Pages

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Sẽ xử vụ Vinashin ‘trong thời gian tới’

Ông Phạm Thanh Bình trong một lần trả lời
 báo chí trước khi bị bắt tại Việt Nam
Nhà chức trách Việt Nam ra cáo trạng đối với chín bị can trong vụ Vinashin nhưng chưa đưa ra ngày xử.
Truyền thông trong nước đưa tin hôm 17/11, viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố chín bị can trong vụ án được mô tả là “cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, còn gọi là Vinashin.

Cáo trạng được đưa ra sau đúng hai tháng kể từ khi Công an Việt Nam Bấm đề nghị truy tố lãnh đạo tập đoàn.
Kết luận của cuộc điều tra lúc đó, cũng như kết luận của Thanh tra chính phủ hồi giữa năm nay và năm ngoái đều khẳng định điều họ gọi là Vinashin “đã làm trái chỉ đạo của Thủ tướng”.

Báo Thanh Niên đưa tin trong số chín bị can, ông Phạm Thanh Bình, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin, được xác định có vai trò đầu vụ với nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Báo này mô tả ông Bình có liên quan trực tiếp đến ba trong số năm dự án gây thiệt hại 910 tỷ đồng (43 triệu đôla) trong đó có việc mua tàu Hoa Sen được mô tả là “trái với chỉ đạo của Thủ tướng”.
‘Xử lý hành chính’
Hai bị can khác tại Vinashin từng nắm các chức tổng giám đốc và trưởng ban kiểm soát Vinashin.
Các bị can còn lại thuộc những công ty con trong đó có hai cựu phó tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, là một trong 22 công ty (bao gồm cả Vinashin) bị công ty nước ngoài khởi kiện tới tòa tại London đầu tháng này.
Giới quan sát cho rằng đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đôla Vinashin đi vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu.
Mặc dù tài sản của Vinashin nằm tại Việt Nam, đơn kiện được gửi tới tòa tại Anh vì khoản cho vay được khống chế theo luật Anh.
Truyền thông Việt Nam cho hay đối với các sai phạm khác của Vinashin có liên quan đến việc cho Công ty CP công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và Công ty CP đầu tư Cửu Long vay vốn từ nguồn vốn Bấm trái phiếu chính phủ, Bộ Công an đang tiếp tục điều tra trong một vụ án khác.
Được biết trong vụ án Vinashin còn có hai bị can đã bỏ trốn và đang bị truy nã quốc tế.
Cáo trạng cũng cho biết có 20 người liên quan bị “xử lý hành chính”.
Truyền thông Việt Nam đưa tin các bị can sẽ được đưa ra xét xử tại Tòa Án Nhân Dân Hải Phòng nhưng không nói rõ ngày xử mà chỉ mô tả là “trong thời gian tới”.
Nợ khó đòi
Vinashin đầu tư vào nhiều lĩnh vực không thuộc ngành kinh doanh chính là đóng tàu.
Bấm Kết luận Tranh tra Chính phủ hồi tháng Sáu năm nay ghi nhận nợ phải trả của Vinashin là 96.700 tỷ VND (4.6 tỷ đôla), cao hơn mức 85.000 tỷ VND (4 tỷ đôla) đưa ra trước đây và cảnh báo tập đoàn sẽ phải trả thêm hàng trăm triệu đôla tiền phạt hủy hợp đồng.
Vinashin được chính phủ cho vay 750 triệu đôla, là toàn bộ khoản tiền huy động được từ lần phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên.
Chính phủ cũng đã viết thư ủng hộ Vinashin đi vay 600 triệu đôla từ 15 ngân hàng và 2 quỹ đầu tư nước ngoai.
Trong số này có Standard Chartered PLC, Credit Suisse AG, Depfa Bank PLC và quỹ đầu tư dạng hedge fund là Elliott Advisers Ltd.
Tất cả các hãng đánh giá tín nhiệm như Investors Service của Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings đều đã hạ điểm xếp hạng tín dụng của Việt Nam trong những tháng gần đây, đa phần do các vấn đề tại Vinashin.
Trong khi chính phủ Việt Nam cho tới nay bày tỏ việc không trả nợ thay cho Vinashin (khoản vay 600 triệu đôla từ các chủ nợ nước ngoài) thì trên thực tế số tiền 750 triệu đôla thuộc nghĩa vụ nợ công mà chính phủ dù muốn hay không cũng phải trả.
Báo chí tại Việt Nam cho hay hồi tháng Chín năm ngoái, Văn phòng Chính phủ quyết định cho Vinashin khoản tiền 300 triệu USD để trả nợ.
Tiến sỹ Bấm Lê Đăng Doanh được trích dẫn nói “lại thấy thêm 300 triệu USD nữa cho Vinashin….Liệu đó sẽ là khoản nợ cuối cùng, hay lâu lâu lại xuất hiện thêm một khoản nữa”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét