Pages

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Tư Bản sẽ Rút Vốn 1.2 Tỉ Đô Vì Nhiều Cổ Phiếu VN Sụt 70%

Trong khi đó, ngân hàng lãi nghìn tỷ, doanh nghiệp chết vì trả lãi cao...
“Vốn ngoại ra đi,” đó là một bài phân tích về tình hình đầu tư tại VN trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hôm Thứ Sáu. Đặc biệt là viễn ảnh năm 2012 các quỹ tư bản quốc tế sẽ rút vốn khỏi VN tới 25.000 tỉ đồng (=1.2 tỉ đôla Mỹ).
Nhà phân tích kinh tế Hải Lý trên báo này cho biết trong khi khủng hoảng điạ ốc, bấtđộng sản tại VN sụt giá thê thảm, nhưng bây giờ vẫn chưa tới đáy, thì cổ phiếu nhiều công ty lớn tại 2 thị trừờng chứng khoán VN đã mất giá 50-70%... thì có một hiện tượng, theo thông tấn VnMedia, “Ngân hàng lãi nghìn tỷ, doanh nghiệp “chết” vì trả lãi cao...”
Bài báo trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ghi nhận bất động sản sụt giá, làm hại cổ phiếu ngân hàng, và giới đầu tư quốc tế bỏ chạy luôn khỏi thị trườøng cổ phiếu VN:
“...từ đầu tháng 11 thị trường bất động sản bắt đầu “rùng mình” với hàng loạt dự án căn hộ, biệt thự giảm giá mạnh trong một nỗ lực tìm đầu ra nhằm thu hồi vốn trả nợngân hàng của các chủ dự án đầu tư.

Ngay lập tức, giá cổ phiếu bất động sản niêm yết lao dốc không phanh. Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của Vietnam Property Fund; Vietnam Enterprise Investments Limited (Veil); Vietnam Growth Fund do Dragon Capital quản lý như HAG, SJS, SCR, BCI, DIG… bị bán tháo.
Sau bất động sản, đến lượt cổ phiếu ngân hàng...(...)
Vì sao họ bán?
Những năm trước, có nhiều thời điểm nhà đầu tư nước ngoài cũng bán ròng cổ phiếu, nhưng khi đó có thể nhận ra chiến lược “bán rẻ để mua lại rẻ hơn”. Vì vậy, khi thị trường phục hồi, lực cầu của khối ngoại đã tạo điều kiện cho VN-Index có những bước nhảy về phía 600 điểm. Nay thì không, họ bán và bán luôn, hầu như không có dấu hiệu nào chứng tỏ họ sẽ trở lại. Trong các báo cáo dành cho nhà đầu tư ở bên ngoài Việt Nam, một số tổ chức tài chính nhận định chứng khoán Việt Nam chưa đến đáy. Hai điểm nhấn được họ liệt kê để chứng tỏ đáy chưa thể gần là sự ổn định của giá trị đồng nội tệ sẽ còn chịu nhiều thử thách và lạm phát trong năm tới chưa thể rơi về mức một con số.
Bên cạnh đó, phần lớn các quỹ ngoại đang chịu sức ép đóng quỹ vào năm sau. Có rất ít khả năng các nhà đầu tư gia hạn cho các quỹ hoạt động. Thống kê chưa đầy đủchỉ ra số tiền mà các quỹ ngoại phải thoái vốn năm 2012 lên tới 25.000 tỉ đồng.Đây là dựa vào giá trị tài sản ròng NAV mà các quỹ đang nắm giữ, chứ không dựa trên số vốn đầu tư ban đầu. Phần lớn các quỹ đều giải ngân vào hai năm 2006-2007. So với mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại, NAV của họ chỉ còn bằng một nửa, thậm chí một phần ba giá trị đầu tư ban đầu. Chẳng hạn một trong những quỹ lớn hiện nay là DWS Vietnam Fund có NAV 198 triệu đô la Mỹ vào ngày 30-11-2011 so với vốn đầu tư ban đầu 500 triệu đô la Mỹ cách đây năm năm (nguồn: Edmond de Rothschils Securities Limited).
Đểcó thể thoái hết số vốn trên, cần có sự chuẩn bị. Một số quỹ đã bắt đầu bán ra danh mục từ đầu năm nay. Trong 12 tháng qua, VN-Index giảm 18,6% - mức giảm không lớn nhờ sự neo giá hoặc tăng giá của những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhưMSN, BVH, VIC, VPL, nhưng nhiều cổ phiếu blue-chips đã mất giá 50-70%. Hnx cùng thời gian giảm 44,2%...”
Đặc biệt, một chuyên gia về chứng khoán khi sang Mỹ 3 tuần lễ đã nghe nói thẳng rằng tăng trưởng kinh tế VN kể như là hết rồi, nếu... “Trong ba tuần ở Mỹ, tiếp xúc với hàng loạt quỹ đầu tư tại đây, tổng giám đốc một công ty chứng khoán cho biết ông không nhận được một sự hứa hẹn nào đầu tư vào Việt Nam năm tới. Ông buồn rầu nói: “Có quỹ họ nói thẳng có thể câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam đang kết thúc nếu cách điều hành nền kinh tế chậm thay đổi”...”
Thông tấn VnMedia trong bản tin cùng ngày 9-12-2011, ghi nhận tình hình rằng, thống kê về thất nghiệp VN chỉ nói lên 1/10 con số thực.
Bản tin viết: “Về vấn đề lao động việc làm, đại biểu Nguyễn Thị Thùy khẳng định: “sốlao động thất nghiệp theo báo cáo là thiếu rất nhiều, bởi theo tính toán của ngành thống kê, thì số thất nghiệp thực tế phải lên đến 10 lần, tức là vào khoảng 130.000, bằng đúng con số mà chúng ta tạo việc làm trong 1 năm”...”
Mặt khác, ngân hàng với lãi suất cắt cổ đã làm các doanh nghiệp thê thảm. Bản tin VnMedia kể:
“Ngân hàng lãi nghìn tỷ, doanh nghiệp “chết” vì trả lãi cao...
Theođại biểu Hà Nội, trong khi hàng chục nghìn DN phá sản vì khó khăn về vốn, thì các ngân hàng đang lãi hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng vì trả lãi cho người dân thấp nhưng cho DN vay lãi cao, với mức chênh lệch "cao nhất thế giới"...”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét