Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
13.11.2011
Đối với Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, một nước Ả Rập Saudi dường như đang nằm dưới đáy đại dương về phía nam của họ. Những căng thẳng hiện đang dâng cao trong khu vực có nghĩa là những khai thác qui mô có thể phải trượt dài hơn vào tương lai.
Biển Nam Hải có thể chứa đến 213 tỉ thùng dầu, hoặc 80 phần trăm trữ lượng dầu của Ả Rập Saudi, căn cứ theo một nghiên cứu của Trung Quốc được trích dẫn vào năm 2008 bởi Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ. Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này đã tuyên bố “chủ quyền lãnh thổ không thể chối cãi” trên hầu hết vùng biển, bao gồm những khu vực gần Việt Nam mà tập đoàn Exxon Mobil và công ty Gazprom OAO của Nga đang thăm dò.
Những tranh chấp đã làm căng thẳng quan hệ giữa Trung Quốc và những nước láng giềng và những căng thẳng này càng tăng cao vào năm nay khi Việt Nam nói rằng những chiếc tàu thăm dò của họ bị các tàu Trung Quốc quấy rối. Những va chạm này đe doạ mối an ninh hàng hải trên những tuyến vận tải nhộn nhịp nhất thế giới và có thể sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Châu Á – Thái Bình Dương dài hai ngày tại Honolulu do Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chủ trì.
“Trung Quốc là con voi trong phòng ở thời điểm hiện tại, vì thế dù muốn hay không, bạn không thể tảng lờ nó,” Lin Boqiang, giám đốc của cơ quan độc lập Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Kinh tế tại Đại học Hạ Môn tại Phúc Kiến nói. “Các quốc gia trên vành đai của biển Nam Hải đang chịu áp lực trong việc tìm kiếm một con đường thiết thực để đối phó với sự hiện diện của nó – chứ không làm nổi giận hoặc thách thức nó.”
Vùng biển này nằm ở phía nam của Trung Quốc và vùng cực tây của Thái Bình Dương, và trong khi nó là biên giới của một số quốc gia, Trung Quốc lại thừa nhận chủ quyền cả một khu vực rộng lớn. Việc này phần lớn dựa trên một bản đồ xưa được xuất bản trước khi nước Cộng hoà Nhân dân ra đời vào năm 1949. Có hàng trăm hòn đảo trong khu vực này với rất nhiều đảo đang bị tranh chấp.
Va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam
Các lực lượng quân sự Trung Quốc và Việt Nam đã đụng độ trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Khu vực này được Trung Quốc vạch ra bằng “đường lưỡi bò” để đánh dấu khu vực đòi hỏi chủ quyền của mình, kéo dài hằng trăm dặm về phía nam của đảo Hải Nam cho đến vùng biển xích đạo gần bờ biển của Borneo, và phủ trùm những khu vực được Brunei, Malaysia và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Philippines sẽ đưa ra một đề xuất mới để giải quyết những tranh chấp trên biển Nam Hải tại một hội nghị ASEAN vào tuần tới, Bộ trưởng Ngoại giao Albert del Rosario nó vào ngày 26 tháng Mười. Tổng thống Benigno Aquino cũng sẽ gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tại Manila trong tháng này và sẽ thảo luận vấn đề an ninh hàng hải với Obama tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Bali vào ngày 18 tháng Mười một, del Rosario nói hôm 9 tháng Mười một.
Hoa Kỳ đã chọc giận Trung Quốc vào năm 2010 khi Clinton, phát biểut ại một hội nghị khu vực tại Hà Nội, đã gọi việc giải quyết những tranh chấp chủ quyền trong vùng biển này là “ưu tiên ngoại giao hàng đầu.” Việc này đã dẫn đến một phản pháo từ Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, ông nói rằng quốc tế hoá sự kiện này với sự can thiệp của Hoa Kỳ “chỉ làm vấn đề thêm tồi tệ và càng khó giải quyết.”
Liên minh an ninh
“Có những thách tức trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đòi hỏi sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, từ việc bảo đảm quyền tự do đi lại trong vùng biển Nam Hải cho đến việc đối đầu với những khiêu khích của Bắc Hàn và tăng cường những hoạt động nhằm khuyến khích sự tăng trưởng kinh tế một cách quân bình và bao gồm,” Clinton đã nói tại Honolulu.
Hoa Kỳ đã có một liên minh an ninh lâu dài với các quốc gia bao gồm Úc, Nhật, Nam Hàn và Philippines mà nó có ý định sẽ tăng cường và đối diện với một hoạt động quân bình trong khi tìm cách dấn sâu quan hệ trong khu vực. Những nước như Philippines và Việt Nam vừa hấp dẫn trong việc mua bán với Trung Quốc, đồng thời cũng quan tâm đến việc mà họ cho là sự hiếu chiến của Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng thế, xem Trung Quốc vừa là đối tác vừa là đối thủ.
Obama đang chủ toạ hội nghị thường niên Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương gồm 21 quốc gia tại Honolulu từ 12-13 tháng Mười một trước khi đến thăm Úc và tham dự Hội nghị Đông Á vào ngày 18-19 tháng Mười một.
Những công ty khác thác dầu nước ngoài
Việt Nam và Philippines phản đối bản đồ của Trung Quốc như là nền tảng của việc hợp tác phát triển tài nguyên dầu hoả và khí đốt, và đã thúc đẩy những dự án thăm dò dầu hoả và khí đốt trong những lô vốn biển cũng nằm trong vùng được Trung Quốc thừa nhận chủ quyền. Vào tháng Ba, những chiếc tàu Trung Quốc đã đuổi một chiếc tàu Philippines khỏi khu vực. Vào tháng Năm những chiếc tàu Trung Quốc cũng đã cắt đứt dây cáp của một tàu thăm dò đang làm việc cho Việt Nam, đây là sự kiện thứ hai trong vòng một tháng.
“Khi chúng ta thấy những hành động mạnh mẽ — gần như là hung hãn — dưới hình thức này hay hình thức khác của những chiếc tàu Trung Quốc, nguyên nhân chung là việc kiên quyết không cho phép những quốc gia khác đơn phương tiến hành việc thăm dò và khai thác dầu hoả và khí đốt nếu Trung Quốc không được tham dự,” Euan Graham, thành viên cao cấp thuộcHọc viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore nói.
Talisman Energy Inc., một đối tác của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam thuộc chính phủ sở hữu, dự định bắt đầu quá trình khoan vào năm tới tại một lô biển mà Trung Quốc cũng đã giao khoán cho một công ty khác của Hoa Kỳ và được bảo vệ bằng pháo hạm. Những lô biển 133 và 134 của Talisman, cách Việt Nam khoảng 300 ki lô mét, mà Trung Quốc đặt tên là WAB-21 và giao khoán khu vực này cho Tập đoàn Crestone Energy vào năm 1992. Crestone hiện đang được sở hữu bởi công ty Harvest Natural Resources Inc. có trụ sở tại Houston.
Khám phá của Exxon
Exxon, công ty có giá trị nhất thế giới, đã khám phá dầu và khí đốt tại một khu vực gần Việt Nam, tờ Wall Street Journal cho biết vào ngày 25 tháng Mười. Các công ty bao gồm Petroliam Nasional Bhd. của Malaysia, Gazprom của Nga, Total SA từ Paris và Premier Oil Plc từ London cũng đã tìm thấy dầu trên biển Nam Hải, bản tường thuật cho biết.
Trung Quốc đã cảnh báo các công ty nước ngoài không được thăm dò trong khu vực sau khám phá của Exxon, Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói vào hôm 31 tháng Mười.
Tập đoàn nhà nước Oil & Natural Gas của Ấn và Petro Việt Nam đã ký kết một hợp đồng ba năm vào ngày 12 tháng Mười nhằm tăng cường việc đầu tư của hai nước vào lĩnh vực thăm dò và khai thác. Trong cùng ngày, D.K. Sarraf, giám đốc quản trị của đon vị ONGC Videsh Ltd., nói rằng công ty có thể tham gia vào một cuộc đấu giá của chín lô biển ngoài khơi đang được Việt Nam rao bán với hạn chó vào ngày 26 tháng Giêng.
“Trung Quốc cần tố cáo việc thoả thuận này là bất hợp pháp,” một bài xã luận đăng bởi tờ Nhân dân Nhật báo của chính quyền nói ngày 14 tháng Mười. “Một khi Ấn Độ và Việt Nam khởi sự việc thăm dò, Trung Quốc có thể gửi những lực lượng phi quân sự vào để quấy rối hoạt động của họ, và tạo ra một tranh chấp hoặc va chạm nhằm ngăn chặn việc thăm dò của hai quốc gia.”
Ả Rập Saudi
Dự đoán về trữ lượng dầu của Trung Quốc được trích dẫn bởi cơ quan năng lượng Hoa Kỳ tương đương với trữ lượng đã được chứng minh 264,5 tỉ thùng của Ả Rập Saudi vào thời điểm cuối năm ngoái, dữ liệu từ Nhận định Thống kê Năng lượng Thế giới của BP cho thấy.
Khu vực này có thể chứa đến 2 nghìn triệu triệu feet khối khí đốt. Hơn năm lần trữ lương 350,8 nghìn tỉ feet khối khí đốt ở Bắc Mỹ, theo BP.
Những con số của Trung Quốc vẫn rất nhỏ bé so với nhận định từ cơ quan Thăm dò Địa lý Hoa Kỳ về toàn bộ khu vự Đông nam Á, trong đó cho thấy một trữ lượng chưa khám phá to lớn dự tính đến 21,6 tỉ thùng dầu và 299 nghìn tỉ feet khối khí đốt, bao gồm những túi quặng ngoài khơi.
“Chắc chắn có những mỏ dầu và khí đốt trên biển Nam Hải, nhưng không có một con số chắc chắn về trữ lượng cho đến khi việc khai thác thật sự diễn ra,” Hooman Peimani, Trưởng nghiên cứu viên tại Học viện Năng Lượng thuộc Đại học Quốc gia Singapore nói. “Điều này rất quan trọng trong việc Trung Quốc tìm cách bảo đảm họ sẽ có một khoản lớn tài sản càng nhiều càng tốt trong khu vực này.”
Sức tiêu thụ của Trung Quốc
Năm ngoái Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ như là kẻ tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới, sử dụng 2,4 tỉ tấn nhiên liệu tương đương dầu. Sức tiêu thụ tăng 11,2 phần trăm, nhanh nhất trong những nền kinh tế lớn trên thế giới, theo BP.
Các công ty Trung Quốc đã thông báo khoảng 53 tỉ Mỹ kim đấu thầu vào những tài sản dầu hoả và khí đốt từ nước ngoài kể từ đầu năm ngoái để bắt kịp nhu cầu năng lượng của quốc gia đông dân nhất trên thế giới.
Đối với Việt Nam và Philippines, thu nhập và an ninh năng lượng từ những mỏ dầu hoả sẽ giúp phát triển sức tăng trưởng kinh tế. Đối với Việt Nam, việc làm chậm trễ thoả thuận cuối cùng về những tranh chấp chủ quyền cho thấy có lợi cho họ nhiều hơn trong thời gian dài.
“Thời gian càng làm cho Trung Quốc mạnh thêm, cả về kinh tế lẫn quân sự, và càng tăng cường cơ hội chiếm lấy phần chia lớn hơn của chiếc bánh,” Lin nói. “Chúng ta đều biết khi con voi di chuyển, nó làm cả căn phòng rung động.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét