Pages

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Cuộc họp định đoạt số phận đập thủy điện Xayaburi ở Siem Reap

RFA file
Uỷ Hội Sông Mekong có hai trụ sở chính
một ở Campuchia và một ở bên Lào.
Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
2011-11-30
Đại diện bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam sẽ gặp nhau vào tuần tới tại tỉnh Siem Reap của Campuchia nhằm đưa ra quyết định cuối cùng về số phận dự án đập thủy điện Xayaburi, một dự án gây nhiều tranh cãi lâu nay.

Thông cáo của Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF) cho hay lãnh đạo các Bộ Môi trường và Tài nguyên của bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam sẽ cùng nhau xem xét kết quả nghiên cứu của công ty Poyry, một công ty tư vấn nguồn nước của Phần Lan, về khả năng đáp ứng của dự án Xayaburi đối với các yêu cầu của Ủy hội sông Mekong (MRC) là nên tiến hành hay dừng lại dự án xây dựng đập Xayaburi ở phía Bắc Lào.

Một thách thức của Ủy hội sông Mekong

Ông Marc Goichot, Cố vấn cao cấp về phát triển hạ tầng bền vững của WWF nói với RFA ngày 30/11 rằng, hiện có 11 đập thủy điện được đề xuất xây dựng trên hạ lưu sông Mekong, đoạn chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Nếu chỉ một trong số những con đập này được xây dựng, nó sẽ phá vỡ sự kết nối hệ sinh thái của sông Mekong và dẫn đến một loạt các tác động tiêu cực.
Theo ông, hạ lưu sông Mekong, một trong những dòng chảy trên thế giới chưa bị biến đổi, hỗ trợ cuộc sống gần 60 triệu người bằng nguồn thủy sản giàu có. Là dự án đập thủy điện đầu tiên tuân thủ theo quá trình tham vấn chính thức của Ủy hội sông Mekong, dự án Xayaburi sẽ là thách thức chính đối với chức năng và
Bản đồ chỉ vị trí sẽ xây đập thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong.RFA
Bản đồ chỉ vị trí sẽ xây đập thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong.RFA
trách nhiệm của Ủy hội sông Mekong. Quyết định đồng thuận của các Bộ trưởng sắp tới sẽ thiết lập một tiền lệ quan trọng đối với 10 đập thủy điện khác trên dòng chính của sông Mekong
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam và Campuchia cũng như các nước liên quan lắng nghe các khuyến nghị và hoãn xây dựng đập trong 10 nămđể có thêm thời gian nghiên cứu, cho đến khi có đầy đủ thông tin để đánh giá tác động của đập và quyết định cần phải dựa trên các bằng chứng và phân tích khoa học vững mạnh.
Ông Marc Goichot
Ông Marc Goichot kêu gọi các Bộ trưởng lắng nghe kiến nghị của Ủy hội sông Mekong về tác động môi trường,
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam và Campuchia cũng như các nước liên quan lắng nghe các khuyến nghị và hoãn xây dựng đập trong 10 năm để có thêm thời gian nghiên cứu, cho đến khi có đầy đủ thông tin để đánh giá tác động của đập và quyết định cần phải dựa trên các bằng chứng và phân tích khoa học vững mạnh.
Các quốc gia phía hạ lưu sông Mekong không nên mạo hiểm cuộc sống và sinh kế của những người dân sống ở hạ lưu sông Mekong. Chúng tôi khuyến nghị các quốc gia hạ lưu sông Mekong nên xem xét việc xây dựng con đập trên các phụ lưu của sông Mekong, nơi được xem là có tác động và nguy cơ rủi ro thấp hơn.”

Theo thông cáo của WWF, sông Mekong là con sông dài nhất ở Đông Nam Á với chảy dài 4.800km dọc biển Đông. Hơn 700 loài cá nước ngọt sinh sống ở khu vực này, bao gồm 4 loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, và đáng chú ý là cá da trơn khổng lồ đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Tháng 4 vừa qua, Ủy hội sông Mekong, một cơ quan liên chính phủ đại diện từ bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã không đạt được thỏa thuận về đập Xayaburi và đồng ý trì hoãn việc quyết định cuối cùng cho cấp Bộ.
Quốc Việt tường trình từ Campuchia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét