Pages

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Thương mại Mỹ - Việt tăng 1200% sau 10 năm

Tổng thống Bill Clinton đến Việt Nam năm 2000
Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam năm 2000, khai thông
quan hệ cấp cao hai bên
Đánh dấu 10 năm ký Hiệp định Thương mại Song phương Mỹ - Việt (BTA), Hoa Kỳ công bố các số liệu cho thấy trao đổi mậu dịch hai nước từ 12/2001 đến nay tăng từ 1,5 tỷ lên hơn 20 tỷ USD.
 
Nhân dịp này, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear nói:

"Hơn 10 năm qua, chúng tôi đã có những bước tiến ấn tượng trong mối quan hệ song phương của chúng ta, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế ",
Ông Shear, người sang nhậm chức cách đây không lâu, cũng cam kết rằng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế giữa hai nước là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông ở cương vị đại sứ.

Trong thông cáo gửi cho báo chí ngày 9/12 từ Hà Nội, Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng nói "tiến bộ trong quan hệ thương mại và đầu tư song phương diễn ra đồng thời với sự chuyển đổi kinh tế to lớn tại Việt Nam đã giúp cải thiện cuộc sống của những công dân Việt Nam bình thường."
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đưa ra con số rằng trong 10 năm qua, thu nhập thực tế tại Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 7,2% mỗi năm, và GDP bình quân đầu người đã tăng từ 413 USD năm 2001 lên 1.300 USD vào năm 2011.
Vẫn theo Đại sứ quán Mỹ, cùng thời gian tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 10,6% trong năm 2010.
Quyết định của Tổng thống Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 và chuyến thăm của ông tháng 11 năm 2000 đã mở đường cho Hiệp định BTA ký thời Tổng thống George W Bush.
BTA được cho là cột mốc quan trọng trong lịch trình bình thường hóa Bấm bang giao Mỹ - Việt.
Có hiệp lực từ 10/12/2001 Hiệp định đ̃a tạo nền tảng cho giao thương kinh tế, mở cửa thị trường Việt Nam cho các công ty Mỹ nhưng cũng mở lối cho hàng hóa Việt Nam vào Hoa Kỳ.
Đại sứ David Shear muốn tiếp tục thúc đẩy giao thương Mỹ - Việt
Có lợi từ đâu?
Có vẻ như Hoa Kỳ nay muốn nhấn mạnh đến lợi ích cho cả chính quyền và xã hội Việt Nam mà BTA đem lại.
Nhưng quan điểm của chính phủ Việt Nam thường là nhấn mạnh đến tác dụng của chính sách thúc đẩy tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo họ đưa ra, chứ không trực tiếp xác nhận rằng kinh tế cải thiện nhờ vào quan hệ thương mại với Hoa Kỳ hay nước nào khác.
Dù vậy, nhìn chung giới chức Việt Nam cũng xác nhận sự lớn mạnh của thị trường Hoa Kỳ cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam 10 năm qua.
Trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C. hôm 18/9 trích số liệu của Hoa Kỳ về giai đoạn một thập niên qua rằng:
"Xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 20%, trong khi ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ còn tăng trưởng cao hơn."
"Sự chuyển đổi kinh tế to lớn tại Việt Nam đã giúp cải thiện cuộc sống của những công dân Việt Nam bình thường"
Đại sứ David Shear
Họ cũng trích lời ông Suresh Kumar, trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ nói:
"Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, và tuy chỉ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ mua hàng hóa Việt Nam nhiều nhất so với bất kỳ thị trường nào, ông Kumar nhấn mạnh.
Việt Nam cũng tỏ ra vui mừng trước sự phát triển toàn diện quan hệ song phương.
Phát biểu khi sang nhậm chứ hồi tháng 5 năm nay tại Washington D.C. Đại sứ Việt Nam Nguyễn Quốc Cường được trích lời ca ngợi quan hệ hai bên:
Theo trang web của Đại sứ quán Việt Nam ở Hoa Kỳ, ông Nguyễn Quốc Cường "nêu rõ quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực trong những năm vừa qua".
Ông cũng cho rằng: "Quan hệ chính trị, an ninh và quốc phòng phát triển trên cơ sở bền vững với các cuộc trao đổi và đối thoại cấp cao thường xuyên. Hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế cũng không ngừng được mở rộng."
Thị trường Mỹ mở lối cho hàng xuất khẩu Việt Nam tăng đều
Ngoài ra, Việt Nam và Mỹ, theo Đại sứ quán Việt Nam, cũng hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như biến đổi khí hậu, chống khủng bố, hay không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Những điểm hai bên còn nhiều bất đồng hiện gồm có nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do truyền thông.
Vai trò của cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ, vốn luôn mạnh mẽ chỉ trích điều họ cho là chính quyền Hà Nội thiếu tôn trọng tự do dân chủ, cũng là một phần trong bức tranh quan hệ hai bên.
Ngoài ra, khác biệt về thể chế cũng dẫn đến chỗ nhìn nhận khác nhau về vai trò của luật pháp, kể cả luật thương mại, tác quyền và kinh tế cũng như vai trò của hệ thống tư pháp.
Bởi vậy, cũng có ý kiến cho rằng quan hệ hai bên tuy tăng mạnh về kinh tế, thậm chí quốc phòng, thực ra vẫn chưa đi vào chiều sâu chính vì các khác biệt quá lớn về tư tưởng và văn hóa chính trị.
Cùng lúc, các tài liệu do Bấm Wikileaks tiết lộ từ những công điện của quan chức sứ quán và lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi về nước cho thấy, giới chức ngoại giao Mỹ đã và đang tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu rộng gần như mọi chủ đề chính trị, xã hội, văn hóa ở Việt Nam.
Họ cũng tiếp xúc và thu thập ý kiến từ mọi giới trong và ngoài chính quyền một cách có hệ thống và đưa ra nhiều nhận định thú vị về nhiều cá nhân và tình hình chung tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét