Pages

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

TQ Mua Ốc Bươu Vàng Giá Cao, Cơ Nguy Vựa Lúa VN Sẽ Bị Phá

TQ Mua Ốc Bươu Vàng Giá Cao, Cơ Nguy Vựa Lúa VN Sẽ Bị Phá; Đại học Cần Thơ báo nguy: Nông dân ào ạt tìm ốc bươu vàng cho TQ

SAIGON -- Trung Quốc lại tung ra độc chiêu “ốc bươu vàng,” và viễn ảnh nhiều sư đoàn ốc bươu vàng sẽ tràn ngập, phá hoại đồng lúa Việt Nam trong mùa lúa năm tới là có thể thấy dễ dàng.
Tình hình này đưa ra ngay vào lúc Việt Nam dự toán sẽ qua mặt Thái Lan để trở thành quốc gia xuất khẩu gạp nhiều nhất thế giới vào năm tới.
Báo Dân Việt trong bản tin ngày 2/11/2011 đã nêu ngờ vực ngay trong nhan đề bản tin: “Đằng sau việc Trung Quốc bỗng mua ốc bươu vàng tại ĐBSCL.”
Đặc biệt, thương laí TQ không tìm mua ốc bươu vàng ở các tỉnh Miền Trung, mà chỉ vào tìm ở Miền Tây: thấy rõ, chiến trườøng ốc bươu vàng sắp tới cũng sẽ là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi được mệnh danh là vựa lúa của VN.

Báo Dân Việt kể rằng, như đã phản ánh, thời gian gần đây, thương lái về các vùng nông thôn ĐBSCL mua ốc bươu vàng (OBV) để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều người lo ngại sẽ xảy ra tình trạng nuôi OBV để bán.
Bản tin nói rõ quan ngại:
“Trước đây, việc thương lái mua các loại nông sản khác như: Râu bắp non, móng trâu, mèo, gỗ sưa… để xuất sang Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho nông dân.
Ồ ạt đi bắt ốc bươu vàng
Lão nông Võ Văn Sáu ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Hơn 1 tháng nay, thương lái chạy ghe dọc theo kênh Nàng Mau 2 mua OBV với giá từ 12.000 - 14.000 đồng/kg (ốc đã luộc và nhể lấy phần thịt). Những nông dân nghèo bơi xuồng đi vớt ốc vào buổi sáng bán cũng có thêm thu nhập từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Nghe thương lái nói là mua loại ốc này để đem xuất khẩu”.
Theo ông Sáu, từ thứ gần như bỏ đi, nay OBV giá nâng lên quá cao nên nông dân bắt bán cho thương lái rất nhiều. Thông thường 10kg OBV còn vỏ sau khi luộc lấy thịt sẽ cho ra 2kg. Vì vậy, ốc trên nhiều cánh đồng rộng lớn đều được người dân bắt hết trong thời gian ngắn.”
Bản tin báo Dân Việt nói rằng, vì thương lái TQ nâng giá cao, nên nhiều hộ nông dân tập trung chuyên tìm ốc bươu vàng. Bản tin viết:
“...Những ngày này, ở các xã Tân Phú, Long Phú (huyện Long Mỹ), nhiều gia đình chỉ chuyên bắt OBV bán cho thương lái. Những nông dân không có việc làm thì được nhận vào các cơ sở thu mua để luộc, phân loại ốc thành phẩm... Trong đó, cơ sở của ông Nguyễn Ngọc Ấm (xã Long Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang), mỗi ngày thu mua khoảng 8 tấn OBV, tạo việc làm cho hơn 50 lao động ở địa phương.
Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch UBND xã Long Phú cho biết: Việc bắt OBV được chính quyền địa phương khuyến khích vì sẽ tạo thu nhập cho nông dân trong lúc nông nhàn và góp phần tận diệt loài động vật ngoại lai phá hoại lúa.
Cần thận trọng…
Từng có lúc, phía Trung Quốc sang mua một số loại nông sản như: Gỗ sưa, râu ngô non, rễ hồi, móng trâu, cây kim cương… Lần nào, tác hại để lại cũng nặng nề. Như dịch chuột bùng phát dữ dội vào khoảng năm 1997, cũng vì trước đó người dân rầm rộ bắt mèo bán sang Trung Quốc. Bây giờ đến lượt OBV, khiến không ít người lo âu về hậu quả có thể xảy ra.
Ông Ngũ Văn Cần ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), cho biết: “Tôi làm 1ha lúa thì mỗi năm phải tốn hơn 600.000 tiền thuốc để diệt OBV. Bây giờ nghe nói OBV được xuất khẩu thì tôi và nhiều nông dân rất bất ngờ”.
Sau đợt này, hầu hết các cánh đồng ở Hậu Giang đều được nông dân tận diệt OBV để bán cho thương lái, trước mắt sẽ góp phần giảm chi phí cho nông dân trong vụ đông xuân.”
Báo Dân Việt nêu câu hỏi, “Nhưng Trung Quốc mua OBV làm gì?”
Giảỉ thích từ các chủ vựa thu mua ốc bươu vàng nói, “...sau khi mua về, các cơ sở sơ chế lại để vận chuyển sang công ty đặt hàng bên Kiên Giang. Từ đó, ruột ốc được xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan…”
Báo Dân Việt cũng nhắc một kinh nghiệm đạu đớn, rằng ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1985. Thiệt hại ghi nhận đầu tiên vào năm 1994 tại Kiên Giang và TP. Sài Gòn.
Báo này ghi thêm:
“Đến nay, OBV đã lan tràn và gây hại nặng trên các vùng trồng lúa cả nước và cơ quan chức năng đã cấm nuôi OBV.
PGS Nguyễn Bảo Vệ - cán bộ Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Trường Đại học Cần Thơ), khẳng định: “Ở ĐBSCL, dịch OBV vẫn rất dữ tợn và nông dân tốn rất nhiều tiền để tiêu diệt”.
OBV có tuổi thọ từ 2-3 năm và sinh sản cũng như phá lúa rất dữ. Khi sinh sản, mỗi con lại có thể đẻ từ 120- 500 trứng và tỷ lệ nở khoảng 70%. Thời gian tái phát dục lại ngắn, chỉ khoảng 3 ngày…”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét