Pages

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Hãy đem lại “Mùa xuân Bình Nhưỡng”

Oh Young-jinThe Korean Times

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Il đã chết nhưng chẳng có sự vui mừng trên đường phố Bình Nhưỡng như đã thấy tại những thủ đô của các quốc gia Trung Đông từng nở hoa thành Mùa xuân A Rập, khởi động bởi cuộc Cách mạng Hoa nhài tại Tunisia.
Sự thiếu vắng tính năng động của quần chúng ở miền Bắc này là do mâu thuẫn ý thức của người dân Bắc Hàn, những người phải có cái nhìn về cùng một hướng này hoặc hướng khác để tìm dấu hiệu chắc chắn rằng Lãnh tụ Kính yêu của họ đã qua đời, trong khi khóc rống với nỗi tiếc thương sâu sắc mà bất kỳ công dân gương mẫu nào tại Thiên đường của Người Lao động này. Họ đã sống trong một trại gulag quá lâu đến nỗi sự hoang tưởng của họ đã trở thành lối sống thường ngày.
Trại gulag khổng lồ này đã bị đông cứng trước thời gian dưới sự cai trị tàn bạo của triều đại cố hữu khởi đầu bởi Kim Il Sung. Bây giờ chiếc roi của kẻ độc tài, nếu đúng theo kế hoạch của ông, sẽ được giao lại cho người con trai thứ ba 29 tuổi, Kim Jong Un.

Tuy vậy, vẫn có một câu hỏi bỏ ngỏ là liệu kẻ thừa kế thiếu thử thách này sẽ có thể giữ giới quân đội về phía mình, chống lại sức mạnh không tránh khỏi của thời gian và giữ nguyên bức màn trên vương quốc khép kín này hay không.
Như đã thấy tại Trung Đông, vẻ ngoài yên tĩnh ở Bình Nhưỡng có thể đang che đậy nguồn động lực bên dưới, đang tìm cách vượt khỏi kềm chế. Nó chỉ cần một cú đẩy nhẹ.
Mùa xuân Bình Nhưỡng có thể gần hơn chúng ta nghĩ – người dân Bắc Hàn, say sưa nếm mùi vị đầu tiên của tự do, nhảy múa và kéo đổ những tượng đài của nhà họ Kim tại trung tâm thủ đô Bình Nhưỡng.
Một yếu tố quan trọng quyết định tương lai của Bắc Hàn không nằm ở trong nước – Kim Jong Un hoặc giới quân đội – mà là ở bên ngoài, từ Seoul, Washington, Bắc Kinh, Tokyo và Moscow.
Tuy nhiên, thế giới bên ngoài lại quá chia rẽ để nhận thấy được sức mạnh của mình.
Hoa Kỳ là một trường hợp mất sức chiến đấu trầm trọng – dấy lên cuộc chiến tranh chống khủng bố và chống lại nạn suy thoái kinh tế – và nó không có tư cách để tạo nên một liên minh quốc tế cứng rắn chống lại Bắc Hàn.
Bên cạnh đó, Washington đã không nhất quán, không phải về những mục đích về chính sách – giải trừ hạt nhân qua việc thay đổi chính thể – mà về những phương pháp thực thi chúng, đến nỗi khiến cho những đồng minh của không hiểu được.
Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, thì đang chúi đầu vào việc giữ nguyên tình trạng hiện tại nên không thể trông đợi một khởi xướng nào từ họ. Nói cho cùng, tình trạng từ trước đến nay của Bắc Hàn đã tiện lợi cho Bắc Kinh trong việc tăng cường sức mạnh của mình trên trường quốc tế như là kẻ duy nhất có thể ảnh hưởng đến một Bình Nhưỡng thất thường để đổi lại sự viện trợ nhỏ nhặt.
Chẳng có gì mới về phương pháp của Trung Quốc vì nó đã từng được thực hành rất nhiều từ thời vương quốc Trung Hoa chuyên đối phó với những nhóm dân không phải tộc Hán.
Tokyo lại có tầm nhìn cận thị tiền miên, không thể nhìn qua khỏi những quyền lợi riêng của mình trong bài toán Triều Tiên, và không thể tin tưởng được ngoại trừ vai trò sau này là đóng góp kinh tế khi Bắc Hàn mở cửa.
Moscow cũng đã mất đi tính quan trọng của mình.
Nói cách khác, những thành phần lợi ích này hiện đang có những ưu tiên quốc gia và trách nhiệm đạo đức khác nhau vốn thường mâu thuẫn nhau. Vì thế nảy sinh sự cần thiết của một người lãnh đạo có thể tập hợp chúng lại với nhau khi mục đích của chúng bị trệch hướng hoặc thúc đẩy chúng đi tới khi bị dừng chân.
Hàn Quốc nên đóng vai trò lãnh đạo này.
Vì thế, nó phải có vài điều kiện tiên quyết.
Trước tiên, nó phải từ bỏ thái độ định mệnh mà nó tự gán cho mình và làm căng tinh thần dân tộc một thái độ tự quyết đầy năng lực.
Người Hàn Quốc đã ở tại giao điểm của những cường quốc bên ngoài quá lâu đến nỗi cho rằng họ không phải là người tự quyết số phận của mình, thường tự đặt mình dưới sự thương hại của những quốc gia lớn hơn.
Thái độ tuyệt vọng này thường tước đi lịch trình cốt lõi của họ.
Theo những thăm dò, đại đa số người dân Hàn Quốc không muốn một sự thống nhất ngay lập tcứ vì họ sợ nó sẽ ảnh hưởng xấu đến mức sống của mình. Trong quan điểm ngắn hạn, điều này có thể đúng với việc nhiều người Đức vẫn than phiền về việc Bức tường Berlin sụp đổ bất thình lình.
Nhưng về lâu dài, thống nhất có thể là chiếc vé duy nhất cho sự sống còn của đất nước Triều Tiên vì miền Bắc sẽ cung cấp một lượng lớn quan trọng về dân số và thị trường. Việc này sẽ giải quyết những yếu điểm triền miên mà nền kinh tế Hàn Quốc vẫn đang đối diện một cách chán nản mà không tìm ra con đường để tăng trưởng vì bị kềm giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Không quá trễ để giáo dục lớp trẻ thấy được bức tranh rộng hơn để chúng sẵn sàng khi thời điểm đến.
Trong một khía cạnh cơ bản cấp bách hơn, những người lãnh đạo của chúng ta cũng nên sẵn sàng để nắm vai trò lãnh đạo.
Tổng thống hiện tại Lee Myung Bak cũng không là một ngoại lệ, đang có được một cơ hội để củng cố di sản của mình, vốn không thể có được trước khi Kim qua đời.
Quá trình lãnh đạo của ông đang bị ô uế bởi hàng loạt những vụ rao bán quyền lực tai tiếng liên quan đến những phụ tá gần gũi và thành viên gia đình cũng như việc thiếu vắng tính cách lãnh đạo của ông, vốn đang mở rộng sự chia rẽ chung trong xã hội.
Hiện tại với không đầy một năm trước khi cuộc lựa chọn tổng thống kế tiếp, đây là lúc để Lee hành động như một nhà lãnh đạo có thể đưa ra những biện pháp giải quyết khó khăn lớn nhất mà người dân Triều Tiên đang đối diện – hàn gắn việc chia cắt đất nước kéo dài suốt sáu thập niên qua.
Vì thế, Lee nên từ bỏ phong cách chính trị cục bộ và hành động như ánh sáng mở đường của hợp tác song phương. Lee, được bầu từ đảng Đại Dân tộc, có thể cảm thấy có lý khi cho rằng nhiệm vụ của mình là thiết lập cơ sở cho sự tăng cường tư tưởng bảo thủ nhưng ưu tiên nội bộ của ông nên được đặt ở hàng thứ yếu so với ưu tiên lớn hơn của quốc gia.
Vị tổng thống của chúng ta có thể sợ rằng đấy có thể là một thú nhận về sai lầm của mình với nguy cơ làm những người ủng hộ ông nổi giận nếu ông nhanh chóng thay đổi chính sách ăn miếng trả miếng khi đối phó với Bắc Hàn. Nhưng ông đã không còn là một chính trị gia bình thường khi ông tuyên thệ là người bảo vệ cho quyền lợi của mọi bên và là người đứng đầu quốc gia. Nếu ông thấy rằng mình đã không hoàn thành được lời hứa nhậm chức, đây chính là cơ hội của ông. Ngài tổng thống, hãy ra tay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét