Pages

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Chống Đảng và lật đổ Đảng có phạm pháp hay không?

images (1).jpg
Người dân có quyền tự do: Theo Đảng CS hoặc chống lại ĐCS


Lê Nguyên Hồng
 
 
(TTHN)Không biết tác giả LNH có chơi trò giả chết bắt Quạ hay không mà viết bài kiểu ngô nghê như thế này? Đề nghị ông tìm đọc hay học thêm về kiến thức phổ thông thường thức về Luật pháp. Khi mà cái Điều 4 của Hiến pháp to đùng đã khẳng định vai trò độc tôn lãnh đạo Nhà nước và Xã hội của đảng CSVN. Mà ông còn giả vờ phân vân rằng Chống Đảng và lật đổ Đảng có phạm pháp hay không? Hay ông định đẩy những người căm ghét chế độ nhưng thiếu hiểu biết về kiến thức chính trị- pháp luật vào tù cho nhanh? :D:D
*
“… Đảng có thể kết tội tôi phản Đảng. Tội ấy tôi xin nhận. Nhưng đừng suy diễn rằng phản Đảng là phản quốc và kết tội tôi chống lại đất nước. Đó là sự xúc phạm ghê gớm nhất đối với mỗi con người Việt Nam còn giữ trong mình lòng tự hào và sự khắc khoải chờ mong về tương lai dân tộc.”
Trong Bộ luật Hình sự Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), Chương XI về “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” từ Điều 78 đến hết Điều 92 đã quy định khá chặt chẽ về các hành vi xâm phạm độc lập chủ quyền, xâm phạm sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị của Nước CHXHCNVN. Trong Chương XI này không có điều khoản nào quy định các tội chống Đảng (Đảng Cộng Sản). Vậy chống Đảng hay cao hơn nữa là giải thể, lật đổ Đảng có phải là hành vi phạm pháp hay không?

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được hiểu là bao gồm tất cả các tội cố ý trực tiếp nhằm lật đổ hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân (đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để cấu thành tội danh này).
Mở đầu Chương XI là Điều 78 quy định về “tội phản bội tổ quốc”, vậy thế nào là Tổ quốc? Theo nghĩa chung nhất, Tổ quốc (đất nước, giang sơn, sơn hà) nằm trong phạm vi quốc gia, có đường biên giới cụ thể, Tổ quốc thực chất là một quốc gia được hình tượng hóa theo (cách hiểu) văn hóa Trung Hoa. Tổ quốc bao gồm lãnh thổ lãnh hải, con người, tài sản, và tất cả các giá trị phi vật chất khác mà nó mang trong mình. Hình tượng Tổ quốc chỉ có người dân của quốc gia đó sử dụng mà thôi.
Ông Hồ Chí Minh định nghĩa Tổ quốc như sau: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam ta luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại và coi Liên Xô là Tổ quốc của cách mạng, Tổ quốc thứ hai của mình” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 11, trang 166). Nhưng có vẻ đây là một định nghĩa mở rộng, thậm chí là hài hước, vì ông Hồ coi Liên Xô là một (thứ) Tổ quốc của mình!
Điều 78 quy định cụ thể về tội danh phản bội tổ quốc: “Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. Vậy chỉ khi nào công dân có hành vi “câu kết với nước ngoài để gây nguy hại cho tổ quốc” mới bị coi là phản bội tổ quốc.
Một thời gian dài, Đảng đã lập lờ đánh đồng khái niệm Đảng và khái niệm Tổ quốc. Như vậy mặc nhiên những ai chống Đảng, phản lại Đảng, đều đồng nghĩa với việc họ đã phạm tội “phản bội tổ quốc”. Ngày nay chỉ cần một em học sinh cấp II cũng có thể khẳng định: Đảng không đồng nghĩa với Tổ quốc, mặc dù học sinh đó có thể chưa hiểu trọn nghĩa thế nào là Tổ quốc. Như vậy chống Đảng không phải là chống Tổ quốc, hay phản bội tổ quốc!
Nếu lập luận theo lối bắc cầu, tức là, chống Đảng là chống Nhà nước, vì “Đảng đang lãnh đạo nhà nước”, là lập luận theo lối đường vòng. Ví dụ người ta chống lại một Hội đồng quản trị một công ty, không có nghĩa là họ chống lại cái công ty đó. Một ví dụ khác, giả sử người ta chống lại một tôn giáo nào đó, không có nghĩa là người ta chống lại bộ máy điều hành của tôn giáo ấy tại các nhà thờ hay chùa chiền. Cốt lõi vấn đề là chống lại chủ trương làm việc hoặc tư tưởng chỉ đạo. Việc chống Đảng cũng không nằm ngoài yếu tố đó. Chưa kể đến, hiện chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự cho hành động chống Đảng.
Điều 79 quy định về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (không diễn giải thế nào là chính quyền nhân dân). Chúng ta có thể hiểu “chính quyền nhân dân” là nhà nước do dân lập ra bằng đầu phiếu phổ thông, nhà nước đó làm việc vì dân, họ là những đại diện ưu tú của nhân dân (của dân, do dân và vì dân). Nhà nước (hiện đại) cấu thành bao gồm 3 cơ quan là Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp. Vậy nếu công dân nào hoạt động nhằm lật đổ nhà nước thì chắc chắn họ đã phạm tội theo điều 79 Bộ luật hình sự.
Điều 88 Bộ luật hình sự quy định cụ thể về phạm vi “nhà nước” như sau: “Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm”. Trong Điểm a có ghi rõ “chính quyền nhân dân”, Điểm a lại nằm trong Khoản 1 nội dung “chống nhà nước”.
Như vậy trong 3 điều quan trọng của Bộ luật hình sự Nước CHXHCNVN mà nhà nước Việt Nam hiện nay thường xuyên lấy ra để quy chụp tội trạng cho rất nhiều cá nhân và tổ chức đấu tranh chính trị ôn hòa, ngoài việc đã thể hiện rõ nhà nước chính là chính quyền, thì không có bất kỳ khía cạnh nào nhắc đến Đảng. Điều đó đương nhiên là đúng, vì Đảng chỉ là một tổ chức chính trị xã hội, hoàn toàn không đồng nghĩa với nhà nước.
Cũng cần nhắc đến một “cơ quan” khác cũng được gọi là “nước”, có hẳn các vị trí như chủ tịch nước, phó chủ tịch nước hẳn hoi (hiện nay chủ tịch nước là Trương Tấn Sang, phó chủ tịch là Nguyễn Thị Doan). Tuy những người đứng đầu nhà nước có vị trí cao hơn Quốc hội, Chính phủ và Tòa án (trong khi hiến pháp lại xác quyết Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất), nhưng công việc của họ chỉ là thăm ngoại giao chiếu lệ, ký vài quyết định ân xá cho tội phạm, ký lệnh thăng quân hàm cho tướng tá vv… Đây chỉ là cơ quan “nối dài” nhằm làm gia tăng quyền khuynh loát của Đảng, vì vậy họ thực chất không có quyền lực.
Một điều trớ trêu là Đảng, hiện nay (về danh nghĩa) lại đang lãnh đạo đất nước (nhà nước và xã hội). Nhưng dù Hiến Pháp quy định quyền lãnh đạo, và Đảng ở vị trí chính trị thượng tầng, Bộ luật hình sự lại không có chương, điều, khoản, nào quy định bảo vệ cho Đảng. Vậy có thể hiểu: Đảng đang đứng ngoài vòng pháp luật. Mà đã đứng ngoài vòng pháp luật thì tất nhiên pháp luật không thể với tới, hoặc không thể bảo vệ họ.
Không cần phải diễn giải quá dài dòng, Đảng (xin nhắc lại là Đảng Cộng Sản Việt Nam) đã gây ra biết bao đau thương tang tóc cho nhân dân Việt Nam bằng cuộc “Cải cách ruộng đất” (1953 -1955), bằng cuộc chiến tranh vô nghĩa 1954 -1975; và ngày nay chính họ gây ra sự thụt lùi của cả một đất nước: Nợ nần chồng chất, tham nhũng tràn lan, tội ác lộng hành, không có tự do dân chủ vv… Vậy người dân có đủ cơ sở để kết luận là: Đảng chính là nguyên nhân gây nên thảm sát, chiến tranh, đói nghèo lạc hậu. Họ có quyền chống Đảng, lật đổ Đảng, trong khi không cần chống nhà nước, không cần lật đổ nhà nước hiện hành. Điều này pháp luật không cấm!
Vấn đề là ở chỗ, những người đấu tranh ôn hòa phải làm sao tách bạch được Đảng và Nhà nước ra để mà chống Đảng, tránh bị coi là phạm pháp vì can tội “chống nhà nước” hoặc “lật đổ chính quyền”. Thực tế những người có thực quyền trong bộ máy Đảng trị hiện nay đều đã xa rời chủ nghĩa nền tảng của Đảng, là Chủ Nghĩa Cộng Sản. Những thành phần này coi Đảng chỉ là bình phong nhằm giữ độc quyền chính trị và duy trì chế độ Độc tài để vơ vét tài sản, làm giàu cho các cá nhân. Như vậy lật đổ Đảng cũng là cách giải thoát cho họ ra khỏi tiếng xấu, và ra khỏi vị trí bù nhìn, hữu danh vô thực!
Lê Nguyên Hồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét