Cảnh sát Nga canh giữ trước Nhà thờ Chính Thống giáo trên Quảng trường Đỏ, Matxcơva, 11/12/2011
REUTERS
Hàng chục ngàn người Nga đã biểu tình trên toàn quốc, tố cáo gian lận bầu cử và phản đối kết quả bầu cử Quốc hội ngày 04/12/11. Đây là một thách thức đối với chính quyền của ông Putin. Matxcơva không bình luận về cuộc biểu dương lực lượng của đường phố.
Hôm nay, 11/12/2011 các nhà lãnh đạo Nga vẫn chưa lên tiếng về cuộc biểu tình rầm rộ ngày hôm qua, quy tụ ít nhất 10 000 tại Saint Petersbourg và hàng ngàn người ở những thành phố khác, từ Vladivostok bên bờ Thái Bình Dương đến Kaliningrad sát biển Baltic. Riêng tại thủ đô Matxcơva, cảnh sát cho biết đã có 25 000 người hưởng ứng phong trào xuống đường, nhưng theo các nguồn tin độc lập thì số người tham dự đã lên tới từ 50 000 đến 80 000.
Các đoàn tuần hành ở khắp mọi nơi đòi chính quyền Nga tổ chức lại một cuộc bầu cử khác, công bằng hơn. Đoàn người biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà theo đó đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin chiếm đa số tuyệt đối ở viện Douma với 238 trên tổng số 450 đại biểu. Một số tiếng nói thậm chí còn đòi thủ tướng Putin từ chức.
Đây là một sự kiện hiếm có trên nước Nga kể từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền vào năm 2000. Theo các tổ chức độc lập, cuộc biểu dương lực lượng ngày hôm qua trên toàn quốc là một hành động thách thức đối với chính quyền của ông Putin bốn tháng trước khi ông ra tranh cử tổng thống.
Trước làn sóng phản kháng nói trên, phát ngôn viên phủ thủ tướng, Dmitri Peskov trên mạng thông tin gazeta.ru tuyên bố là chính phủ không bình luận về đề tài này. Nhân vật duy nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Nga lên tiếng là Andrei Issaiev, một cán bộ cao cấp của đảng Nước Nga Thống Nhất. Ông này cho rằng tại Matxcơva, « vài chục ngàn người biểu tình không thấm vào đâu so với dân số hàng triệu người ở thủ đô » Tuy nhiên, ông này nhìn nhận là Matxcơva sẽ « phân tích kỹ lưỡng những bất mãn » của người biểu tình.
Một điều đáng chú ý khác là các đài truyền hình Nga nằm trong tay nhà nước, tối hôm qua, đều đã mở đầu bản tin với sự kiện này. Theo một nguồn tin từ điện Kremlin được trang mạng gazeta.ru trích dẫn, chính tổng thống Dmitri Medvedev đã cho phép các đài truyền hình đưa tin về biểu tình và cũng chính ông đã ra chỉ thị cho cảnh sát Matxcơva phải giữ thái độ chừng mực. AFP cho biết tại khu vực thủ đô Matxcơva, đã không có một người biểu tình nào bị câu lưu trong cuộc tuần hành ngày hôm qua.
Các đảng phái đối lập ở Nga đang chuẩn bị cho các cuộc tuần hành kế tiếp được dự trù vào những ngày 17, 18 và 24/12/2011.
Phong trào phản kháng chống lại chính quyền Putin không chỉ dấy lên tại Nga. Hôm qua, ở New York, đã có khoảng 200 người Nga biểu tình trước tòa lãnh sự Nga trên đảo Manhattan để thể hiện tình đoàn kết với đồng hương của họ. Theo lời ban tổ chức tại New York, còn có nhiều cuộc tập hợp tương tự cũng đã diễn ra tại Luân Đôn, Hồng Kông Tokyo và Vancouver (Canada).
Các đoàn tuần hành ở khắp mọi nơi đòi chính quyền Nga tổ chức lại một cuộc bầu cử khác, công bằng hơn. Đoàn người biểu tình phản đối kết quả bầu cử mà theo đó đảng Nước Nga Thống Nhất của ông Putin chiếm đa số tuyệt đối ở viện Douma với 238 trên tổng số 450 đại biểu. Một số tiếng nói thậm chí còn đòi thủ tướng Putin từ chức.
Đây là một sự kiện hiếm có trên nước Nga kể từ khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền vào năm 2000. Theo các tổ chức độc lập, cuộc biểu dương lực lượng ngày hôm qua trên toàn quốc là một hành động thách thức đối với chính quyền của ông Putin bốn tháng trước khi ông ra tranh cử tổng thống.
Trước làn sóng phản kháng nói trên, phát ngôn viên phủ thủ tướng, Dmitri Peskov trên mạng thông tin gazeta.ru tuyên bố là chính phủ không bình luận về đề tài này. Nhân vật duy nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Nga lên tiếng là Andrei Issaiev, một cán bộ cao cấp của đảng Nước Nga Thống Nhất. Ông này cho rằng tại Matxcơva, « vài chục ngàn người biểu tình không thấm vào đâu so với dân số hàng triệu người ở thủ đô » Tuy nhiên, ông này nhìn nhận là Matxcơva sẽ « phân tích kỹ lưỡng những bất mãn » của người biểu tình.
Một điều đáng chú ý khác là các đài truyền hình Nga nằm trong tay nhà nước, tối hôm qua, đều đã mở đầu bản tin với sự kiện này. Theo một nguồn tin từ điện Kremlin được trang mạng gazeta.ru trích dẫn, chính tổng thống Dmitri Medvedev đã cho phép các đài truyền hình đưa tin về biểu tình và cũng chính ông đã ra chỉ thị cho cảnh sát Matxcơva phải giữ thái độ chừng mực. AFP cho biết tại khu vực thủ đô Matxcơva, đã không có một người biểu tình nào bị câu lưu trong cuộc tuần hành ngày hôm qua.
Các đảng phái đối lập ở Nga đang chuẩn bị cho các cuộc tuần hành kế tiếp được dự trù vào những ngày 17, 18 và 24/12/2011.
Phong trào phản kháng chống lại chính quyền Putin không chỉ dấy lên tại Nga. Hôm qua, ở New York, đã có khoảng 200 người Nga biểu tình trước tòa lãnh sự Nga trên đảo Manhattan để thể hiện tình đoàn kết với đồng hương của họ. Theo lời ban tổ chức tại New York, còn có nhiều cuộc tập hợp tương tự cũng đã diễn ra tại Luân Đôn, Hồng Kông Tokyo và Vancouver (Canada).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét