Pages

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Lo ngại về sự ổn định ở Bắc Hàn

Có nghi ngờ rằng ông Kim Jong-un không thể trở thành nhà
cải cách ở Bắc Hàn
Trung Quốc bác bỏ tin rằng quân đội của họ có mặt ở Bắc Triều Tiên giữa lúc quốc tế lo ngại về ổn định sau khi ông Kim Jong-il qua đời.
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc hôm 28/12 từ Bắc Kinh trích lời quan chức Bộ Quốc phòng bác bỏ tin đồn rằng “quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa xâm nhập lãnh thổ Bắc Triều Tiên”.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói tin tức trên truyền thông về chuyện này là “hoàn toàn vô căn cứ”.

Được biết các tin đồn như vậy chỉ có trên một số trang mạng xã hội ở Hàn Quốc và Trung Quốc trong lúc Bắc Hàn tổ chức tang lễ hai ngày cho ông Kim Jong-il.
Phát ngôn viên Dương Vũ Quân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc trả lời họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh đã nói tin rằng quân đội Trung Quốc vượt biên giới vào Bắc Hàn để giúp duy trì ổn định sau cái chết của lãnh tụ Kim Jong-il là hoàn toàn không có cơ sở.
Những tin đồn đó xảy ra trong bối cảnh lo ngại về sự ổn định tại Bắc Triều Tiên đang gia tăng, cả về chính sách tới đây của Bình Nhưỡng và về khả năng chèo lái của tân tổng tư lệnh chưa tới 30 tuổi, ông Kim Jong-un.
Cần giữ ổn định
Các hãng tin quốc tế hôm nay 28/12 nhắc lại đề nghị của Nhật Bản rằng Trung Quốc cần tích cực đóng vai trò làm ổn định tìm hình tại Bắc Triều Tiên.
Thủ tướng Nhật Bản, ông Yoshihiko Noda trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây đã bàn với nước chủ nhà về tình hình Bắc Hàn.
Nhật Bản muốn Trung Quốc chia sẻ các thông tin về tình hình tại Bình Nhưỡng.
Tờ China Daily của Trung Quốc cùng ngày có bài thừa nhận tình hình ở nước láng giềng cộng sản tại Đông Bắc Á là còn nhiều khó khăn.
"Bất kể Trung Quốc làm gì thì cũng không thể biến thanh niên trên 20 tuổi thành một Đặng Tiểu Bình của Bắc Hàn"
Victor Cha
Báo này cũng nói Trung Quốc có vai trò quan trọng tại đây.
Hôm 22/12, tờ Ta Kung Pao ở Hong Kong có liên hệ với Bắc Kinh có bài nhấn mạnh niềm tin rằng quan hệ Trung – Triều sẽ “không thay đổi”.
Báo này cũng bác bỏ các ý kiến cho rằng Bình Nhưỡng có nguy cơ ”rơi vào hỗn loạn” và quan hệ với Trung Quốc “xấu đi”.
Bài báo cũng nói cả Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ đều không muốn thấy Bắc Hàn rơi vào hỗn loạn.
Nhưng chính các bài báo mang tính trấn an này khiến một phần dư luận châu Á thêm lo ngại và đặt câu hỏi có phải các nước liên quan đều chưa tin rằng ban lãnh đạo mới ở Bắc Hàn thực sự làm chủ tình hình.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến viếng ông Kim Jong-il tại Đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Bắc Kinh:
Trung Quốc được yêu cầu cố gắng tác động để giữ ổn định tại Bình Nhưỡng
Bình luận mới đây của Victor Cha, đăng trên trang web của CNN cho rằng không hề có một kế hoạch chuyển giao quyền lực tại Bình Nhưỡng.
Ông Victor Cha, một nhà nghiên cứu Mỹ gốc Hoa tin rằng ông Kim Jong-il từng quyết định công việc Bắc Hàn hàng ngày, không chia sẻ với ai.
Sau khi ông Kim đột ngột qua đời, các lãnh đạo Bắc Hàn phải “tự biên tự diễn và xoay sở hàng ngày”, theo ông Victor Cha.
Nhìn chung, các nhà bình luận cho rằng các biểu hiện về bố trí quyền lực cho thấy chế độ Bắc Hàn chuyển từ một nhà độc tài (one-man rule), sang “chuyên chính tập thể” (collective rule), với các nhân vật trong gia đình Kim chia nhau các chức vụ.
Về tác động của Trung Quốc, ông Victor Cha nghi ngờ rằng ý tưởng mong muốn Kim Jong-un “trở thành một nhà cải cách như Đặng Tiểu Bình” là khó thành hiện thực:
"Bất kể Trung Quốc làm gì thì cũng không thể biến thanh niên trên 20 tuổi thành một Đặng Tiểu Bình của Bắc Hàn."
Cùng lúc, một số đánh giá từ Đông Bắc Á, cũng lại bác bỏ khả năng có biến loạn hoặc một phe phái đối lập nổi lên ở Bình Nhưỡng.
Nhà phân tích Narushige Michishita, từ Viện nghiên cứu quốc gia (NGPS) ở Tokyo được trích lời nói:
“Chắc chắn là có những người muốn nhân cơ hội này để hạ uy tín của chế độ Bắc Hàn nhưng sẽ rất khó làm được vì đối lập hay bất cứu một dạng bất đồng chính kiến gì đều đã bị trấn áp nặng tay trong quá khứ ở nước này.”
Cùng thời gian, tờ Le Monde của Pháp trích lời các tổ chức nhân quyền cho rằng cùng thời gian cử hành tang lễ cho nhà lãnh đạo Kim Jong-il, Bắc Triều Tiên đã thanh trừng "các nhân vật đối lập tiềm tàng", thậm chí xử tử một số người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét