Pages

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Biểu tình chống trưng thu đất ở Nam Định

Courtesy nuvuongcongly
Công an, bộ đội cưỡng chế đất của người dân
 thuộc 3 xã: Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái -
huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hồi năm 2010.
Hòa Ái, phóng viên RFA

Sáng hôm nay thứ Tư 21/12/2011, khoảng 200 người dân ở 3 xã Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã tập trung tuần hành yêu cầu trả lại nhà, đất của họ đã bị chính quyền trưng thu cách nay đúng 1 năm.

Biểu tình ôn hòa


Trả lời Đài Á Châu Tự Do về lý do của cuộc biểu tình, ông Trọng Thanh, một người dân địa phương cho biết:

“Dân thì mít-tinh kỷ niệm lại ngày bị đàn áp mất ruộng và bắt 3 anh bị tù giam, còn anh anh tù treo. Ruộng thì trả 1 giá rất rẻ mạc.”

Theo lời các nhân chứng, từ sáng hôm nay khoảng gần 200 người bắt đầu tập trung và diễn hành qua khu công nghiệp Bảo Minh trong trật tự, với các khẩu hiệu như

“Kỷ niệm 1 năm tại đây ngày dân bị cưỡng bức vì không bán ruộng giá rẻ’, “Chính phủ ơi! Công Lý ở đâu? Cứu dân với”, “Trả lại ruộng cho dân”…

Một người dân tham gia diễn hành nói với RFA:
Người dân thì mít-tinh kỷ niệm lại ngày bị đàn áp mất ruộng và bắt giam 3 người, 1 người án tù treo. Ruộng thì trả giá rất rẻ mạc.
Ô. Trọng Thanh

“Chúng tôi tập trung độ khoảng gần 200 người. Phía bên chính quyền có công an tỉnh. Họ cứ tuần tra trên đường và cũng chưa nói gì. Và ở các địa phương cũng chưa thấy động tĩnh gì. Nhưng chúng tôi đang có suy nghĩ là có khả năng họ sẽ lại ra chặn chúng tôi. Nhưng chắc chắn chúng tôi không để cho dẹp vì lý do chúng tôi không để gây rối trật tự cả.”

Cuộc tuần hành diễn ra vào khoảng 8:30’ sáng trên đoàn đường dài hơn 1 cây số:

“Chúng tôi diễu hành trên trục đường quốc lộ 10 với cờ quạt đầy đủ để biểu thị ý chí quyết tâm của toàn dân chúng tôi giữ ruộng đến ngày hôm nay với cách làm không đúng pháp luật của 1 số cán bộ của chính quyền địa phương tỉnh Nam Định. Cả những người dân không có ruộng ở đấy cũng không đồng tình với cách làm như vậy cho nên họ cũng phẫn nộ lắm, cũng ra biểu tình.”
Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau lực lượng bảo vệ của khu công nghiệp đã ra gây sự và xô ngã 1 người trong đoàn mít tinh.

T5-giao-thong-250.jpg
Huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, ảnh chụp trước đây. File photo.
“Có 1, 2 chú công an của huyện Vụ Bản xuống báo cho đội trưởng đội bảo vệ ra đẩy ngã 1 người dân ngã lăn ra. Thế nhưng bây giờ đang sinh sự với chúng tôi. Nhưng chúng tôi bảo chúng tôi chỉ đi diễu hành. Chúng tôi có làm gì đâu, có phá phách gì đâu.”

Mặc dù vậy, đoàn người vẫn tiếp tục tuần hành hơn 1 cây số và kết thúc vào lúc gần 10 giờ sáng.

Công an chất vấn


Trả lời Đái Á Châu Tự Do vào giờ trưa, một người dân địa phương cho biết hiện công an tỉnh đang chất vấn những người trong đoàn:
Họ hỏi sao là tưởng niệm? Chúng tôi bảo là đau đớn, lúc nào cũng ở trong đầu chúng tôi nên chúng tôi bảo là tưởng niệm.
Một người dân

“Họ hỏi ý nghĩa là gì? Chúng tôi bảo đã bị đàn áp hôm nay tròn 1 năm nên chúng tôi tưởng niệm. Họ hỏi sao là tưởng niệm? Chúng tôi bảo là đau đớn, lúc nào cũng ở trong đầu chúng tôi nên chúng tôi bảo là tưởng niệm.”

Tưởng cũng xin được nhắc lại, sự việc xảy ra cách đây đúng 1 năm, khi chính quyền bắt đầu cưỡng chế để lấy đất xây dựng Khu Công Nghiệp Bảo Minh tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Khu Công Nghiệp này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt theo quyết định số 1107, ngày 21/6/2006 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên quá trình đền bù giải tỏa mặt bằng không có sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân.

Trên đoạn đường quốc lộ số 10 cách thành phố Nam Định 13 cây số về phía nam, một cánh đồng bằng phẳng rộng mênh mông thuộc quyền sở hữu của 988 hộ gia đình thuộc 3 xã: Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái. Phía chính quyền và nhà đầu tư cho rằng đã vận dụng cơ chế, chính sách linh hoạt để đem lại quyền lợi ở mức cao nhất cho người dân. Nhưng người dân cho rằng giá đất đền bù rẻ mạt và dẫn đến mâu thuẫn, không có sự đồng thuận.

Đỉnh điểm là vào ngày 21/12/2010 tất cả các cơ quan ban ngành trong tỉnh bao gồm cả lực lượng công an và quân đội tiến hành giải phóng mặt bằng trong sự căm phẫn của người dân. Nguyện vọng cũng như quyền lợi của họ được đáp trả bằng dùi cui và trấn áp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét