Pages

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Các Hãng VN Xin Cứu Gấp 2012:

Có Thể Sẽ Cắt 10 Triệu Thợ
Nhiều quỹ đầu tư quốc tế 'không kiếm được một xu nào' năm nay
HANOI-- Tình hình các doanh nghiệp Việt Nam phức tạp hơn. Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước có lợi tức cao, nhưng vẫn than là thua lỗ, thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa báo nguy và kêu cứu xin chính phủ giúp khoanh nợ để khỏi sập tiệm.
Báo Người Lao Động trong bài viết tựa đề “Lãi to vẫn than lỗ” ngày 19-12-2011 cho biết có 4 đại công ty có lời nhưng vẫn than lỗ.
Bài báo viết:
“Khác với những kêu ca của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, qua kiểm tra, BộTài chính cho biết các doanh nghiệp này đang lãi lớn.
Sáng 19-12 tại Hà Nội, Bộ Tài chính đã họp báo công bố kết quả kiểm tra tại 4 doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu đầu mối là Petrolimex, Saigon Petro, PV Oil, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp.”
Cụthể là Petrolimex lãi 130 tỉ đồng, tức là có lợi tức 6.24 triệu đôla Mỹ.
Kếtiếp, Bộ Tài Chính nói rằng “ Saigon Petro mặc dù báo cáo lỗ 44,6 tỉ đồng nhưng nếu thực hiện chi phí theo chi phí kinh doanh định mức để tính giá cơ sở đã có lãi 48 tỉ đồng.” Nghĩa là, Saigon Petro báo cáo lỗ 2.14 triệu đôla, nhưng thực ra có lợi tức 2.3 triệu đôla.
Tương tự, báo Người Lao Động viết:

“Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp báo cáo lỗ 55,23 tỉ đồng nhưng nếu thực hiện chi phí theo định mức chi phí kinh doanh để tính giá cơ sở thì có lãi 22 tỉ đồng.”
Những con số trên là:
55,23 tỉ đồng VN = 2.65 triệu đôla.
Và 22 tỉ đồng VN = 1.06 triệu đôla.
Trong khi đó, bản tin khác trên báo Người Lao Động nhan đề “Doanh nghiệp lại kêu cứu” cũng hôm Thứ Hai có viễn ảnh nếu chính phủ không cứu nguy kịp các công ty nhỏvà vừa: hàng loạt doanh nghiệp nhỏ sẽ sập tiệm và hơn 10 triệu công nhân sẽ mất việc.
Bản tin này trích như sau:
“Đã có gần 50.000 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động... Trong thực tế, lãi suất chưa giảm nhiều như kỳ vọng
Lãi suất chưa giảm như kỳ vọng, thị trường đầu ra khó khăn với lượng hàng tồn kho của một số ngành hàng tăng đến 100% so với cùng kỳ năm trước đang dồn cộng đồng doanh nghiệp (DN) lâm vào thế bí. Gánh chịu nhiều khó khăn nhất là các DN vừa và nhỏ.
Khẩn thiết xin khoanh nợ
Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam (VinaSME) vừa phải gửi đơn kiến nghị Chính phủ được khoanh nợ cũ, tạo điều kiện vay vốn mới. Ông Lương Ngọc Nhàn, Phó Chủ tịch VinaSME, cho biết chỉ giải pháp này mới tạo cơ hội cho DN có thể dùng lợi nhuận tạo ra từ nguồn vay mới để trả cho các khoản vay cũ.
Tại thời điểm này, đa số DN nhỏ và vừa đang rất cần được vay vốn để thu mua hàng xuất khẩu. “Mặc dù Chính phủ vừa chỉ đạo các ngân hàng (NH) tạo điều kiện cho DN xuất khẩu vay vốn, chúng tôi cũng đã ký kết với NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) về việc hỗ trợ vay nhưng như vậy chưa đủ. Nếu không được hỗ trợ mạnh hơn trong thời điểm khó khăn này, hàng loạt thành viên của hiệp hội sẽ phải đóng cửa và hơn 10 triệu lao động không giữ được việc làm” - ông Lương Ngọc Nhàn lo lắng.”(hết trích)
Điều nguy hiểm, cũng theo bản tin, là các quỹ đầu tư quốc tế đang bỏ chạy, thế là nhiều quỹ không kiếm được một xu vốn nào năm nay.
Bản tin viết: “Theo TS Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương, năm nay, một số quỹ đầu tư có tên tuổi trong nước cũng ra nước ngoài huy động vốn nhưng “không được một xu nào”. Vậy làm thế nào để giải bài toán vốn cho DN trong khi ra ngoài huy động không được, trong nước thì tiếp tục chính sách tiền tệ, tài khóa thắt chặt.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét