Pages

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Vai trò của Đài Loan ở Biển Đông


Trúc Giang MN – Vietvungvinh


Quang cảnh đảo Trường Sa Lớn nhìn từ phía cầu tàu



1*Đài Loan, một nhân tố mới ở Biển Đông.
Ngày 4-11-2011, đài RFA loan tin về lời tuyên bố nẩy lửa của viên tướng Tư lịnh Hải quân Đài Loan, gây chú ý không ít.
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, giới quan sát chú ý đến những lời tuyên bố của Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên, cho rằng: “Nếu xảy ra xung đột quân sự giữa Trung Hoa Đại lục với Philippines, thì quân đội Đài Loan ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội Đại lục”. Lời tuyên bố mang nhiều mâu thuẩn nầy mở ra nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu mới làm sáng tỏ được vụ việc.

- Hoa kỳ có hiệp ước bảo vệ Đài Loan.
- Hoa Kỳ có hiệp ước bảo vệ Philippines được ký năm 1951.
- Cả Đài Loan và Philippines là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ.
- Trường hợp Đài Loan và Philippines đánh nhau vì tranh chấp ở Biển Đông, Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào?
- Trường hợp Philippines đánh nhau với Trung Cộng, rồi Đài Loan nhảy vào phụ giúp Trung Cộng, thì Hoa Kỳ giải quyết ra sao?
Đó là những hệ lụy do lời tuyên bố của Tướng Doãn Thịnh Tiên gây ra.
Thiếu tướng Doãn còn nêu ra thêm chi tiết: “Nếu Philippines có mưu đồ chiếm đảo ở Trường Sa, thì quân đội Trung Hoa Đại lục cũng nên giúp đở cho Đài Loan”. Lời tuyên bố nầy nêu lên trường hợp Đài Loan và Phi đánh nhau.
Trước những lời lẻ cứng rắn của Philippines khi Trung Cộng xâm phạm vùng biển Bãi Cỏ Rong mà Phi tuyên bố chủ quyền trên đó, đã làm cho thế giới lo ngại, xem đó là một điểm nóng, nóng hơn trường hợp tàu Trung Cộng cắt dây cáp của tàu Việt Nam, bởi vì, VN không có một đồng minh quân sự thân cận nào, cho nên phải chịu lép vế và nhịn nhục, do đó chiến tranh ít có cơ hội bùng nổ.
Hoành phi chùa trên đảo Trường Sa Lớn

2* Một thách thức mới đối với Việt Nam


Có lẻ VN cảm thấy lo ngại khi báo chí đăng tải lời tuyên bố của Tướng Đài Loan như sau: “Hiện nay, trong khu vực Thái Bình Dương, Đài Loan có một số căn cứ lớn, vì thế, nếu xung đột xảy ra thì Đại lục cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ nầy là hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cho quân đội Đại lục”.
Qua những lời tuyên bố trên, thì viễn ảnh của một đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở Trường Sa, do Đài Loan chiếm đóng, có thể sẽ là một căn cứ của Trung Cộng. Đó là điều làm cho VN lo ngại.
Ông Lê Ngọc Thống, sĩ quan VN, một bỉnh bút quân sự, có những bài viết trên Vietstudies như sau:
“Đài Loan nhường đảo Ba Bình cho Trung Quốc là việc riêng của người Trung Hoa với nhau, nên họ có thể làm trong việc trao đổi quyền lợi cho nhau. Nếu việc nầy xảy ra, thì Trường Sa của VN sẽ phức tạp và nguy hiểm cho Việt Nam”.
Vừa qua, đài VOA đưa tin là Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu cho biết, ông sẵn sàng ký một Hoà ước với Trung Hoa Lục địa, nếu người dân Đài Loan đồng ý”.
Ông Lê Ngọc Thống còn cho rằng việc ký hòa ước xuất phát từ tình dân tộc “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” và “Người Trung Quốc không bao giờ đánh người Trung Quốc”. Nói như thế là không đúng sự thật. Lịch sử Trung Hoa là lịch sử của những người Tàu chém giết nhau tàn bạo, từ thời Tam Quốc cho đến cuộc nội chiến Quốc-Cộng, Tưởng Giới Thạch với Mao Trạch Đông, huynh đệ tàn sát nhau không nương tay.
Rồi bọn Trung Cộng của Mao Trạch Đông giết đồng bào của mình một cách dã man, từ Cải Cách Ruộng Đất, Cách mạng Văn Hoá, Thiên An Môn, Pháp Luân Công…Những tên đồ tể khát máu người, từ Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Hồ Chí Minh…đã diệt chủng chính đồng bào máu mũ, ruột thịt của mình, đưa nạn nhân của chế độ Cộng Sản lên tới một trăm triệu người, vậy bọn sát nhân đó có xem “một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay không? Bọn đồ tể, lưu manh, một thứ như nhau cả.
Cha nội Thống nầy nói trật lất! Làm gì có tình người khi giết 100 triệu đồng bào ruột thịt của mình?

3* Đài Loan đưa hỏa tiễn, xe tăng tới đảo Ba Bình

Ngày 12-6-2011, phát ngôn viên quân đội Đài Loan cho biết, họ sẽ triển khai tàu hỏa tiễn Seagull và xe tăng đến đảo Ba Bình, vì quan ngại, lực lượng bảo vệ Ba Bình không đủ khả năng đối phó với những xung đột ở Biển Đông. Đồng thời, 190 TQLC cũng dược điều đến đó.
Đài Loan đang chiếm đóng đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, đã không tham gia các cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương liên quan đến vấn đề chủ quyền ở Biển Đông.
Trong khi đưa hỏa tiễn Thần Kiếm 1 (TC-1, Tien Chien 1) đến Ba Bình, Bộ Quốc Phòng ĐL cho biết: “Việt Nam có cả ngàn quân đóng ở Trường Sa, được phản lực cơ chiến đấu Su-27 và Su-30MK2 yểm trợ, trong khi Đài Loan chỉ có loại hỏa tiễn cũ Chaparral đã lỗi thời và đại liên phòng không 20 ly. Khi so sánh như vậy, ĐL muốn làm cân bằng lực lượng quân sự với VN.
Quân số các nước đang trấn đóng ở Trường Sa.
- Đài Loan: 150 TQLC và 190 nhân sự canh phòng duyên hải.
- Malaysia: 90 binh sĩ
- Philippines: 100
- Trung Cộng: 600
- Việt Nam: 2,000
Hỏa tiễn Thần Kiếm 1 (Tien chien 1)
Là một hệ thống hỏa tiễn tầm nhiệt đất đối không, hiện đại nhất của Đài Loan, được dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Toàn bộ hệ thống được điều khiển bởi Radar MPQ-78, có thể đảm nhận các vai trò như cảnh giới, phát hiện mục tiêu cách xa 30km, bám sát mục tiêu và điều khiển bắn hạ. Radar cảnh giới có thể nhận diện bạn, thù ở tầm xa 30km, đồng thời có thể theo dõi cùng một lúc 20 mục tiêu khác nhau, có nghĩa là, nếu cùng một lúc, 20 hỏa tiễn bay đến, thì bị tiêu diệt toàn bộ. Trái lại, nếu bắn 21 quả, thì có 1 quả lọt lưới.
Hỏa tiễn dài: 2.87m. Đường kính 127mm. Nặng 90kg.Tầm sát hại 8,000m.
Hỏa tiễn có thể đặt trên xe tải hoặc xe humvee. Do kích cở nhỏ, nên được bố trí ở một diện tích nhỏ mà đặc điểm là che dấu, và tính bí mật cao, nên địch khó phát hiện và phá hủy.

4* Đường băng trên đảo Ba Bình

Ngày 24-1-2008, phi cơ vận tải quân sự C-130 đáp xuống đảo Ba Bình. Đường băng bằng bê tong dài 3,800 bộ, rộng 100 bộ, được xây dựng năm 2005.
Ngày 2-2-2008, Tổng thống Trần Thủy Biển đến thăm đảo Ba Bình, mục đích xác định chủ quyền của Đài Loan trên đảo nầy.
Việt Nam phản ứng mạnh mẽ, nhưng chỉ là phản ứng lấy lệ mà thôi, vì không có kèm theo biện pháp trả đủa nào cả.
Các nước có đường băng trên quần đảo Trường Sa.
VN có đường băng ở đảo Nam Yết
Malaysia có đường băng trên đảo Đá Hoa Lau
Philippines có phi đạo trên đảo Song Tử Đông.

5* Đảo Ba Bình

Ba Bình là tên do VN đặt. Tên quốc tế là Itu Aba và tên Đài Loan là Thái Bình.
Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
Chu vi: 2.8km. Diện tích: 43.2 hecta, có vòng đai san hô chung quanh đảo.
Chiều dài: 1.47km. Rộng: 500m. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 2.8m. Trên đảo có dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao 7m và nhiều bụi rậm.
Hải đăng trên đảo Trường Sa Lớn
Những xây dựng trên đảo:
- 1 ngọn hải đăng
- Các trạm thời tiết, trạm phát thanh
- Sân bay, giếng nước…
Ngoài đảo Ba Bình, Đài Loan còn có quân trú đóng trên đảo Bàn Than (Ban Than Jiao) với những công trình xây dựng và phòng thủ.
5.1. Ba Bình thuộc nhà cầm quyền Pháp tại Việt Nam
Năm 1932, Pháp chiếm đảo Ba Bình và xem nó là một phần của lãnh thổ Việt Nam dưới quyền cai trị của Pháp ở VN.
Trước thế chiến 2, Pháp xây một đài quan trắc khí tượng ở Ba Bình. Đài nầy thuộc tổ chức khí tượng quốc tế, nên nó là bằng chứng Việt Nam có chủ quyền trên hòn đảo nầy.
5.2. Trường hợp nào Đài Loan chiếm đóng Ba Bình?
5.2.1. Trường hợp 1
Trong thế chiến 2, Nhật chiếm đảo Ba Bình làm căn cứ tàu ngầm mà Bộ chỉ huy đặt tại thành phố Cao Hùng, trên phía Nam của đảo Đài Loan, xem như sát nhập Ba Bình vào Đài Loan.
Năm 1946. Sau khi bị bại trận, Nhật trả Ba Bình cho Đài Loan, mà trong thời gian đó, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch còn quyền cai trị trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa, và Ba Bình được đặt dưới sự quản lý của tỉnh Quảng Đông.
Năm 1949. Mao Trạch Đông lên nắm quyền cai trị trên Lục địa. Trung Hoa Dân Quốc thua trận, chạy ra Đài Loan và kiểm soát luôn đảo Ba Bình cho tới ngày nay.
5.2.2. Trường hợp 2
Trúc Giang xin ghi lại tài liệu như sau.
Năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) của Tưởng Giới Thạch đưa 4 chiến hạm, phát xuất từ cảng Ngô Tùng, đến chiếm đảo Hoàng Sa ngày 29-11-1946. Chính phủ Pháp phản đối việc chiếm đóng bất hợp pháp đó của THDQ.
Ngày 17-10-1947, Pháp đưa chiến hạm Tonkinois đến Hoàng Sa, yêu cầu rút quân, nhưng THDQ từ chối. Pháp gởi một phân đội lính, trong đó có lính Quốc Gia VN đến đóng đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa)
Năm 1947.
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh ngày 15-8-1945, Tưởng Giới Thạch được Hiệp Định Postdam giao cho quyền tước khí giới quân Nhật ở VN, từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Tưởng chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée-[Pháp]) cuối năm 1946, và chiếm đảo Ba Bình năm 1947.
Năm 1950.
Quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 14-10-1950, chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền quản lý HS/TS lại cho chính phủ Bảo Đại. Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo chủ tọa cuộc chuyển giao quyền hành trên hai quần đảo HS/TS.
Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.
Sau năm 1950, 2 quần đảo HS/TS không còn quân đội ngoại quốc nào đóng trên đó cả, mà chỉ có Quân đội Quốc Gia của Chính Phủ Bảo Đại đồn trú trên đó mà thôi.
Theo Hiệp Định Genève năm 1954, 2 quần đảo HS/TS ở dưới vĩ tuyến 17, nên thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa.
1). Trung Cộng và Đài Loan chiếm hai đảo lớn
Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu của VNCH ra tuyên bố, khẳng định chủ quyền của VN trên hai quần đảo HS/TS.
Ngày 22-8-1956, Hải quân VNCH đổ bộ lên các đảo chính của quần đảo Trường Sa để dựng cờ và cột đá chủ quyền.
Tháng 10 năm 1956, Hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba).
Cũng năm 1956, Trung Cộng chiếm đảo Phú Lâm, là một trong 2 đảo lớn ở Trường Sa.
Ngày 19-1-1974, Trung Cộng đánh chiếm đảo Hoàng Sa của VNCH.
Tháng 2 năm 1974, VNCH đưa quân đến đóng trên 5 đảo của Trường Sa.
Ngày 1-2-1974, tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về Luật biển ở Caracas, VNCH tố cáo Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa.
Sau năm 1975 đến nay, Đài Loan vẫn chiếm đóng trên đảo Ba Bình.

6* Philippines và Trường Sa

6.1. Tổng quát về nước Philippines
Philippines là một quần đảo gồm 7,107 hòn đảo, trải dài 1,210 km, chia thành 3 nhóm đảo: Luzon, Visaya và Mindanao, trong đó 700 đảo có người ở.
Diện tích: 300,000km2.
Dân số: 87,857,473 người.
Thủ đô: Manila
Ngôn ngữ: Tiếng Tagalog và tiếng Anh.
Nhiều núi lửa đang hoạt động.
6.2. Philippines tuyên bố chủ quyền trên Trường Sa
Ngày 15-5-1956, một công dân Philippines tên Tomas Cloma tuyên bố thành lập nhà nước mới tên là Kalayaan. Nhà nước nầy trải ra toàn bộ phía Đông của quần đảo Trường Sa, tức là phía Tây của đảo quốc Philippines, gồm các đảo Ba Bình, Pagasa (Thị Tứ) và đảo Nam Yết.
Tháng 7 năm 1956, Tomas Cloma lập ra một thuộc địa, đặt thủ đô tại đảo Pagasa, mà Tomas Cloma là Chủ tịch Hội Đồng nhà nước Kalayaan. Hành động nầy của Cloma bị các nước xem là hành động gây hấn của Philippines về việc chiếm các đảo.
Sự phản ứng quốc tế xảy ra. Đài Loan, Trung Cộng, VNCH, Pháp, Anh và Hoà Lan lên tiếng phản đối. Hoà Lan phản đối vì họ coi Trường Sa là một phần của nước New Guinea là thuộc địa của họ.
Nhân vụ nầy, Đài Loan đưa hải quân đến đồn trú trên đảo Ba Bình.
6.3. Tổng quát về đảo Pagasa
Pagasa là tên do Philippines đặt. Tên quốc tế là Thitu Island. Tên VN là Thị Tứ. Là một trong những đảo lớn của Trường Sa. Đảo được che phủ bởi những cây to và nhiều loại thực vật.
Dân cư: 300 gồm trẻ em. Binh sĩ: 40.
Một đường băng, một bến tàu, nhà máy lọc nước, nhà máy diện và một tháp truyền thông thương mại.
Hiện nay, Philippines chiếm đóng trên 7 đảo, 2 bãi đá chìm và 1 đảo nhỏ:
- Đảo Bình Nguyên (là tên VN), tên quốc tế là Flat Island.
- Đảo Thị Tứ (Thitu island)
- Đảo Loại Ta (Loaita island)
- Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay)
- Đảo Vĩnh Viễn (Nanshan island)
- Đảo Bến Lạc (West York island)
- Cồn san hô Lan Can (Lankiam Cay)
- Đảo Cá Nhám (Irving reef)
- Đá Công Đo (Commodore Reef)
Đầu năm 1971, Philippines nhân danh Tomas Cloma gởi một công hàm đến Đài Loan, yêu cầu rút quân khỏi Ba Bình.
Ngày 10-7-1971, Tổng thống Ferdinand Marcos thông báo sát nhập 53 hòn đảo mà họ gọi là quốc gia Kalayaan, mặc dù cà Cloma và Marcos không chỉ rõ đó là những đảo nào. Người Phi chủ trương tuyên bố chủ quyền càng nhiều càng tốt.
Tháng 4 năm 1972, Kalayaan chính thức sát nhập vào tỉnh Palawan.
Năm 1977, Phi đưa quân đến đánh chiếm Ba Bình nhưng bị quân Đài Loan đẩy lui.
Năm 2005, một trạm điện thoại di động được xây dựng trên đảo Pagas (Thitu island- Thị Tứ) bởi công ty Smart Communications của Philippines.
Một lý do khiến cho Philippines tuyên bố chủ quyền trên các đảo đó vì nó nằm trong Khu Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) 200 hải lý của nước nầy.
6.4. Thái độ cứng rắn của Philippines
Ngày 9-6-2011, Tướng Edwardo Oban Jr.,người đứng đầu lực lượng vũ trang Philippines trả lời báo Daily Inquirer: “Phi cương quyết phòng thủ tích cực nếu tàu TQ hoặc bất cứ của nước nào có hành động thù địch, như bắn vào người dân Phi thì chúng tôi bắn trả lại”. Ông tướng “can đảm” nầy “dám nói” là sẽ bắn vào “tàu lạ” và cà tàu Trung Cộng nữa.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino III quyết định không xử dụng tên “South China Sea” mà dùng tên West Philippines Sea để chứng tỏ chủ quyền của họ trên vùng biển.
Trong 2 tuần của tháng 6 năm 2011, Phi tố cáo Trung Cộng đã có 6 lần vi phạm lãnh hải của Phi.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh, TT Benigno Aquino III không đồng ý giải quyết song phương, đồng thời cũng phản đối thông cáo chung của Trung Cộng-Việt Cộng về việc giải quyết song phương ở Biển Đông.
Trước đây, tàu cá TC kéo theo 25 chiếc xuồng, đi vào hải phận Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo san hô do Phi chiếm giữ, khi gặp tàu hải quân Phi, thì tàu TC cắt dây tháo chạy, bỏ lại 25 chiếc xuồng. Hải quân Phi kéo xuồng về bến và lên tiếng tố cáo tàu cá TC đánh cá lậu trong hải phận của Phi.
Các quan sát viên cho rằng đó là sự thăm dò của TC để xem thái độ của Philippines như thế nào? Dũng cảm hay hèn nhát.
Philippines đã tỏ ra cứng rắn và dũng cảm trong việc bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của họ, khi dám tập trận chiến đấu chung với Hoa Kỳ.

7* Các đảo do Trung Cộng và Việt Nam quản lý

7.1. Các đảo do Trung Cộng quản lý.
Trung Cộng chiếm 9 bãi đá chìm
- Đá Châu Viên. Tên quốc tế là Cuarteron Reef). Chỉ có đá san hô, cao nhất 1.5m. Chiếm đóng năm 1988.
- Đá Chữ Thập. (Fiery Cross Reef). Diện tích 8,080 dăm vuông. Mỏm đá cao 1m. Tất cả chìm xuống nước khi triều dâng. Xây 1 cảng hải quân bằng cách cho nổ san hô rồi dồn lại thành đống. Có 1 phi đạo, 1 trạm quan sát hàng hải.
- Đá Ga ven. (Gaven Reef). Tất cả chìm xuống nước khi thủy triều dâng. Gồm một đụn cát và bãi đá ngầm. Trên mặt bãi đá, được xây trải ra một lớp xi măng làm nền. Nhiều căn nhà 2 tầng được xây trên nền xi măng. Con người ở tầng trên.
- Đá Gạc Ma. (Johnson South Reef). Nằm cách bãi Đá Co Lin của VN 6km. Bãi đá chỉ nhô lên mặt nước khi thủy triều xuống. Chiếm năm 1988.
- Đá Vành Khăn. (Mischief Reef). Chỉ có vài mỏm đá nhô lên khi thủy triều xuống, tức là khi triều lên thì bãi đá hoàn toàn chìm dưới mặt nước. Có một hệ thống phòng thủ bằng gỗ treo cao trên những cột trụ.
- Đá Su Bi. (Subi Reef). Nằm cách đảo Thị Tứ (Thitu island) của Philippines 26km. Chỉ nhìn thấy, khi mực nước rút xuống. Trung Cộng xây nhiều căn nhà 3 tầng, bến tàu và một bãi đáp trực thăng.
- Đá Ba Đầu. (Whitson Reef). Nhiều mỏm đá nhô lên mặt nước khi thủy triều xuống, tức là nước ngập toàn bãi.
- Đá Huy Cơ. (Hughes Reef). Chỉ nổi lên khi triều xuống. Nhiều nhà treo để đóng quân. Chiếm năm 1988.
Trung Cộng không có bằng chứng cụ thể và vững chắc nào để chứng minh là có chủ quyền trên các quần đảo HS/TS cả. Họ chỉ nói là lịch sử cho biết, thời nhà Tống thì 2 quần đảo nầy đã thuộc về Trung Hoa. Rồi đem những miểng chén, miểng sành không biết lấy từ đâu ra để cho biết rằng thời kỳ đó, đã có người Tàu sống trên các đảo nầy.
Thế mà tay VC Ung Văn Khiêm, chưa bao giờ trông thấy những “miểng sành” đó ra sao, mà cũng nâng bi “Theo những dữ kiện lịch sử của VN, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung Quốc”.Và ông Lê Lộc, thuộc Bộ Ngoại Giao VC cũng vuốt đuôi:”Xét về mặt lịch sử thì các quần đảo nầy hoàn toàn thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Tống”.
Thật ra, những mảnh vở của đồ sành, đồ sứ mà TC trưng ra, có thể đúng là của các quan thái thú Tàu đã cai trị VN hơn 1,000 năm. Nếu căn cứ vào người Tàu ở lãnh thổ, lãnh hải VN, thì có thể nói VN thuộc về nước Pháp, vì người Pháp cũng ở VN trên 80 năm.
7.2. Các đảo do Việt Nam quản lý
Việt Nam quản lý 7 hòn đảo, 16 bãi đá chìm và 3 bãi đá ngầm. Quân số trên các đảo là 2,000 và một số gia đình dân cư.
- Đảo Song Tử Tây. (Southwest Cay). Cách đảo Song Tử Đông do Philippines trấn đóng 2.82km.1 ngọn hải đăng (1933), 1 đường băng, 1 toà nhà 3 tầng đề đóng quân.
- Đảo Trường Sa. (Spratly island). Đảo lớn thứ tư của quần đảo. Cao 2.5m. Địa hình bằng phẳng. 1 chòi đá cao 5.5m, 1 đường băng, 1 cảng cá, một số công trình xây dựng và 1 trại lính.
- Đảo An Bang. (Amboyna Cay). Một hải đăng (1995), một hệ thống phòng thủ chặt chẽ.
- Bãi Đá Ngầm. (Barque Canada Reef). Dài 29km, Đỉnh cao nhất 4.5m. Các công trình quân sự được nâng cấp gần đây.
Ngoài ra, còn các đảo và bãi đá như:
Các đảo: Trường Sa Đông, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông.
Các bãi: Tốc tan, Thuyền Chài, Đá Cô Lin, Đá Núi Le, Đá Lớn, Đá Đông, Đá Lát, Đá Len Đao, Đá Núi Thi, Đá Tiên Nữ…


Cây bàng vuông trên đảo Trường Sa Lớn

Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Nam Yết (Namyit Island)

8* Những biến cố ở Song Tử Tây

8.1. Tổng quát về Song Tử Tây
Hai đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây trước kia thuộc VNCH. Hai đảo cách nhau 2.82km, đảo nầy nhìn thấy đảo kia ở đường chân trời.
Năm 1959, chính phủ VNCH đổi tên hai đảo thành một tên là đảo Song Tử, sát nhập vào tỉnh Phước Tuy.
Hiện nay, Philippines quản lý đảo Song Tử Đông và VN quản lý Song Tử Tây.
Song Tử Tây tên quốc tế là Southwest Cay, một trong những cồn san hô lớn thứ sáu trong Trường Sa. Điểm cao nhất là 4m. vành đá bao quanh nổi bật khi thủy triều lên. Đảp phủ phân chim và cây cối um tùm, trước kia là nơi đẻ của các loài chim.
8.2. Những biến cố ở Song Tử Tây
Những biến cố ở Song Tử Tây là một chuỗi những sự kiện thay cờ đổi chủ trên hòn đảo nầy, giữa hải quân VNCH với hải quân Philippines và hải quân Cộng Sản Bắc Việt.
Năm 1933.
Nhà cầm quyền Pháp đưa 3 tàu chiến: Alerte, Astrobale và De Lanessan đến thu thập các đảo Song Tử, nhập vào thuộc địa VN của Pháp.
Năm 1956
Pháp chuyển giao 2 đảo nầy lại cho VNCH.
Năm 1959
Chính phủ VNCH đổi tên 2 đảo thành một tên là đảo Song Tử, sát nhập vào tỉnh Phước Tuy.
Năm 1963
Thủy thủ 3 chiến hạm Hương Giang (HQ-405), Chi Lăng và Kỳ Hoà của HQ/VNCH đến thiết lập bia chủ quyền trên 2 đảo Song Tử nầy.
Năm 1968
Năm 1968, lính Philippines chiếm 2 đảo Song Tử, Đông và Tây, mà họ gọi là Parola và Pugad.
Sự kiện tháng 2 năm 1974
Ngày 19-1-1974, Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH. Liền sau khi mất Hoàng Sa, VNCH mở chiến dịch Trần Hưng Đạo 48, bất ngờ chiếm đảo Song Tử Tây từ tay Philippines. Đó là lúc mà binh sĩ Phi từ Song Tử Tây kéo sang đảo Song Tử Đông để dự tiệc sinh nhật của viên chỉ huy đảo, ăn nhậu đàn đúm.
Khi quân lính Phi trở về thì thấy quân VNCH có vũ trang đang hát quốc ca ở Song Tử Tây, nên họ trở về Song Tử Đông. Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1974, HQ/VNCH hoàn tất hệ thống phòng thủ trên đảo. Chính quyền Philippines im lặng trước việc nầy.
Sự kiện tháng 4 năm 1975
Khi phòng tuyến Phan Rang bị vở, Song Tử Tây mất về tay CSBV, binh sĩ VNCH chạy sang Song Tử Đông của Philippines lánh nạn.
Sau 30-5-1975, toàn bộ lãnh thổ VNCH bị mất về tay CSBV, Trường Sa cũng chịu chung số phận.
9* Quan hệ giữa Đài Loan và Hoa lục
Do những lời phát biểu mới đây của Thiếu tướng Đài Loan Dõan Thịnh Tiên, nên các nhà quan sát xét lại mối quan hệ gần đây giữa Đài Loan và Hoa lục.
Hiện tại, Trung Cộng đang triển khai 1,600 hỏa tiễn các loại nhắm vào Đài Loan. Từ năm 1949 đến nay đã có 3 lần đánh nhau chí tử và một lần súyt gây đại chiến.
9.1. Đánh nhau lần 1
Từ ngày 25 đến 27 tháng 10 năm 1949
Trung Cộng đổ bộ đánh vào đảo Kim Môn. TC thua nhục nhã vì quân lực yếu kém hơn Đài Loan.
Thiệt hại hai bên:
- Đài Loan: 1,267 tử thương, 1,982 bị thương.
- Trung Cộng: 3,873 bị giết, 5,175 bị bắt làm tù binh.
9.2. Đánh nhau lần 2
Năm 1954-1955
Ngày 18-8-1954, Chu Ân Lai tuyên bố Giải phóng Đài Loan (ĐL). Trung Cộng pháo kích mãnh liệt vào 2 đảo Kim Môn và Mã Tổ. Lúc đó, ĐL có 58,000 quân đóng ở Kim Môn và 15,000 đóng ở Mã Tổ. Hoa Kỳ cảnh cáo, nếu TC mở mặt trận ra đảo Tachen, thì Hoa Kỳ sẽ dùng bom nguyên tử để giải tỏa Đài Loan.
Thế là Trung Cộng rút quân sau khi mất 20,000 và một số lớn tàu bè bị phá hủy.
9.3. Đánh nhau lần thứ 3
Năm 1958
Ngày 23-8-1958, quân Trung Cộng pháo kích dữ dội vào đảo Kim Môn, giết chếy 400 quân ĐL. Chiến sự mở rộng bằng mặt trận trên không. Một bên do Hoa Kỳ yểm trợ, bên kia do Liên Xô yểm trợ. Cuộc chiến chấm dứt ngày 1-1-1959, gây thiệt hại cho 2 bên khỏang 1,000 người chết.
9.4. Đánh nhau lần thứ 4
Là cuộc khủng hoảng tại eo biển Đài Loan. Vì e ngại Lý Đăng Huy sẽ tuyên bố độc lập cho Đài Loan, sau khi đắc cử tổng thống, nên TC bắn hỏa tiễn vào hải phận ĐL để đe dọa. Trước ngày bầu cử, TC tổ chức diễn tập đổ bộ 3 lần và hăm dọa, nếu người ĐL bầu cho Lý Đăng Huy làm tổng thống, thì TC sẽ phát động chiến tranh trừng phạt. Nhưng người dân ĐL không sợ hãi, và Lý Đăng Huy đắc cử với số phiếu tối đa. Dân ĐL không chịu khuất phục và cương quyết không sống dưới chế độ độc tài tàn bạo của Cộng Sản.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng đưa 2 hàng không mẫu hạm vào eo biển Đài Loan để phòng ngừa TC làm ẩu.
9.5. Viễn ảnh Đài Loan ký hòa ước với Bắc Kinh
Tổng thống Mã Anh Cửu cho biết là có thể ký một hòa ước với Bắc Kinh, nếu người dân ĐL đồng ý.
Nếu hoà ước được hiểu nghĩa là không dùng vũ khí bắn giết nhau, nhất là trong tình thế hiện nay, lực lượng quân sự ĐL thua kém TC quá xa, thì hòa ước là điều tốt. Hai bên người Tàu không đánh nhau, thì việc bảo vệ an ninh cho ĐL của HK cũng nhẹ bớt.
Nhưng việc tuyên bố là một lẻ, và trong sinh hoạt dân chủ ĐL hiện nay, thì chủ trương của hai đảng, đối lập nhau rất mãnh liệt. Đảng Dân Tiến của Mã Anh Cửu chủ trương đa phương giải quyết tranh chấp, trái lại, Quốc Dân Đảng có chủ trương không thương lượng với Hoa lục.
Trung Cộng ngày nay cũng không đặt việc thu phục ĐL vào mục đích hàng đầu, bởi vì TC đã lớn mạnh về chính trị, kinh tế và quân sự hơn những năm mới được vào LHQ.
Hiện nay, đa số quốc gia trên thế giới đã công nhận Trung Cộng là nước Trung Hoa duy nhất, cho nên, dù ĐL có tuyên bố độc lập thì cũng có ít quốc gia công nhận, ngay cả Hoa Kỳ và Âu châu cũng không.
Hơn nữa, nếu TC thu thập ĐL, thì một quốc gia khác sẽ trám vào chỗ ĐL và vô cùng lợi hại đối với TC, đó là Nhật Bản.
Về phía Hoa Kỳ, người Mỹ muốn ĐL nằm trong vòng đai khống chế TC, và có thể nói là ĐL hoàn toàn dựa vào HK trước sự đe dọa của TC, có nghĩa là ĐL tùy thuộc vào HK, cho nên những vụ việc quan trọng cần phải có sự đồng ý của HK. Nguồn vũ khí phòng thủ của ĐL là do HK cung cấp.
Dân ĐL không muốn thống nhất, HK cũng không muốn, thì tổng thống Mã Anh Cửu cũng phải chịu thôi.
Do đó, những lời tuyên bố của Thiếu tướng ĐL Doãn Thịnh Tiên cũng không phải là quyết định của chính quyền Đài Loan.
Sau những tuyên bố nẩy lửa của Tướng Tiên, các nhà quan sát truy tìm tin tức trên các phương tiện truyền thông chính thức của ĐL, của các hảng thông tấn Tây phương, thì không thấy, mà chỉ biết xuất xứ từ Vietnamnet trong nuớc mà thôi. Vì thế, vụ việc còn nằm trong nghi vấn.

10* Kết

Mặc dù Đài Loan đã gây chú ý bằng cách đưa hỏa tiễn, tàu phóng hỏa tiễn, xe tăng và TQLC tới vùng biển tranh chấp, nhưng các nhà quan sát cho rằng Đài Loan cũng không có vai trò nào nổi bật trong bối cảnh mà Trung Cộng và Hoa Kỳ là 2 nước chủ động những bước đi trong ván cờ ở Biển Đông.
Đài Loan dù sao cũng còn chịu ảnh hưởng và tùy thuộc vào Hoa Kỳ và chính quyền Mã Anh Cửu cũng chịu ảnh hưởng của người dân ĐL, cho nên không thể tự do, muốn làm gì thì làm.
Trung Cộng không dám đánh Philippines vì chưa đủ sức để thắng Hoa Kỳ trong trận chiến.
Mục đích chủ yếu của Trung Cộng là chiếm tài nguyên, dầu khí ở Biển Đông thông qua tuyên bố chủ quyền. Biển Đông đã trở thành cục xương khó nuốc, cho nên thay đổi chủ trương, đó là tạm gác vấn đề chủ quyền qua một bên, thực hiện hợp tác khai thác. Chủ trương đàm phán song phương, hợp tác khai thác đã được Việt Cộng tán thành, vì như thế, những người dân yêu nước không còn lý do nào để biểu tình phản đối. Và những nước khác như Hoa Kỳ, Philippines cũng không còn lý do nào để xen vào công việc riêng của 2 nước Cộng Sản anh em.
Vấn đề còn lại là công việc nội bộ của hai đồng chí tốt Việt Trung. Những cuộc đàm phán có thể kéo dài nhiều năm, nội dung là xác định hình thức hợp tác nào và chia chác lợi nhuận ra sao mà thôi.
Trung Cộng đã đạt mục đích yêu cầu là, dùng công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng (1958), biến vùng biển của Việt Nam thành ra vùng biển tranh chấp, để từ đó nhảy vào, dùng sức mạnh nước lớn bắt nạt đàn em hèn nhát, lấn lướt chiếm thế thượng phong, trong việc cướp giật tài sản của dân tộc Việt Nam.
Chung quy cũng tại cái công hàm mắc dịch của tên mắc gió đó mà ra cả!
Trúc Giang
Minnesota ngày 21-12-2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét