Pages

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP PHẢN CÔNG CHỐNG « TÀI LIỆU NỘI BỘ ĐẢNG CSVN »

Lời Mở Đầu
Tài liệu có tựa đề :
«Tài Liệu Nội Bộ ĐCSVN : Làm Sao Để Tránh Dân Chủ Và Giữ Quyền Lợi Cho Đảng Mãi Mãi »
do một độc giả từ quốc nội chuyển ra cho NVHN và yêu cầu NVHN nghiên cứu, hầu tìm ra các biện pháp giúp dân ta trong nước đối đầu với CSVN.
Một tài liệu nhắm mục đích tạo một môi trường trong đó CSVN có thể tồn tại. Vì CSVN không thể sống trong bất cừ môi trường nào khác, nhất là môi trường đạo lý, nhân bản và dân chủ tự do mà nhân loại tìm kiếm cũng như cũng cố.

Ngọn nguồn của tài liệu cũng như mục tiêu cho tiết lộ tài liệu nầy khó biết được. Nên một số giả thuyết chính, giữa muôn vàn giả thuyết phụ khác, được nêu ra như sau :
1.- Có thể đây là một qủa bong bóng do CSVN tung ra để thăm dò phản ứng của những kẻ chống cộng. Hay là CSVN cố cho tài liệu nầy ra đời, như một biểu dương hệ thống đàn áp, để làm nản lòng những kẻ còn nặng lòng với tiền đồ dân tộc.
2.- Hay đây chỉ là một tài liệu gỉa, thuộc loại tình báo, để che dấu một tài liệu thật rất khác tài liệu nầy. Có thể CSVN đã có một tài liệu tháo chạy, nhưng vẫn cố làm gân. Nói chung tài liệu nầy, nhắm đầu độc hay thăm dò, được phát xuất từ đảng CSVN.
3.- Có thể đây là tài liệu thật của CSVN. Nhưng một đảng viên phản tỉnh nào đó, có thể còn ở quốc nội hay đã ra hải ngoại, tìm cách tiết lộ, mong giúp các nhà tranh đấu tìm ra biện pháp để bẻ gãy.
4.- Có thể đây là một tóm tắt sách lược của CSVN, do một nhà dân chủ trong nước soạn thảo. Nhà dân chủ nầy muốn gửi tới NVHN một báo động và một lời yêu cầu cần một kế hoạch phản công giúp quốc nội. Vì thế, tài liệu nầy không phải do CSVN soạn thảo, nhưng là một tài liệu không xa xa các mục tiêu tạo một môi trướng cho đảng CSVN tồn tại thêm một thời gian nữa.
Nhưng căn cứ vào thực tại cũng như các sự kiện đã xảy ra tại quốc nội và tại hải ngoại, nhà quan sát thấy thực tại cũng như các sự kiện xảy ra xem ra trùng hợp với các mục tiêu và các kế họach được ghi chép trong tài liệu nội bộ đảng CSVN.
Sự trùng hợp ấy cảnh báo không nên chủ quan kinh địch và đòi hỏi một chú ý đặc biệt của các nhà tranh đấu. Vì không thể nào có khói mà không có lửa. Khói là thực tại và cách thức đàn áp của CSVN tại quốc nội, lửa là ý chí cũng như các mục tiêu và một vài biện pháp đàn áp, được ghi trong tài liệu.
Vì lý do ấy, một phân tích cần phải có và một số biện pháp cần được đem ra, hầu giúp quốc nội chận đứng các mưu kế mà CSVN đang áp dụng, không xa các điểm đã được ghi chép trong tài liệu.
Phân Tích
Cái Khó Khăn Gặp Phải
Tài liệu nội bộ đảng CSVN đính kèm, trên phương diện trình bày, thiếu các tiểu đề và thiếu ngăn nắp, để chận các diện tử tự do, chạy từ mục nầy qua mục khác. Các đìện tử ấy tạo cảnh lặp lại nhiều lần, làm rối loạn con mắt người đọc, hầu có thể biết ngay được đâu là chính và đâu là phụ, đâu là mục tiêu nhắm vào quốc nội và đâu là chiến thuật dành cho NVHN, đâu là chiến thuật áp dụng khủng bố tinh thần, dâu là chiến thuật nhắm dùng vũ lực trần truồng, tuy có đánh số cho từng từng điểm một.
Nói chung tài liệu nầy chỉ ghi chép các mục tiêu mà CSVN muốn đạt được, chứ không trình bày các phương thức để đạt các mục tiêu nêu ra. Tài liệu có vẻ tránh né nhắc nhở tới những mưu ma chước quỷ cũng như việc sử dụng vũ lực trần trồng, thói quen của CSVN.
Cách dùng chữ của tài liệu không cho phép kết luận rằng, tài liệu nầy đã đựơc trình bày trong một đại hội cao cấp của đảng, hay do ban Tư Tưởng của đàng soạn thảo. Nhưng có thể do một tay đảng viên, đã ở trong Bộ Chính Trị, viết ra và trao đổi với bạn bè, gợi ý cho đảng một lối thoát theo lối suy nghĩ của ông ta. Vì dọng văn không có lối chỉ đạo, thường thấy trong các văn thư chỉ đạo của đảng CSVN. Nhưng trong hàng ngũ của bọn CSVN, thỉnh thoảng và trước một tình thế khó khăn, hay có hiện tượng nầy. Hiện tượng cho tiết lộ những sơ đồ. Hiện tượng giúp đảng hay hiện tượng mở xu páp cho đảng.
Gót Chân Achille Của Tài Liệu Nội Bộ Đảng CSVN
Trên phương diện chiến lược, tài liệu nầy ghi rõ các mục tiêu và sơ sài một vài biện pháp chiến thuật để níu kéo sự cai trị của đảng CSVN, tài liệu ghi các mục tiêu, chỉ có giá trị cho thời gian 20 năm tới.
Sau 20 măm tới, chính ngay tác gỉa cũng chẳng biết hay phỏng đoán được cái gì sẽ xảy ra, bao gồm luôn việc đảng CSVN có thể bị toàn dân tiêu diệt. Một tài liệu kết liễu hay ném vào thùng rác lịch sử các hô hóan của cuồng vọng từ rừng thoát ra: « Đảng CSVN muôn năm ».
Về điểm nầy tác gỉa không sai. Vì một chiến lược thường chỉ có gía trị cho một khoảng thời gian từ 10 tới 20 năm và kết qủa không tới tức thì.
Tuy Nã Phá Luân, theo kinh nghiệm chính trường và trận mạc, đã ghi trong di chúc của ông ta: « Sau Mỗi Mười Năm, Muốn Giữ Được Ưu Thế, Phải Thay Đổi Toàn Diện Từ Chiến Lược Tới Chiến Thuật ».
Theo lời trăn trối ấy, tác gỉa của tài liệu nội bộ đàng CSVN xem ra chủ quan về thời gian gía trị của một chiến lược và không đặt vấn đề, tới từ bên ngoài, nhất là các can thiệp của quốc tế, có thể làm đổ dễ dàng một chế độ độc tài như tại Libye của Kadafi hay giải phóng một dân tộc tại Kozova hay sự sập đổ của hệ thống kinh tế tại quốc nội, kiểu Hy Lạp làm cho quốc gia nầy sập tiệm và hỗn loạn.
Có thể, vào một hoàn cảnh nào đó và vì một quyền lợi nào đó, quốc tế đặt vấn đề quyền con người trên quyền lãnh thổ và tự cho quyền can thiệp vào nội bộ để cứu con người.
Họ tự cho phép, qua Liên Hiệp Quốc, dùng tất cả các biện pháp, gồm biện pháp quân sự như tại Kozova và Libye, để can thiệp.
Vì nhân loại đang trên đường đào thải các thể chế độc tài đảng trị hay cá nhân trị, hiện còn tồn tại một vài nơi trên thế giới.
Hơn nữa tài liệu là một độc thoại theo thói quen của bọn CSVN : tự xem là vô địch nên không có dự liệu đường tháo lui trong tài liệu. Nếu chiến lược tạo môi trường sống cho đảng CSVN bị gãy vở trong tiến trình từ đây tới 20 năm nữa.
Mục Tiêu Ghi Trong Tài Liệu
Ý chí của bọn CSVN tất cả đã rõ, nay chúng đặt mục tiêu cho 20 năm tới : « Tồn tại và phát triển, giữ vai trò duy nhất lãnh đạo đất nước ».
Nhưng cái bi đát của tài liệu là không làm sao tìm ra câu trả lời cho câu hỏi độc nhất cũng như không cần biết câu hỏi : CSVN sẽ để lại một đất nước ra sao cho hậu thế, trên phương diện đạo lý, con người và cấu trúc xã hội cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, sau 20 năm với các chiến mục tiêu cũng như chiến thuật tồi tàn và bất nhân, ghi chép trong tài liệu, được dùng trong tiêu chuẩn : Cứu cánh biện mình cho phương tiện, nhất là đối với một cứu cánh tồi tàn (tiếp tục độc tài đảng trị),
Vì CSVN chỉ nhắm mục đích phải tồn tại cho 20 năm nữa thôi và bất chấp tất cả hệ qủa tang thương tàn phá một dân tộc và không xem dân tộc ấy là của chúng !
Một thể chế chỉ có thể tồn tại lâu dài, nếu tạo được ổn định chính trị với những gía trị cao cả và phát triển kinh tế chỉ có thể được, nếu chính trị ổn định. Theo tài liệu nầy, CSVN không đặt vấn đề ổn định chính trị. Trái lại dùng các biện pháp tồi tàn hầu kéo dài cai trị. Như thế nên hiểu rằng CSVN đã trờ thành một đảng cướp thuộc loại Mafia, đang ở trên một núi lửa hay trên lưng cọp. Một vắng bóng đầy tử huyệt của một chiến lược, có mục tiêu bảo vệ chế độ!
Liên Quan Tới Các Chiến Thuật Hay Tà Mưu
Tuy Tôn Tử phương Tây, Von Clausewitz, đã nhắc nhỡ : « Một tổng hợp của ưu thế chiến thuật có thể dùng để bù trừ cho khiếm khuyết chiến lược ». Cần nhắc lại, Von Clausewitz đặt đều kiện là phải có một chiến lược, tuy chiến lược ấy chứa đựng một số khiếm khuyết. Chứ không đặt vấn đề vắng bóng của chiến lược có gía trị.
CSVN đã lầm tại điểm nầy và cố liều cũng như cố tướt áp dụng, vô tình hay hữu ý, lời khuyên của Von Clausewitz.
Trong chủ trương chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, CSVN cỗ võ nghiên cứu các mặt trái của các tác giả :Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư, Mao Trạch Đông, nhất là Machiavelli – tác giả cuốn gối đầu dường « Le Prince’.
Như thế chúng ta đã có một khái niệm về hướng mục tiêu và chiến thuật của CSVN. Nói chung chúng triệt để khai thác tư tưởng tà gian của Machiavelli và tìm cách áp dụng cho một đảng hơn là một cá nhân muốn nắm quyền cai trị. Nhưng quanh đi quẩn lại, chỉ là số mánh khoé ăn cắp từ khối Đệ III Quốc Tế CS, trong việc chiếm chính quyền chuyên nghề đàn áp và mánh khoẻ của Machiavelli xa xưa.
CSVN Cần Một Môi Trường Đặc Biệt Để Tồn Tại
CSVN đi vào Việt Nam là do một tình cờ của lịch sử. Sự hiện diện, xem như một tình cờ của « Gia Vị Và Linh Hồn », của thực dân, tạo ra chiêu bài giải phóng của Lénine đem vào sách lược. Nếu không có chiến thắng tình cờ của Mao Trạch Đông tại Hoa lục, thời CSVN đã bị thực dân Pháp đánh bại. Sau nầy nếu không có lỗi lầm đảo chánh, một tình cờ thắng cử của Kennedy, do Mỹ chủ trương, thời CSVN không thể cộng sản hóa được toàn đất nước như ngày nay.
Ngoài các tình cờ ấy, CSVN là một quái thai tất nhiên của Marx. Bắt nguồn từ giải phóng và chiếm đoạt quyền hành bằng bạo lực, nay chỉ thấy làm tôi cho thực dân Trung Cộng và trở thành tư bản đỏ, không những chủ trương bóc lột qua gía trị thặng dư mà còn trở thành một thứ Mafia có quyền lực và sức mạnh quân đội và bọn chó săn công an gỉa dạng côn đồ, tự gọi là quần chúng tự phát.
Chính vì những đặc trưng ấy, nên quái thai CSVN phải có một môi trường rất đặc biệt để tổn tại. Vì môi trường nhân bản và dân chủ tự do sẽ không có chổ sống cho CSVN.
Các Đặc Trưng Của Môi Trường
Ghi Trong Tài Liệu Mà CSVN Muốn Tạo Ra
Phạm Trù Vi Mô Cá Nhân Trong Cộng Đồng Dân Tộc
1.- Về phương diện vi mô nền móng của cộng dồng dân tộc, CSVN duy trì nỗi sợ hãi ại cho mỗi cá nhân tại quốc nội và hải ngoại. Tại quốc nội nỗi sợ hại cho tính mạng cá nhân cũng như nghề nhiệp và hệ lụy tới bà con thân thích. Tại hải ngoại, sợ không có visa về, sợ CSVN tìm ra cớ, hay sẽ bị làm khó dễ cho bà con thân thích còn kẹt lại. Vấn đề duy trì mối sợ hại được lặp đi và lặp lại nhiều lần trong tài liệu.
2.- Ngoài cái sợ hại chung. Nhưng đối với thành phần trẻ . đang trên đường tìm cuộc sống, CSVN lái thành phần nầy vào cuộc mạo hiểm tìm khao khát tiền bạc và công danh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng và chủ nghiã tiêu thụ, tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bảo cải tiến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng như dân chủ nhân quyền và tự do. Tuổi trẻ và thành phần chủ lực kinh tế bị dẫn vào lối mòn tìm kiếm giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân. Đặc biệt xa lánh hoài bảo thay đổi chế độ. CSVN đem vào tuổi trẻ cá tính thực dụng, tinh thần chụp giật, sự khao khát ngông cuồng về tiển bạc, công danh và hưởng thụ.
3.- Về hành động tàn bạo, tại quốc nội, CSVN chủ trương tìm mọi thủ đoạn từ tà dan tới vũ lực trần truồng, nhắm tiêu diệt, trong thế bẻ đụa từng chiếc, những cá nhân, dân sự hay tôn giáo, tiên phong, có khả năng dẫn tới các hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi. Chúng tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được quần chúng tham gia. Tại hải ngoại, CSVN nhắm vào bôi nhọ cũng như cô đơn hóa những con người còn nặng lòng với quê hương và còn muốn đứng ra làm đại sự. Nói chung là tại hải ngoại, không sao tìm ra các nhà lãnh đạo quần chúng, hầu như không bao giờ có một bộ phận lãnh đạo hay cá nhân lãnh đạo có tổ chức và có chương trình hành động liên tục, nên bị rơi vào thế chơi trò Domino với CSVN và con cờ đầu do CSVN đem ra.
4.- Riêng đối với cá nhân trí thức, CSVN không đặt nặng vấn đề như đối với sinh viên và tuổi trẻ. Vì chúng biết các đặc trưng sau đây của giới trí thức Việt Nam : hèn nhát, háo danh, kiến thức chắp vá, nếu ai không qúa ngu dốt, thời hay đi vào con đường cô đơn . Cho nên CSVN đã dùng hai phương pháp đặc biệt cho giới nầy : Trấn áp hay vuốt ve.
5.- CSVN cho các thành phần đấu tranh, tại quốc nội, thấy cái viễn ành : Vào tù ra khám, mất tuổi trẻ và sức khỏe, rồi trờ thành phế nhân bất khả dụng cho cá nhân và cho tổ chức, để tạo nãn lòng.
6.- Cuối cùng, CSVN chủ trương phải thanh trừng một vài cá nhân trong hàng ngũ của chúng làm dê tế thần. Hầu giảm áp xuất bất mãn. Lối vắp chanh bỏ vỏ ngay trong hàng ngũ.
Dân Trí Và Xã Hội Dân Sự Của CSVN
1.- CSVN chủ trương phải có một dân trí nào đó. Nhưng cái dân trí, bằng giáo dục và đào tạo, chỉ là cái bàn đạp cho phát triển kinh tế về chuyên môn, kỷ thuật và hướng thục dụng. Chứ không đặt vấn đề ai có trách nhiệm tạo cái khung chính trị trong đó kinh tế phát triển. Nghĩa là một phát triển máy móc không có ý thức dân chủ.
2.- Về xã hội dân sự, đà phát triển kinh tế sẽ tạo ra một từng lớp trung lưu lớn mạnh. Từng lớp nầy sẽ có những tổ chức lớn nhỏ. Giữa đảng CSVN và các tổ chức ấy có loại trung gian là các tổ chức ngaọi biên của CSVN như mặt trận tô quốc và v..v. CSVN chủ tương gai cấp lớn dẩn nầy phải thuần phục và phải gài chân rết của chúng vào. Nghiã là một xã hội dân sự theo hướng kiểm soát của chúng.
3.- Tạo một tinh thần thực dụng và chủ nghiã mánh mung chụp giật để tinh thần nầy sẽ trờ thành bản tính của dân tộc, rã rời về ý chí, tan vở về niểm tin, chán ngán các tư tưởng nhân bản.
Ước Muốn Của CSVN
Đối Với Các Phong Trào Dân Chủ H óa VN
1.- CSVN dồn nổ lực giữ phong trào dân chủ trong thế không trở thành một phong trào đúng nghiã của nó, không thể bén rễ và lan rộng.
2.- Đẩy phong trào vào các hoạt động rời rạc, lãng mãn, hời hợt, vô tổ chức cũng như vô thực lực.
3.- Tạo hiện tượng lạm phát lãnh tụ hay chỉ huy trong thế tướng không quân.
4.- Xâm nhập vào bộ chỉ huy của phong trào và cổ võ các hành động cực đoan tại quốc nội, hầu gây phảm cảm trong quần chúng. Tại hải ngoại, tạo quay lưng hay thờ ơ với cuộc đấu tranh dân chủ hóa VN hay đánh vào hình nộm tố cọng vu vơ.
Tài Liệu Nội Bộ Vén Màn
Các Mặt Trái Của Tấm Huy Chương
CSVN Thú Nhận Các Con Dao Hai Lưỡi
1.- Muốn phát triển kinh tế, CSVN cần nâng cao một ít hiểu biết về khoa học ấy cho một số chuyên viên. Sự hiểu biết ấy được bọn CSVN gọi là dân trí. CSVN rất biết phát triển kinh tế sẽ làm phát sinh ra một số yếu tố, có thể gián tiếp hay trực tiếp, nguy hiểm cho chế độ. Nhưng nay chúng túng qúa và phải dùng miếng mồi nhử kinh tế.
Một đường, CSVN muốn nâng cao sự hiểu biết ấy. Đường kia chúng không muốn cái dân trì ấy dẫn tới ý thức cao về tự do và dân chủ. CSVN đang mơ với con dao hai lưỡi ầy.
2.- Về giáo dục tại Đại Học, một đường CSVN muốn đào tạo về thực dụng. Đường khác CSVN ước mơ sự thực dụng ấy phải tránh xa âm mưu thay đổi chế độ hay tránh ý thức công dân.
3.- CSVN thú nhận tại Đại Học, sinh viên phải học thuyết Marx đã bị lịch sử vất vào sọt rác. Cái cù lần ấy không nhắm đào tạo ý thức CS. Nhưng chỉ để cho sinh ngán ngẫm các ý thức hệ khác. Như vậy CS đã chứng minh cho sinh viên biết là chúng chẳng có ý thức nào cả. Chẳng còn lý thuyết để cai trị, ngoài cái củ mèn làm giận và tạo nhạo báng của sinh viên. Con dao hai lưỡi của Marx.
CSVN Bắt Chước Nói Ngược Đời
1.- Để đối đầu với các khái niệm Nhân Quyền Dân Chủ, đa nguyên, đa đảng, pháp trị và khai phóng, CSVN hô hoán khẩu hiệu : « Ổn định xã hội, tăng trường kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
2.- CSVN khai thác vài tài liệu của tác gỉa Tây phương như Daron Acemoglu hay Bruce de Mesquita để rêu rao : Phát triển kinh tế không cần dân chủ hóa.
Tài Liệu Bật Bí Các Sợ Hãi Của CSVN
1.- CSVN sợ dân chúng bất mãn cực độ. Sự bất mãn cực độ có thể dẫn tới những hành động tuyệt vọng. Có nghiã là bọn là bọn CSVN sợ những hành động cảm tử của dân chúng.
2.- CSVN sợ tinh thần dân tộc tiềm ẩn trong giới sinh viên cũng như ý thức dân chủ do phát triển kinh tế tạo ra.
3.- CSVN sợ trấn áp dân chủ qúa độ sẽ làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang tốt đẹp với Hoa Kỳ và phương Tây. Tuy biết họ là kẻ đạo đức gỉa
với lá cờ nhân quyền mang theo vào VN giữa bao lá cờ khác.
4.- Chúng rất sợ một Mini Thiên An Môn. Nghĩa là chúng sợ quần chúng liều chết.
5.- Chúng sợ bất cứ một phong trào có tổ chức hẵn hoi.
6.- CSVN không đề cập tới tôn giáo và cũng không đề cập tới vấn đề đảng lãnh đạo quần chúng gíao dân qua hành lãnh đạo tôn giáo. Có lẽ tôn giáo đang đang đặt chúng trước một vấn đề nan giải. Nếu quần chúng giáo dân kêu gọi được sự thức tĩnh của hàng lãnh đạo đã bị chúng thuẩn thục hóa.
7. CSVN sợ không kiểm soát được giai cấp trung lưu đang lên.
8.- CSVN chưa tìm giải pháp giảm thiểu sự bất mãn và xung đột giữa nhà nước và dân chúng.
Tài Liệu Ghi Chép Một Số Phương Thức
Mà CSVN Đã Hay Sẽ Dùng
Suốt cả chiếu dài của tài liệu, chỉ thấy ghị chép các mục tiêu. Nhưng rất ít phương thức được dùng để thục tiển hóa các mục tiêu. Tuy thế, có lỗ diện một vài điểm cần ghi ra :
1.- Chúng cương quyết tiêu diệt các lãnh tụ hay đầu tàu có khả năng lôi kéo. Chúng dự định dùng tù ngục từ 3 tới 7 năm.
2.- Đối với trí thức, CSVN dùng hai phương cách : Trấn áp hay vuốt ve.
3.- CSVN sẽ có một số dê tế thần ngay trong đảng.
4.- CSVN cố tạo bộ mặt dân chủ cá đối bằng đầu trong đảng và bảo đó là dân chủ.
5.- CSVN tìm cách tháo gỡ các ngòi nổ do phát triển kinh tế tạo ra.
6.- CSVN chủ trương một đàn áp có chọn lọc.
7.- Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch.
8.- Tạo một đàn đàn áp có chọn lọc trong hô hào phát triển kinh tế.
Qua Tài Liệu Nội Bộ Đảng CSVN,
Chúng Biết Thú Nhận Giờ Cáo Chung Đã Điểm
CSVN bắt đầu chấm dứt các khẩu hiệu : » Hồ Chủ Tịch sống mãi trong lòng dân » hay «Đảng CSVN muôn năm ».
Nay chúng lấy ước mơ làm sự thật. Một sự thật trong tuyệt vọng với giờ cáo chung đã điểm : « Với những phân tích như trên tôi (tác gỉa tài liệu nội bộ đàng CSVN) cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn ».
Đề Nghị Một Số Phương Thức
Nhắm Làm Tan Nát Các Mục Tiêu Của CSVN
Sau khi đã phân tách đầy đủ các điểm của tài liệu nội bộ đảng CSVN. Một đề nghị các phương thức phản công xem ra không khó. Các phương thức phản công gồm ba hướng tạo thế gọng kềm hội tụ:
Hướng Số I
Nhắm Vào Các Con Dao Hai Lưỡi mà CSVN Dùng
1.- Bằng mọi phương tiện đề cao ý thức Dân Chủ, Tự Do trong giới sinh sinh viên tại quốc nội. Vận động và giúp phương tiện cho các thủ lãnh có dịp tham quan tại hải ngoại với các chiêu bài học hỏi và xã hội.
2.- Phát triển ý thức công dân và bày kế thay đổi chế độ.
3.- Tải các tài liệu tóm lược về Marx và các biện chứng chống Marx về các sinh viên. Làm sao để khi vào thi. Tuy chẳng học hành gì về Marx, nhưng cũng viết lách ra phết. Với tán gẫu các tài liệu do NVHN chuyển về.
Huớng Số II
Nhắm Khai Thác Các Sợ Hãi Của CSVN
1.- Hãy tỏ cho CSVN biết sẽ có những hành động thuộc loại tuyệt vọng và đối tượng là bọn đầu sọ của đảng CSVN.
2.- Khai thác các vấn đề nhượng biển và nhượng đất để làm sống lại tinh thần dân tộc do CSVN làm mờ đi. Tìm mọi cách thực tiển hóa mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và ý thức dân chủ phải có và cần cho phát triển kinh tế.
3.- NVHN phải chấm dứt tình trạng hội đoàn vô tổ chức. Phải thống nhất các hội đoàn dân chủ hóa VN để có một bộ chỉ huy tỗng quát. Hầu có thể tạo mối liên hòan : Trong đánh ngoài la, trong là ngoài đánh trong các vận động với các dân chủ, nhất là Hoa Kỳ mà CSVN đang sợ.
4.- Nên tìm cách tập trung, cầu nguyện hay gì đó, và cho CSVN biết : « Một đại Thiên An Môn còn đủ sức, huống hồ một Mini Thiên An Môn khi nào chẳng có ». Hãy tìm cách tiến về hướng khủng bố tinh thần chúng. Xem mèo nào sẽ cắn cồ mèo nào trong cái Thiên An Môn ?
5.- Giáo dân VN trong và ngoài nước phải sớm chấm dứt tình trạng : « Một chốn đôi quê của HĐGMVN » để sớm cáo chung « Đảng nắm quần chúng qua hàng giáo phẩm ».
6.- Phải đi vào lớp trung lưu và vận động họ phải đòi hỏi thất nhiều hay đứng lên đòi cải tổ và vào chính quyền.
7.- Tạo một số xúc tác cho phản ứng : « Bất mãn của quần chúng đối với đảng CSVN ăn cắp của dân ».
Hướng Số III
Phản Ứng Chống Các Biện Pháp Của CSVN
1.- Hiện có vấn đề làm sao có thể bảo vệ các nhà dân chủ trong nước có nhiều ảnh hưởng trong quần chúng trước ván bài thí của của CSVN ! Một vấn đề dòi hỏi một nghiên cứu hợp đồng giữa các tổ chức của NVHN và các nhà dân chủ ấy. Nhưng nếu NVHN có một tổ chức tỗng quát tập trung vào các vận động thường trực bó buộc CSVN phải trả tự do cho họ. Nhất là không bao giờ quên họ. Ngoài ra NVHN phải tìm đủ mọi cách yểm trợ dưới nhiều hình thức các thân nhân của các kẻ bị tù tội.
2.- Làm sao giải quyết được vấn đề trí thức bị trấn áp hay được vuốt ve.
3.- Phải làm sao khai thác được vấn đề dê tế thần của CSVN ?
4.- Tìm cách tạo ngòi nổ do phát triển kinh tế tạo ra! Một chương trình phải do một tổ chức quy của và có chương trình hành động mà CSVN không chun vào được : Một Khối Ngô Đình Diệm Thế Giới ra đời ?
5.- Phải có chương trình yểm trợ sinh viên quốc nội đã có hàng ngũ tương đối. Đừng để các trí thức phản kháng lẻ loi.
Kết Luận
Qua tài liệu nội bộ của CSVN, một vén màn các nhược điểm của CSVN đã rõ. Chúng đi vào tuyệt vọng trong vấn đề kéo dài chế độ. Ước mong của chúng võn vẽn trong ván bài tạo môi trường cho sự hiện diện không qúa 20 năm nữa.
Vấn đề nay nằm tại các nhà đấu tránh, phải nhìn nhận đang thiếu tổ chức và lãnh đạo.
Nên cần có một tổ chức với hành động thực tiển và liên tục. Mục tiêu giảm ngắn sự kéo dài cai trị mà CSVN uớc mong dài 20 năm nữa.
« Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước ». Lật ng ược cán dao do tài liệu chế ra.
Tham Chiếu
TAI LIEU NOI BO ĐCS:
LAM SAO DE TRANH DAN CHU VA GIU QUYEN LƠI CHO ĐANG MAI MAI
Thưa các đồng chí,
Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò (là đảng tiên phong và) duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:
1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ.Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.
2. Phải giữ cho cái gọi là ‘phong trào dân chủ đối lập’ không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng. Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều ‘lãnh tụ’ mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều ‘nhân sĩ trí thức’ mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị –chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động ‘chống cộng cực đoan’ có tính chất phá hoại từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ…
Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là ‘đấu tranh dân chủ’. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày..
3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để ‘dân trí cao’ không đồng nghĩa với ‘ý thức dân chủ cao’.
Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần’entrepreneurship’ – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.
4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là ‘co-optation’ )…Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng…(làm ra sao ?)
Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa.
Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi –dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.
Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.
Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng.
Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ýthức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.
Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quầnchúng tham gia.
Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn T ử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang ‘The Prince’ nổi tiếng ở phươngTây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay.Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.
Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo ‘dân chủ tự do’ cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.
Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.
Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin ) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.
Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông,thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.
Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu ‘không thành công cũng thành nhân’ – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.
Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như’dân chủ’, ‘nhân quyền’, ‘tự do’ … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như ‘ổn định xã hội’, ‘tăng trưởng kinh tế’, ‘xóa đói giảm nghèo’
Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như ‘đa nguyên’, ‘đa đảng’, ‘pháp trị’, ‘khai phóng’… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những ‘giá trị Á châu’ một cách khéo léo.
Phát Huy dân chủ cơ sở – tập trung
Chúng ta cũng phải phát huy ‘dân chủ cơ sở’, ‘dân chủ tập trung’, ‘dân chủ trong đảng’… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.
Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.
Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của ‘dân chủ’ theo cách có lợi cho chúng ta: ‘dânchủ’ nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.
Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như ‘nhân quyền’, ‘dân chủ’… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.
Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa ‘thể chế chính trị’ và ‘phát triển kinh tế’.
Hai phạm trù ‘dân chủ’ và ‘phát triển’ có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải ‘dân chủ hóa’.
Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng ‘tháo ngòi nổ’ của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.
Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về ‘nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ’. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore,điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.
Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là ‘coordination goods’, tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật ‘đàn áp có chọn lọc’ mà tôi đã có dịp phân tích.
Giới trẻ và sinh viên học sinh
Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.
Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bịnh ồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có,trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.
Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói ‘tinh thần dân tộc’ vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.
Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểuThiên An Môn ở Ba Đình.
Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khảnăng tổ chức và phối hợp.
Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như ‘dân oan biểu tình’, ‘công nhân đình công’… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.
Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.
Trí thức
* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp ‘vừa trấn áp vừa vuốt ve’ từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá,hổ lốn, lỗi thời.
* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần ‘phò chính thống’ của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời mộtvực.
* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ than phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.
* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.
* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.
* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.
Thử tưởng tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?
Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.
Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc.
Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.
Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.
Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: ‘khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng’.
Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét