Pages

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Đổi mới hay cứ giữ như cũ?

Trần Quang Hạ

“Hai miền bắc nam Hàn vào thập niên 1960 thu nhập bình quân tương đương nhau. Năm mươi năm sau, GDP Nam Hàn vượt lên 22,000 USD trong lúc Bắc Hàn lương bình quân hiện nay dưới 50 USD/tháng. Tăng trưởng chiều cao cũng đáng chú ý: Dân Bắc Hàn thấp hơn Nam Hàn 6 cm. Ai muốn “giữ cái cũ” bằng cách duy trì chế độ cộng sản, xin cứ nhìn vào Nam Bắc Hàn để so sánh thì sẽ thấy ngay cái hay cái dở.”
Cái chết của Gaddfi và sự kết thúc 40 năm cai trị ở Lybia hẳn gây lo ngại cho chế độ độc tài. Trên một số trang mạng người ta thấy những ý kiến phản ánh tâm trạng nầy thông qua độc giả lẫn một vài tác giả. Dĩ nhiên có thể đây không phải ý kiến chính thức của nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng cái nhìn bi quan nghi ngại theo kiểu bàn ra cho thấy quan điểm phù hợp ý muốn của đảng Cộng Sản là không thay đổi. Đảng cầm quyền sợ thay đổi vì họ biết uy tín của mình không còn lẫn sự tham lam quyền lực cố hữu. Một số lý do để biện minh cho sự kiện nầy là: Thay đổi liệu có khá hơn duy trì cái cũ, sẽ có hỗn loạn khi chuyển qua dân chủ hoặc hãy đợi đấy, để dân chủ từ từ sẽ đến.

Đừng vội mừng với cái chết của Gaddafi, hãy xem những gì xảy ra ở Irag, Afganistan… đời sống có khá hơn chế độ độc tài?” (ý kiến trên BBC) hoặc ” Xác chết “tanh banh” của một (hay nhiều lãnh tụ độc tài) không thể mang lại thành công hay ấm no, hạnh phúc cho một dân tộc. Libya sẽ đi về đâu? Đó mới là điều đáng nói- tác giả Nguyễn Khoa Thái Anh.
Sau 36 năm thống nhất, những người có cảm tình nhất với đảng cộng sản cũng nhận ra con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã bế tắc. Sự thay đổi kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam chẳng qua nhờ vào đầu tư nước ngoài và kinh tế tự do của “chủ nghĩa tư bản”. Hai nước Cuba và bắc Hàn lâm vào tình rạng cùng kiệt. Không có đói ở Cuba nhưng có xe hơi thập niên 50 và xe ngựa chạy trên đường phố. Có những khu chung cư cao tầng đồ sộ ở bắc Hàn nhưng cũng có hàng chục ngàn trẻ em chết đói hằng năm và đất nước nầy triền miên xin viện trợ.
Việt Nam và Trung quốc đang nổi tiếng là hai xã hội có sự cách biệt khủng khiếp giữa người giàu và người nghèo do chuyển hướng kinh tế. Người giàu Trung quốc đang tìm cách đi định cư ở Canada, Mỹ hoặc các nước Châu Âu qua con đường đầu tư di trú. Họ hưởng lợi kinh tế từ xã hội đó nhưng muốn tránh xa nó vì biết đó không phải là một xã hội ổn định. Họ cũng biết giàu có rất nhanh là do luật lệ lỏng lẻo, thuế khóa phi lý và sơ hở ấu trĩ của những định chế cầm quyền. Chỉ có người nghèo là thiệt thòi nhất. Họ bị bóc lột, không có tiền, không có tiếng nói lẫn phương tiện đào thoát. Điều đáng nói số người nghèo nầy chiếm đa số trong nhân dân.
Chủ nghĩa cộng sản cào bằng thì dễ nhưng xây dựng thịnh vượng chung thì không dễ, bởi chọn lựa khó khăn giữa bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn và phát triễn một xã hội dân sự. Muốn bảo vệ quyền lợi của một nhóm người, phải tước đoạt quyền lợi của đa số còn lại. Muốn người dân không nổi lên chống đối, phải kiểm soát báo chí, nuôi sống an ninh, can thiệp tôn giáo, triệt hạ đối lập, bỏ túi tòa án… Nói chung là phải khống chế toàn diện mọi cơ cấu xã hội.
Hãy nhìn xem “cái cũ” có thực sự khá không? Trung Quốc nổi tiếng về hàng gian, hàng giả, hàng độc hại. Ngay cả truyền hình Olympic họ cũng đốt giả pháo bông, hát nhép khi bay lượn. Nổi cộm lên là nền kinh tế mạnh của thế giới, là chủ nợ chính của Mỹ nhưng 51% người dân vùng quê vẫn sống rất nghèo mới thu nhập 500 USD/năm, mặc dù thu nhập bình quân vượt 4000 USD. Xã hội Việt Nam cũng y hệt Trung Quốc vì cùng cơ chế chính trị và phương thức đổi mới.
Hai miền bắc nam Hàn vào thập niên 1960 thu nhập bình quân tương đương nhau. Năm mươi năm sau, GDP Nam Hàn vượt lên 22,000 USD trong lúc Bắc Hàn lương bình quân hiện nay dưới 50 USD/tháng. Tăng trưởng chiều cao cũng đáng chú ý: Dân Bắc Hàn thấp hơn Nam Hàn 6 cm. Ai muốn “giữ cái cũ” bằng cách duy trì chế độ cộng sản, xin cứ nhìn vào Nam Bắc Hàn để so sánh thì sẽ thấy ngay cái hay cái dở.
Sự nghi ngờ chuyển đổi dân chủ gây hổn loạn nhất định không cơ sở. Không thể đòi hỏi phép lạ dân chủ ở Irag hay Afganistan ngay tức thì. Người dân hai nước nầy đang trả giá và sẽ trả giá thêm nữa trước khi thực sự trở thành quốc gia tự do dân chủ. Ở Đông Âu, nếu các quốc gia nhỏ như Ukraina, Latvia… nhanh chóng vươn dậy về mọi mặt thì nước Nga to lớn phải vất vả để trục bỏ gốc rễ độc tài còn sót lại. Cái giá dù rẻ hay đắc là hậu quả của những năm cai trị độc tài chứ không phải lỗi của nền dân chủ đang hướng đến. Độc tài càng lâu thì cái giá phải trả càng đắc.
Cũng có người đưa ra mô hình độc đảng của Đài Loan từ năm 1948 đến năm 1987. Rằng độc đảng nhưng Đài Loan vẫn phát triễn thành con rồng châu Á. Luận điệu nầy nhằm vổ về: phát triễn kinh tế đã, rồi cải tổ chính trị sau! Quả thật gần 40 năm ở Đài Loan có thiết quân luật, có một đảng Quốc dân cai trị và họ vẫn phát triễn tốt. Tuy nhiên ta để ý rằng độc đảng Quốc Dân khác xa độc đảng Cộng Sản. Dưới thời Tưởng Giới Thạch, tam quyền vẫn phân lập, các cơ cấu xã hội kinh tế vẫn dựa vào thiết chế tự do kinh doanh. Không có báo chí quốc doanh, không giáo hội quốc doanh. Chính sách thiết quân luật hà khắc thật nhưng nhằm tự vệ cho người không cộng sản trước tấn công của người cộng sản. Tấm gương Đài Loan nếu cần đem ra làm mẫu, chỉ thể đúng cho VNCH trước năm 1975 chứ không đúng cho một VNCS sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất và càng không đúng cho lời hứa hẹn câu giờ “dân chủ từ từ sẽ đến”.
Trả giá cho nền kinh tế chạy theo chỉ tiêu, đạo đức tan rã, giáo dục mất hướng, y tế quá tải, giao thông bế tắc. Nhưng đáng nói nhất vẫn là chất lượng cuộc sống con người. Chúng ta quay quắt trong cái cơ chế hổn độn thiếu luật lệ, thiếu vắng công lý, bất công tràn lan và bất an mỗi ngày. Dưới sự lãnh đạo của đảng, người dân Việt đánh mất khả năng đấu tranh để cải thiện xã hội mình đang sống. Ước mơ của 80 triệu người chỉ trông nhờ vào lòng tốt của vài trăm ngàn đảng viên CS. Nhìn mật độ giao thông trên đường phố Sài Gòn Hà Nội cũng thấy sự hổn loạn xã hội đã đi tới chổ cùng cực.
Trong nền kinh tế cào bằng nghèo đói, người dân bị đày đọa bởi thiếu thốn nghèo khó nhưng dù sao cũng dễ chịu hơn bất công vô lý trong kinh tế đổi mới. Nghèo nhưng chúng ta vẫn còn môi trường, còn khoáng sản, còn tài nguyên để hy vọng. Kinh tế thị trường bằng mọi giá bây giờ sẽ vắt cạn tiềm năng đất nước, tha hóa con người, gây bất công xã hội và tạo ra giai cấp thượng lưu đỏ còn ác ôn hơn thực dân phong kiến. Xin mựơn cách nói của bloger trẻ nổi tiếng: Vậy thì có lý do gì để họ tồn tại trong lúc sự bất lực cơ bản đã lộ rõ trong đổi mới lẫn không đổi mới – Lý do nào để họ tồn tại?
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét