BẮC KINH -- Zhu Feng, Phó Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược tại Đại Học Bắc Kinh, cảnh báo rằng nếu Trung Quốc cứ tiếp tục tạo bất ổn với các nước láng giềng mà lâu nay sống trong tiêu chí láng giềng tốt, thì ngày càng bị các láng giềng cự tuyệt và cô lập.
Chính sách láng giềng tốt của Trung Quốc đang bị áp lực một cách bất ngờ; thực sựthì nó đã mất điểm kể từ thời điểm chấm dứt Chiến Tranh Lạnh. Hết nước này tới nước khác, Trung Quốc gần đây đã gia tăng va chạm với các nước láng giềng.
Từnhững tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và Phi Luật Tân trong vùng Biển Đông tới các căng thẳng với Miến Điện và Thái Lan, những mối quan hệ đã bị ồn ào, nếu không thường xuyên giữ được tình bè bạn, hiện đã trở nên chua chát.
Quyếtđịnh của Miến Điện đình chỉ việc xây đập Myitsone có hậu thuẫn của Trung Quốc là Bắc Kinh bị sốc. Giống như việc giết chết 13 ngư dân Trung Quốc trên Sông Mekong vào tháng 10 nhắc nhở Trung Quốc rằng vùng đất biên giới phía nam bình yên của TQ, trải qua 20, hiện nay là vùng đất láng giềng thù địch nhất.
Kết quả là 2 vấn nạn nổi lên: Tại sao các láng giềng của Trung Quốc chọn lựa việc làm ngơ các quyền lợi của họ? và tại sao, dù TQ đang lớn mạnh, quyền lực của nó có vẻ ngày càng không thể bảo vệ an toàn cho mạng sống của người dân TQ và các quyền lợi thương mại của nó ở ngoại quốc?
Sựkiện đập Myitsone và sông Mekong nêu bật mối liên hệ với các láng giền phương nam. Chính sách láng giềng tốt của TQ, đang đảo lộn, đã lèo lái ngoại giao khu vực của TQ vào vùng nước hoang sơ.
Thực sự, láng giềng của Trung Quốc sẽ không dựa vào tình hữu nghị đối với các quyền lợi của TQ ngoại trừ và cho tới khi Trung Quốc bắt đầu cung cấp hàng hóa công cộng-- không chỉ thương mại, mà còn là sự cam kết toàn diện của chính quyền tuân thủluật pháp, tôn trọng nhân quyền, và sự phát triển kinh tế khu vực. Ngược lại, những vụ đoạn tuyệt như tại Myitsone và dọc theo sông Mekong sẽ còn xảy ra, đẩy Trung Quốc vào thế cô lập và hoang mang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét