Pages

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

VN Mở Hội Thảo Biển Đông: Cơ Nguy Đại Chiến Toàn Diện

Đài Loan có thể diễn kịch, bàn giao đảo Ba Bình ở Trường Sa cho TQ
HANOI (VB) -- Biển Đông cơ nguy bùng nổ chiến tranh toàn diện. Đó là lời cảnh báo củaĐặng Đình Quý, Viện Trưởng Học viện Ngoại giao Việt nam, trong buổi khởi đầu hội thảo quốc tế về an ninh Biển Đông tại Hà Nội, hôm Thứ Sáu 4/11/2011.
Bản tin VOA ghi rằng, ông Quý cảnh báo rằng những căng thẳng vẫn còn tồn tại trên Biển Đông có nguy cơ sẽ trở thành những cuộc xung đột toàn diện nếu các bên liên quan không kiềm chế và tôn trọng những qui tắc cơ bản của luật quốc tế.
Cuộc hội thảo mang tên “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” là một trong số khoảng 15 cuộc hội thảo về vấn đề Biển Đông được tổ chức trong năm nay trong bối cảnh căng thẳng trong vùng biển này đã tăng cao sau khi Philippines và Việt Nam khiếu nại về việc tàu Trung Quốc nhiều lần quấy nhiễu các ngư dân của hai nước này tại vùng lãnh hải mà họ tuyên bố chủ quyền.

VOA cũng nhắc một bản tin Tân Hoa Xã hồi tháng trước, Trung Quốc và Việt Nam đã cam kết sẽ giải quyết tranh chấp thông qua “các cuộc tham vấn hữu nghị”.
Trong khi, cũng trong tháng 10, Việt Nam cũng đã ủng hộ một đề xuất của Manila về một khu vực hòa bình trong vùng biển này.
Tổng thống Philippine Benigno Aquino đã và đang tìm cách khuyến khích các nước láng giềng Đông Nam Á thành lập một mặt trận thống nhất để phản đối lại tuyên bố vềchủ quyền của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Bản tin RFI ghi rằng đây là Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ ba, được tổ chức trong hai ngày 04 và 05/11/2011 tại thủ đô Việt Nam.
RFI ghi nhận tình hình Bắc Kinh đã đẩy mạnh chủ trương đe dọa các tập đoàn dầu khi quốc tế đã cộng tác từ lâu với Việt Nam hay Philippines trong các dự án thăm dò khai thác dầu khí ngoài Biển Đông. Danh sách các đối tượng bị Trung Quốc gây áp lực càng lúc càng dài, từ Forum Energy Plc, một công ty có trụ sở tại Anh Quốc hợp tác với Philippines, cho đến ONGC Videsh của Ấn Độ làm ăn với Việt Nam, và gần đây nhất là Exxon Mobil của Mỹ.
Trong hội thảo, ông Đặng Đình Quý đã kêu gọi các nước liên can tuân thủ luật lệ quốc tế, đã gợi lại vấn đề Trung Quốc bị xem là coi thường luật pháp quốc tế trong hồsơ Biển Đông.
Đây là lần thứ ba mà Việt Nam đứng ra tổ chức một hội nghị khoa học quốc tế về BiểnĐông, tập hợp được hầu như tất cả các chuyên gia nghiên cứu tên tuổi hiện nay trong lãnh vực này, đến từ mọi nơi trên thế giới. Trong khu vực thì có các học giả Đông Nam Á, Trung Quốc, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ngoài châu Á thì có Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Nga…
RFI nói, theo chương trình được thông báo, có ít nhất là năm học giả Trung Quốc hiện diện tại Hà Nội lần này: Giáo sư Tô Hạo và Tiến sĩ Nhậm Viễn Giả từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc, bà Lý Kiến Vỹ, Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc, Tiến sĩ Đằng Kiến Quần, Viện Nghiên cứu Quốc tế, và bà Tiết Quế Phương thuộc Đại học Hải dương, Trung Quốc.
Bản tin BBC đã phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Nhã, đến hội thảo ở tư cách khán giả, cho biết nhiều người tại hội thảo đã chất vấn phía Trung Quốc về đường lưỡi bò.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu lâu năm về Hoàng Sa ở Sài Gòn, nói với BBC rằng ông cảm thấy "thú vị chưa từng có". Ông cho biết ngay cả một học giảTrung Quốc, khi lên phát biểu, còn nói đây là hội thảo "hay nhất".
BBC cũng kể rằng, ông Đặng Đình Quý đã yêu cầu những người có bài phát biểu không trả lời báo chí, và không công bố bài của mình trong lúc này, và “Nguồn tin muốn giấu tên cho BBC biết buổi khai mạc hôm nay có lúc khá căng thẳng khi nhiều người chất vấn quan điểm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc.
Học giả quen thuộc với các lần hội thảo, giáo sư Tô Hạo từ Đại học Ngoại giao Trung Quốc, lặp lại các luận cứ "lịch sử" để bảo vệ quan điểm chính thức của chính phủ Trung Quốc...”
Trong khi đó, bản tin RFA ngày 4-11-2011 nêu ra viễn ảnh Đài Loan sẽ giúp TQ chiếm gọn Biển Đông.
RFA ghi theo tờ Người Đưa Tin từ VN, loan tin Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên, lãnh đạo hải quân Đài Loan khẳng định “Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”.
Đặc biệt, RFA ghi thêm: “Tướng Doãn Thịnh Tiên còn tuyên bố một cách chi tiết hơn khi nói rằng Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết sẽ không giúp đỡquân đội Philippines, vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Hoa Đại lục cũng nên giúp đỡ cho Đài Loan.”
Đặc biệt, RFA ghi lời nhà nghiên cứu nổi tiếng từ VN rằng Đài Loan sẽ bàn giao Trường Sa cho TQ:
“...ông Lê Ngọc Thống, Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, một cây bình bút quân sự có nhiều bài viết giá trị trên trang Viet-Studies cho biết ý kiến của ông như sau:
...Đảo Ba Bình trong thời gian vừa qua Đài Loan đã tăng cường tiềm lực quân sự với tinh thần cân bằng quân sự giữa Đài Loan và Việt Nam, Philippines. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng việc làm này chẳng qua là một vở kịch mà thôi cho nên cái đảo Ba Bình này sớm muộn gì cũng thuộc về Trung Quốc bằng một màn kịch...”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét