cao đã nói với tờ Asia Sentinel. Sân khấu chính trị đang diễn ra ở châu Á với Ấn Độ và Trung Quốc cùng có tham vọng lãnh đạo, đã lôi kéo cả hai nước này vào một trò chơi phải vượt hẳn lên trên. Và sức mạnh quân sự là một phần của hình ảnh này.
Điều kích thích thêm sự tò mò cho tình hình là nỗi khó chịu ngày càng tăng của các nước – trong đó có Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan – với Trung Quốc vốn khẳng định một “chủ quyền không thể tranh cãi” của mình trong vùng Biển Đông và xung quanh.
Harsh V. Pant viết trên Yale Global Online rằng đây thực sự là một thời điểm bất ổn rất lớn đến cảnh quan chiến lược châu Á và Ấn Độ đang nỗ lực làm cho bản thân mình trở nên thích đáng với các nước trong khu vực. “Với đà gia tăng về chính trị và kinh tế của mình, Bắc Kinh đã bắt đầu bức chế các vùng biên giới về những hành vi có thể chấp nhận được từ các nước láng giềng của mình, từ đó đã vạch trần các chi phí của một chính trị quyền lực vĩ đại”.
Pant viết, sức mạnh đối đầu với các nước láng giềng ngày càng tăng của Bắc Kinh “hiện đang có kết quả trong một nỗ lực cân bằng khu vực”. Do đó, vai trò của Ấn Độ trong khu vực trở nên rất quan trọng để bù đắp những vận động tích cực của Trung Quốc trong và xung quanh khu vực châu Á.
Với động lực thay đổi này, hầu hết các nước châu Á đều tha thiết rằng Ấn Độ – nền dân chủ lớn nhất thế giới – sẽ hoạt động như một đối trọng trong khu vực chống lại sức gia tăng ấn tượng của Bắc Kinh và duy trì ổn định trong khu vực.
Nhiều người trong số các quốc gia này cũng đã thực hiện lời đề nghị trực tiếp đến Ấn Độ. Tháng trước, New Delhi đã liên tiếp hội kiến nhanh chóng với hai nhà lãnh đạo – Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Miến Điện Thein Sein. Cả hai nước đều đang chia sẻ một số ác cảm nhất định về Trung Quốc.
Cả Tokyo nữa, cũng đồng thuận với một sự tăng cường đáng kể trong các cam kết quốc phòng song phương với New Delhi. Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony, người ở Nhật Bản tuần trước, đã thúc đẩy các cuộc tập trận hải không đầu tiên giữa Nhật Bản và Ấn Độ vào năm tới. Ấn Độ và Nhật Bản cũng đã bày tỏ sự cần thiết về vấn đề tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế và các tuyến đường biển của thông tin liên lạc.
Điều này đang được xem như là một tín hiệu đến Trung Quốc để ngưng việc gây ảnh hưởng quá mức trong vùng Biển Đông, mà họ từng coi là một thứ biển hồ riêng của mình. Nói cách khác, cuộc bủa vây của Bắc Kinh sẽ không thể không bị thách thức.
Điều thú là, tình bạn thân thiết giữa Ấn và Nhật Bản đang được tác động bởi sự ngầm đồng ý từ một Washington cảnh giá với Bắc Kinh. Trong chuyến viếng thăm Ấn Độ vào tháng Bảy này, tổng trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đã mạnh mẽ ủng hộ một sáng kiến chính sách tích cực hơn từ Ấn Độ vì tầm vóc và các chính sách của nước này ở châu Á và phía Đông.
Clinton nói rằng đã đến lúc để Ấn Độ vận dụng sức mạnh kinh tế và chính trị đang phát triển của mình hơn ra xa hơn bên ngoài biên giới của mình và giúp “định hình tương lai” của khu vực Châu Á và xa hơn nữa. Điều này được hiểu như là một mệnh lệnh chiến lược của Mỹ để Ấn Độ kiểm soát Trung Quốc.
Mối mong muốn của Washington để Ấn Độ đóng một vai trò mạnh mẽ hơn ở phía Đông ăn nhịp khít khao với sức đẩy riêng về chính sách ngoại giao của của Thủ tướng Manmohan Singh về khu vực phía Đông và Đông Nam Á trong những năm tới. Sáng kiến “Nhìn về hướng Đông” của New Delhi – khởi xướng hai thập kỷ trước đây – được xem như là một cách tiếp cận làm mới cho chính sách đối ngoại trước đó từng bị kềm hãm bởi nỗi ám ảnh với Pakistan của họ.
Mặt khác, cho đến nay New Delhi đã từng xem nhẹ những va chạm ở các biên giới của mình với Trung Quốc, từng cẩn trọng để không đối kháng với Bắc Kinh. Nhưng hiện nay có vẻ như Ấn Độ muốn củng cố ngoại giao, tham dự kinh tế và quân sự của mình với khu vực Đông Á, nơi mối ác cảm với Trung Quốc đang xảy ra.
Ấn Độ cũng đang e ngại về sự hiện diện hiện mù mờ của Trung Quốc trong vùng Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Bên cạnh Gwadar ở Pakistan, Trung Quốc đang xây dựng cảng Hambantota ở Sri Lanka và ở Chittagong ở Bangladesh. Cả ở tại Myanmar, Trung Quốc cũng đã nâng cấp một số cảng. New Delhi lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng các cổng cảng cho các mục đích quân sự hoặc chiến lược của mình.
Trong quá khứ, các quan chức quân sự Ấn Độ đã từng bày tỏ băn khoăn về sự phát triển cơ sở hạ tầng và công cuộc hiện đại hóa quân sự yếu kém của bộ Quốc phòng. Một đề nghị quân sự với cấp Bộ để hình thành một quân đoàn Tấn công trên núi cao cho các vùng biên giới từng đang phải chờ giải quyết trong khi việc phát triển cơ sở hạ tầng như đường bộ và đường sắt liên lạc cũng tụt hậu so với tiến độ. Tuy nhiên, với kế hoạch hiện đại hóa mới, hy vọng mọi thứ sẽ được thực hiện.
Anmol Kabra một nhà phân tích an ninh có trụ sở tại New Delhi cho biết: “Với cách thay đổi lối giải quyết mang tính quyết đoán của mình trong khu vực, Ấn Độ đang chứng minh khả năng tác động của mình đến kiến trúc an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. “Ấn Độ có thể không phải là một thành phần tham dự quan trọng trong khu vực, Kabra nói thêm, nhưng Ấn độ ngày càng làm cho tiếng nói của mình có ảnh hưởng trong việc định hình một nền trật tự châu Á đang nổi lên.
Nguồn: Asia Sentinel

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét