Pages

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

KIẾN NGHỊ Về việc đối phó với Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam

Hồ Quang Huy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIẾN NGHỊ
Về việc đối phó với Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam

Kính gửi:
- Bộ Chính trị Đảng CSVN
- Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
- Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
- Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
- Bộ trưởng Bộ Ngọai giao

Đồng kính gửi:
- Đài Tiếng nói Việt Nam
- Báo Nhân dân
- Đài Truyền hình Việt Nam
- Trang mạng boxitvn (nhờ đăng giùp)

Theo tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cũng như một số nguồn tin khác, ngày 26/5/2011 ba tàu hải giám của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển Việt Nam đến 84 hải lý trong 3 giờ để phá hoại phương tiện, thiết bị của ta đang thăm dò dầu khí.

Thông tin này chưa dứt thì ngư dân Phú Yên lại phản ánh có hàng chục, thậm chí có ngày có hàng trăm chiếc tàu đánh cá Trung Quốc vào đánh bắt cá ngay trên vùng biển Việt Nam đồng thời dùng hung khí đe dọa hành hung họ và họ đã phải kêu cứu các nghành chức năng.

Hai vụ việc nói trên cũng như các vụ việc tương tự ngư dân cũng như các tổ chức của của ta không được Quân đội nhân dân Việt Nam can thiệp để bảo vệ kịp thời.

Trung Quốc là nước có tư tưởng bành trướng nước lớn ai ai cũng biết. Trung Quốc đã hoặc đang có tranh chấp lãnh thổ hoặc lãnh hải với hầu hết các nước có chung biên giới hoặc có biển tiếp giáp với biển của họ.

Không như các nước khác, Việt Nam là nước bị Trung Quốc lấn lướt nhiều nhất và tranh chấp với Trung Quốc nghiêm trọng nhất nhưng thường phản ứng chậm chạp và yếu ớt nhất.

Với tình hình như mấy năm trở lại đây người dân chúng tôi vô cùng lo lắng một ngày không xa Trung Quốc sẽ nuốt trọn Việt Nam mà chẳng cần một tiếng súng.

Vì vậy với tinh thần trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh nước nhà tôi xin kiến nghị với quý vị lãnh đạo như sau:

1. Khởi kiện ngay Nhà nước CHND Trung Hoa lên Liên hợp quốc và Tòa án quốc tế đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại không chỉ vụ này mà kể cả các vụ trước đây.

2. Quốc hội ban hành ngay một nghị quyết chính thức lên án và phản đối Trung Quốc gây hấn và ăn cướp đối với Việt Nam.

3. Về lâu dài cần quan hệ và hợp tác tốt với các nước trong khối Asean, các nước lớn trên thế giới và khu vực, trong đó đặc biệt hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ nhất là về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật công nghệ và giáo dục đào tạo như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từng kiến nghị.

4. Từ nay dứt khoát từ bỏ “16 chữ vàng” và “4 tốt”, nếu các vị có nói thì xin nói nhỏ với nhau trong nội bộ, còn người dân chúng tôi không muốn nghe vì nó không có thật nên nghe rất phản cảm.

5. Không phát động nhưng cũng không ngăn cấm người dân phản đối Trung Quốc một cách ôn hòa trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải cũng như trong việc giết hại ngư dân và ăn cướp khác.

6. Nhà nước phải có phản ứng mạnh mẽ nhanh chóng, kịp thời và phản ứng một cách tòan diện cả ngọai giao lẫn quân sự đồng thời tố cáo lên Liên hợp quốc cũng như các tổ chức và diễn đàn quốc tế.

7. Thường xuyên thông tin đầy đủ và kịp thời cho toàn dân về tình hình tranh chấp với Trung Quốc.

8. Thường xuyên cử tàu quân sự tuần tra bảo vệ ngư dân, bảo vệ các tổ chức khác trong nước cũng như đối tác của ta hoạt động hợp pháp trên biển. Song song với đó là cử các máy bay trực chiến hỗ trợ tàu hải quân sẵn sàng xua đuổi chúng khi cần thiết như các nước Philipin, Malaysia, Nhật Bản… đã từng làm.

Đối với các công trình và họat động quan trọng có thể cử tàu bảo vệ thường trực.

9. Xem xét nếu cần thiết mời Hoa Kỳ hợp tác đồng thời cho thuê căn cứ quân sự Cam Ranh.

10. Thông tin, quảng bá rộng rãi liên tục và thường xuyên bằng nhiều hình thức trên nhiều kênh khác nhau vấn đề biên giới, chủ quyền biển đảo không những cho nhân dân mà còn cho bạn bè khắp thế giới biết.

11. Đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho học sinh các cấp về biên giới, biển đảo cũng như các tranh chấp trong lịch sử và hiện tại.
Mặc dù chúng ta rất cần hữu nghị với tất cả các nước, đặc biệt là Trung Quốc nhưng đây là giới hạn cuối cùng của sự nhẫn nhịn, bây giờ là thời điểm quý vị nên hành động.

Những điều kiến nghị trên đây không có gì là xa lạ, đặc biệt là với giới lãnh đạo nhưng không hiểu vì sao chưa bao giờ được thực thi để đảm bảo an ninh cho quốc gia. Trong khi đó những việc chẳng ảnh hưởng gì đến an ninh lại làm ầm ĩ để rồi mang tiếng xấu cho đất nước. Vụ án xử TS Cù Huy Hà Vũ là một việc điển hình. Chính vì vậy mới có bản kiến nghị này.

Kính mong quý vị lãnh đạo xem xét, nếu có điều gì sơ suất hoặc trái ý, trái tai xin quý vị lượng tình tha thứ.

Xin trân trọng kính chào và kính chúc quý vị dồi dào sức khỏe.

Khánh Hòa, ngày 29 tháng 5 năm 2011

Hồ Quang Huy
Phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

ĐT 0905029813

Nguồn Bauxite VN.

THƯ NGỎ GỬI LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nguyễn Hữu Anh
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2011



THƯ NGỎ GỬI LÃNH ĐẠO ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI



Đọc báo Hà Nội mới và báo Tiền phong thấy đưa tin một siêu dự án bất động sản chiếm tới trên 200 hecta đất phía Tấy Hồ Tây do tập đoàn DAEWOO thâu tóm, tôi và rất rất nhiều công dân Hà Nội đặc biệt lo lắng cho tương lai của Thủ đô.

“Tấc đất là tấc vàng” là nói chung, còn riêng với Hà Nội thì “Tấc đất phải là tấc kim cương”. Không xa nữa dân số Hà Nội sẽ lên 10-12 triệu người, hơn nữa ta đã xây dựng khá nhiều khu đô thị mới, có nơi không cần thiết, đã mất quá nhiều ruộng đất rồi, nếu hiện tại các nhà lãnh đạo thành phố không chắt chiu từng mét vuông đất thì liệu rồi đây cháu chắt chúng ta sẽ ở vào đâu? Lấy đâu đất để sản xuất trồng trọt?

Trong nhiều năm nữa, nhà cho người nghèo, người thu nhập thấp mới là ưu tiên hàng đầu. Còn nhà cửa, biệt thự đắt tiền lộng lẫy chỉ là nhu cầu của một số rất ít người giàu có trong nước và người nước ngoài. Khá nhiều khu biệt thự đắt tiền còn nằm đắp chiếu đó. Vậy có nên cho nước ngoài đầu tư quá nhiều dự án bất động sản như đã có ở cả 3 miền đất nước, đặc biệt ở Hà Nội?

Sao những mảnh đất béo bở như vậy lại cứ phải dành cho người nước ngoài, có mục đích động cơ gì khác không? Thu được bao nhiêu cho ngân sách? Lợi ích trước mắt không mấy, hại nhiều cho tương lai.

Yêu cầu lãnh đạo thành phố công khai cho dân biết: Diện tích dự án bất động sản Tây Hồ Tây? Thời gian cho thuê? (nghe đâu là 99 năm), giá trị cho thuê? Nội dung dự án là những gì? Ai phê duyệt dự án? Vì lợi ích bền vững lâu dài của một thành phố Thủ đô, chúng tôi đề nghị lãnh đạo thành phố cân nhắc lại siêu dự án bất động sản này để có sự điều chỉnh thích hợp.



Xin trân trọng cảm ơn.


Nguyễn Hữu Anh

Một công dân lớn tuổi, một tướng nghỉ hưu

Tại 16A phố Lý Nam Đế, Hà Nội



Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Luật gia Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ): Nếu không cương quyết, Trung Quốc sẽ leo thang

TT – Chúng ta có thể khẳng định vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc đến cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 là hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thậm chí xét về khoảng cách so với đường cơ sở theo Công ước Luật biển 1982 thì còn dưới 200 hải lý.


Tàu hải quân Việt Nam (phải) truy đuổi hai tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép thềm lục địa phía Nam ngày 27-6-2009 - Ảnh: Lê Đức Dục

Nhà giàn DK1 và tàu hải quân Việt Nam là chỗ dựa của ngư dân hoạt động ở thềm lục địa phía Nam - Ảnh: Bùi Thanh

Ảnh: V.Dũng

“Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết đểbảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế đất nước”



Bà NGUYỄN PHƯƠNG NGA
(người phát ngôn Bộ Ngoại giaoViệt Nam)


Theo Luật biển 1982, quần đảo Trường Sa là quần đảo của quốc gia ven biển; vị trí mà tàu Bình Minh hoạt động không liên quan đến bất cứ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia nào khác.

Lập luận của Trung Quốc dựa trên yêu sách của họ về đường lưỡi bò. Cho đến nay không có bất cứ nhà nghiên cứu, nhà khoa học nào, kể cả của Trung Quốc, chỉ ra được cơ sở của đường biên giới này.

Việc cắt cáp tàu Bình Minh 02 là hành động hết sức nguy hiểm của Trung Quốc. Họ đã dùng tàu thuyền tuần tra, bắt bớ ngư dân, cấm đánh cá… và bây giờ tiến tới ngăn cản, phá hoại hoạt động bình thường của các nước trong khu vực.

Theo thông lệ quốc tế, Việt Nam có thể gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc về việc này để có giá trị lưu chiểu và đưa vụ việc này ra trọng tài Luật biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời cần có hành động để bảo vệ chủ quyền như kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn… như Malaysia và Philippines đã hành động.

Nếu chúng ta không đấu tranh cương quyết, sẽ làm cho hành động của Trung Quốc tiếp tục leo thang. Việt Nam muốn giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, nhưng điều đó không có nghĩa là không có bất cứ hành động nào để bảo vệ chủ quyền trước các hành vi xâm lấn chủ quyền.

H.GIANG ghi

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/Tieu-diem/440192/Neu-khong-cuong-quyet-Trung-Quoc-se-leo-thang.html

Ngọn sóng biển Đông trong lòng người Việt!

Lê Đức Dục
TT - Sáng qua 28-5, câu chuyện nóng bỏng bên ly cà phê buổi sáng ở nhiều nơi trên đất nước này với nhiều người không phải là trận chung kết Cúp Champions League “siêu kinh điển” giữa hai đội Barca-Manchester United diễn ra rạng sáng nay dù bóng đá có là niềm đam mê kỳ diệu với người Việt và gần như ai cũng là tín đồ của “tôn giáo bóng đá”.

Không gì nóng bằng những thông tin trên hàng trăm trang báo mạng và báo in về sự kiện ba chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã táo tợn xâm nhập lãnh hải, vi phạm chủ quyền đất nước, phá hoại tài sản của con tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Câu chuyện mỗi ngày trên Biển Đông vẫn luôn nóng bỏng ngay cả giữa những ngày thời tiết biển đang bão bùng mưa rét.

Từ trưa 26-5, khi sự kiện này chỉ vừa được biết đến trên các trang mạng xã hội, nhiều bạn trẻ đã đưa thông tin này lên, cho đến cuộc họp báo sáng 27-5 của PVN tại Hà Nội thì tất cả đã rõ ràng: không còn nghi ngờ gì nữa về những hành động của những con tàu Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Không còn là những hành động bắt bớ ngư dân đòi tiền chuộc hay lén lút xâm nhập ngư trường Việt Nam khai thác đánh bắt thủy hải sản. Lần này những con tàu của Trung Quốc đã bị gọi đích danh chức năng và số hiệu. Và hành động xâm nhập, cản trở, phá hoại kia cũng được gọi chính xác là “táo tợn”, “ngang ngược”. Chúng ta cũng đòi hỏi Trung Quốc phải đền bù các thiệt hại mà họ đã gây ra đối với tàu Bình Minh 02.

Nhưng những phản ứng của nhân dân Việt Nam, những người đang sống trong nước cũng như cộng đồng người Việt ở nước ngoài về hành động ngang ngược của những con tàu Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam những ngày qua đang làm bùng cháy ngọn lửa yêu nước trong trái tim mỗi người, cho thấy một chân lý về tinh thần của người Việt Nam.

Chủ quyền Tổ quốc, trong tâm thức người Việt, luôn luôn lớn hơn sinh mạng chính mình. Và chính vì thế, cho dù Biển Đông thân yêu của chúng ta hôm nay đang đối đầu với bao âm mưu thôn tính, rình rập nhưng chắc chắn không một ai có thể khuất phục được tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

L. Đ. D.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/440082/Ngon-song-bien-Dong-trong-long-nguoi-Viet.html

Trung Quốc quở mắng Việt Nam trong thăm dò dầu khí ngoài khơi

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố ‘Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận’ -Reuters
BẮC KINH

Trung Quốc chỉ trích Việt Nam vào thứ bảy về việc thăm dò dầu và khí đốt ngoài khơi trong vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông sau khi Hà Nội than phiền rằng ba tàu tuần tra Trung Quốc đã ngăn cản một tàu thăm dò của Việt Nam.

TTXVN cơ quan ngôn luận chính thức của truyền thông Việt Nam đưa tin ra đa tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 của Việt Nam đã phát hiện các tàu tuần tra của Trung Quốc xuất hiện vào khoảng 5 giờ sáng ngày thứ năm (2200 GMT vào thứ tư).

Khoảng một giờ sau đó, ba tàu Trung Quốc cố tình chạy qua khu vực, nơi tàu thăm dò của Việt Nam đang hoạt động, cắt đứt cáp của tàu này, sau đó còn bao vây phong toả hiện trường suốt ba giờ, bản tin cho biết như thế.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc nguyên do gây căng thẳng trên vùng biển tranh chấp nằm ở phía Việt Nam.

“Lập trường của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa là rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí do Việt Nam xúc tiến, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của Trung Quốc và quyền tài phán trên Biển Đông, cũng như vi phạm sự đồng thuận cả hai nước đã đạt được về vấn đề này,” Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Khương Du nói.

“Những việc đã làm của Trung Quốc trên biển là hoàn toàn bình thường đúng pháp luật và hoạt động giám sát trong khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”, nguyên văn lời bà Khương Du nói trong một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ (www.mfa.gov.cn).

“Trung Quốc đã cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc cùng với các bên liên quan để tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp liên quan”, bà Khương Du nói.

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối sự việc bằng cách gửi một công hàm ngoại giao cho đại diện của đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội vào ngày thứ năm.

Biển Đông có diện tích hơn 648.000 dặm vuông (1,7 triệu km vuông), có hơn 200 hòn đảo nhỏ, đá và rạn san hô, phần lớn là nơi không thể cư trú được.

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan tuyên bố tất cả các vùng lãnh thổ trên biển, trong đó bao gồm một tuyến đường vận chuyển quan trọng và được cho là có dầu và khí đốt chưa được khai thác.

Các cơ quan thông tấn Việt Nam đưa tin vụ việc tuần này diễn ra trong một khu vực gọi là lô 148 ngoài khơi bờ biển miền Trung của Việt Nam, cách bờ biển TP Nha Trang khoảng 120 km (80 dặm). (Báo cáo của Ben Blanchard, biên tập: Myra MacDonald)

Chuyển ngữ: Maycogo (BVN có biên tập lại).

Nguồn: http://vn.360plus.yahoo.com/vanph_vanpham/article?mid=7320

Nguyên văn

China reprimands Vietnam over offshore oil exploration

Sat May 28, 2011 4:38pm GMT

BEIJING May 28 (Reuters) – China criticised Vietnam on Saturday for its offshore exploration of oil and gas in the contested South China Sea after Hanoi complained that three Chinese patrol boats had challenged a Vietnamese ship.

The Vietnamese ship, the Binh Minh 02, detected the Chinese patrol boats approaching on radar at about 5 a.m. on Thursday (2200 GMT on Wednesday), the official Vietnam News Agency reported.

About an hour later, the three Chinese boats intentionally ran through the area where the Vietnamese ship was working, snapping cables the ship was using, then left the scene after about three hours, it said.

China’s Foreign Ministry implied the fault for the incident lay with Vietnam.

“China’s stance on the South China Sea is clear and consistent. We oppose oil and gas operations conducted by Vietnam, which have undermined China’s interests and jurisdictional rights in the South China Sea and violated the consensus both countries have reached on the issue,” ministry spokeswoman Jiang Yu said.

“What relevant Chinese departments did was completely normal marine law-enforcement and surveillance activities in China’s jurisdictional sea area,” she said in a statement posted on the ministry’s website (www.mfa.gov.cn).

“China has been committed to safeguarding peace and stability in the South China Sea. We are willing to work together with relevant parties to seek a solution to related disputes,” Jiang added.

Vietnam’s Foreign Ministry protested against the incident by passing a diplomatic note to representatives of the Chinese embassy in Hanoi on Thursday.

The South China Sea covers an area of more than 648,000 sq miles (1.7 million sq km), containing more than 200 mostly uninhabitable small islands, rocks and reefs.

China, Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan all claim territories in the sea, which covers an important shipping route and is thought to hold untapped oil and gas reserves.

The incident this week took place in an area called Block 148 about 120 km (80 miles) off the south-central coast of Vietnam from the beach town of Nha Trang, the Vietnamese news agency said. (Reporting by Ben Blanchard; editing by Myra MacDonald)

© Thomson Reuters 2011 All rights reserved

Nguồn: http://af.reuters.com/article/energyOilNews/idAFL3E7GS07E20110528

Giới trẻ thể hiện lòng yêu nước như thế nào?

Khánh An, phóng viên RFA
2011-05-23
3 bạn trẻ Dung ở Hà Nội, Hà Thanh ở Sài Gòn và Trình ở Hoa Kỳ nói về cách các bạn thể hiện lòng yêu nước thông qua việc không thoả hiệp với cái xấu, và truyền tải thông tin đa chiều đến bạn bè ra sao.

AFP photo Một chiếc xe tải mang áp phích tuyên truyền cho cuộc bầu cử với loa phát thanh ở Hà Nội hôm 22 tháng năm 2011.

Bây giờ, Khánh An mời quý vị nghe tiếp ý kiến của bạn Dung ở kỳ trước.


Dung: … Lúc viết lưu bút cho em, anh ấy có khuyên em rằng: “Hãy từ từ, hãy biết chấp nhận tiêu cực đã, sau leo lên được một trí nhất định rồi mình có quyền trong tay thì mình mới có thể thay đổi được.


Khánh An: Vâng, điều mà Dung nói thì Khánh An tin là không chỉ một mình Dung nghĩ như thế, mà có lẽ nhiều bạn trẻ khác cũng nghĩ như vậy, cũng nghĩ rằng thôi cứ từ từ rồi mình đấu tranh, đến một lúc có đủ khả năng thì mình sẽ đấu tranh. Nhưng hình như đó cũng là điều mà lần trước bạn Thái Học nói là đến một lúc có đủ khả năng rồi thì lúc đó bạn lại không đấu tranh được nữa. Các bạn có cho đó là một thực tế hiện nay không? Theo các bạn, mình nên đấu tranh bây giờ hay là đợi đến một lúc nào đó thì mình đấu tranh?


Dung: Thực ra, đến bây giờ em đã không còn theo còn đường đấy (vào Đảng) nữa rồi. Ngày xưa em cũng nghĩ như thế nhưng sau này lớn lên, em nhận ra là, ví dụ như ngày xưa em chọn Nông nghiệp là vì em rất thương bà con nông dân ở quê, cũng muốn Việt Nam là một nước mà đọc sách báo nghe sách vở ca ngợi là “rừng vàng biển bạc”, nhưng mà thấy quá nhiều nơi còn nghèo, nhất là dải miền Trung. Cho nên em chỉ muốn bằng con đường nông nghiệp giúp đỡ bà con nông dân. Nhưng khi vào trong trường, em cảm thấy phấn đấu theo con đường Nhà nước như bình thường thì em không làm được nên em đã từ bỏ, không còn phấn đấu theo con đường đấy nữa rồi.


Không tham gia vào tổ chức, hệ thống

Khánh An: Vâng. Khánh An muốn nghe ý kiến của Hà Thanh, Hà Thanh có đồng quan điểm với Dung trong những ý kiến vừa rồi không?




Pano tuyên truyền, vận động bầu cử QH khóa 13. AFP photo




Hà Thanh: Trước tiên là mình đã không còn chọn con đường đấu tranh dưới một tổ chức, dưới việc tham gia vào hệ thống chính quyền hiện tại nữa rồi, tại vì hệ thống chính quyền hiện tại như Chủ tịch Nguyễn Văn An, Cựu Chủ tịch Quốc hội, nói là “hệ thống đang lỗi”.


Nếu nó đang lỗi như vậy, khi mình tham gia vào, như mình nói, Quốc hội là một cơ quan quyền lực của dân nhưng những vị đại biểu quốc hội, thậm chí người dân còn không nhớ được cái tên của vị đại biểu mà mình đã bỏ phiếu bầu cho, thì làm sao họ có thể đại diện cho tiếng nói của người dân được, đó là chưa kể họ hơn 90% là Đảng viên. Cho nên tinh thần đấu tranh của họ không cao vì họ là Đảng viên, dưới quyền của Đảng.


Cho nên như mình nói lúc đầu, ở Việt Nam, việc cấp dưới phê bình cấp trên còn là chuyện không tưởng, tức là họ không biết khi mình đấu tranh như vậy thì điều gì sẽ xảy ra với mình, chứ đừng nói gì là trong một bài phỏng vấn đại biểu quốc hội trên vietnamnet, mình đọc và thấy là các ông này cũng rất là khổ. Có cử tri kia ví các ông như là người đưa thư, tức là những ý kiến của cử tri thì các ông chỉ mang đi trình quốc hội thôi, còn việc giải quyết, giám sát giải quyết tới đâu thì các ông cũng khá là bất lực vì theo một cơ chế như vậy.


Chuyện đấu tranh có tổ chức hiện nay mà nằm ngoài hệ thống chính trị thì nó cũng gần như là không tưởng luôn vì tất cả những hội ở Việt Nam thì cũng bàn đến việc “tự do lập hội” thì nó cũng còn nhiều những quy định rất nhiêu khê, thậm chí bây giờ muốn ví dụ như thành lập một tổ chức đấu tranh hay liên quan đến chính trị thì nó gần như là không tưởng.


Cho nên việc đấu tranh, các giáo sư, tiến sỹ như Cù Huy Hà Vũ, các bác ở trang bauxite Việt Nam, họ chọn cách là làm một trang mà ở đó mọi thông tin đều không bị kiểm duyệt khi đăng tải, đó là cách thể hiện quan điểm cá nhân của họ về việc đóng góp cho đất nước. Mình nhớ một câu rất nổi tiếng của tổng thống Mỹ Roosevelt: “Yêu nước là phải giúp nước”, mà bây giờ những con đường giúp nước trở nên khá hạn chế. Việc đóng góp ý kiến cho dù là với quan điểm đường lối của Đảng và của nhà nước thì nó đã là rất khó khăn rồi.


Khánh An: Vâng. Như vậy theo những điều các bạn miêu tả, đã thấy và chứng kiến ở xã hội Việt Nam hiện tại mà các bạn đang sống, thì theo ý các bạn, đối với những tiêu cực, bất công, những cái xấu ở trong xã hội hay trong chính quyền bộ máy nhà nước, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ chọn hướng giải quyết thế nào?


Dung: Thật ra em thấy cái này cũng khó. Em chỉ chọn cách là không tham gia vào hệ thống chính quyền nữa, không tham gia vào con đường ví dụ như sinh viên ra trường bây giờ hay các bạn bè em, rất nhiều người phải nhờ bố mẹ xin việc cho, “chạy” việc để vào làm công chức nhà nước. Bố mẹ em thì cũng như những người khác quan tâm lo lắng cho con cái, cũng chạy đôn chạy đáo tìm mối quan hệ này kia nhưng em từ chối luôn.


Em không theo con đường như thế. Em không muốn nhờ bố mẹ em, tự dưng mất bao nhiêu tiền nuôi con ăn học rồi bây giờ lại còn phải mất tiền xin vào nhà nước. Mà khi vào trong nhà nước, em cảm thấy bị đè nén lắm. Nó là các cái mối quan hệ rồi cho nên em chọn cách là không tham gia vào những cái tiêu cực như vậy. Còn việc đấu tranh thì em cũng chưa nghĩ được ra cái gì cả, chỉ là bản thân mình không tham gia vào những việc như vậy thôi.


Chia sẻ thông tin đa chiều

Khánh An: Đó cũng là một cách đấu tranh mà phải không, nghĩa là bạn không tiếp tay cho điều đó nữa. Vâng, cám ơn Dung. Thế còn Hà Thanh? Bạn có sáng kiến gì không?


Hà Thanh: Mình nghĩ là đa số sinh viên hay các bạn trẻ ở Việt Nam hiện nay khá bàng quan với chính trị. Việc lo lắng hiện giờ của họ là việc học, hoặc có những hoạt động tình nguyện nào mà dưới sự tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Hội Thanh niên, mình nghĩ những tổ chức này hoạt động nhưng không hiệu quả lắm về lĩnh vực chính trị.


Nó chỉ phát động những phong trào thanh niên Mùa Hè Xanh, những phong trào tình nguyện thì đó là những phong trào theo mình cũng rất hữu ích. Nhưng những tổ chức này không hoạt động quá mạnh về lĩnh vực chính trị. Nếu chọn cho mình một phương pháp đấu tranh thì mình hiện nay nghĩ rằng mạng internet mang lại cho mình rất nhiều thông tin hữu ích.


Giống như mình đọc một thông tin nào đó về một sự việc nào đó thì mình sẽ tìm một nguồn tin khác, một nguồn tin đối lập lại để xem, để kiểm chứng lại sự việc nhìn từ hai phía nó như thế nào.


Mình nghĩ đó cũng là một cách mà người ta có thể nhận biết được là đất nước đang phải đối mặt với những chuyện gì. Mình nghĩ là tìm hiểu thông tin, tiếp tay truyền tải những thông tin đó đến bạn bè, những người khác qua blog hoặc mạng xã hội thì đó cũng là công việc mà những bạn trẻ hiện giờ có thể làm. Nếu mình đã không được lên tiếng bằng những tổ chức ngoài xã hội ngoài đời thực thì mình hãy sử dụng những công cụ internet để làm việc đó.


Khánh An: Vâng, đó là một trong những điều mà đối với Khánh An, Khánh An cho đó là cách rất tích cực để thể hiện lòng yêu nước. Nhưng trong những ý kiến của Hà Thanh, Khánh An nhận thấy một điều là chuyện các bạn nhận thông tin, đối chiếu thông tin và chia sẻ cho người khác thì có những người cũng chính vì nói lên ý kiến hay chia sẻ những thông tin mà đối với nhà nước là không có lợi thì một số người đã gặp khó khăn. Các bạn có e ngại chuyện này không? Có ngại là một ngày nào đó các bạn sẽ được chính quyền mời đi làm việc, các bạn sẽ gặp một số rắc rối nào đó trong cuộc sống hàng ngày không?


Hà Thanh: Mình nghĩ sự e ngại đó là không thừa, đặc biệt là trong một xã hội có lẽ không được tự do như những nước khác như mình biết. Những thông tin không có lợi cho chính quyền mà báo chí tránh đề cập tới hoặc đưa tin một khía cạnh nào đó, giảm mức độ trung thực của nó phần nào, cho nên mình phải kiểm chứng qua những trang thông tin khác để có cách nhìn đa chiều hơn. Mình nghĩ là họ sẽ có một giới hạn nào đó cho những bloggers, những trang “lề trái”.


Về những thông tin ví dụ như mình biết có những bloggers bị bắt, bị mời lên mời xuống hỏi rất nhiều chỉ vì người ta có những ý kiến theo quan điểm cá nhân của người ta, chứ người ta không nhằm mục đích tuyên truyền vận động người khác làm theo ý kiến của người ta, mà cũng bị gán vô tội “tuyên truyền chống phá”.


Mình nghĩ là còn rất nhiều điều hạn chế trong việc góp ý và vấn đề về thông tin, mà những cái đó là phương tiện để mình thể hiện lòng yêu nước của mình. Mình không ở vai trò là người quản lý điều hành thì mình thông qua những cái đó để góp ý, để thể hiện lòng yêu nuớc. Nhưng ở Việt Nam thì những cái đó bị hạn chế rất nhiều.


Khánh An: Vâng, cảm ơn Hà Thanh. Bây giờ Khánh An lại muốn hỏi Dung, trong những điều Hà Thanh nói là các bạn trẻ có thể làm như tìm hiểu thêm thông tin bên ngoài, chia sẻ thông tin… thì bạn thấy thế nào? Bạn có e ngại khi làm những việc giống như Hà Thanh nói hay không?




Báo chí chính thống trong nước. RFA photo





Dung: Em đồng ý với bạn Hà Thanh, mà thực tế là em cũng đã làm những việc như vậy rồi, nhưng làm sao mà mình vẫn đảm bảo được độ an toàn mà vẫn phổ biến được thông tin tại vì bây giờ mình cũng nhỏ lẻ mà, phải làm sao khi mà tất cả mọi người biết rồi, khi ấy mình mới có sức mạnh lớn thì nó sẽ thành công và có tác dụng hơn.


Khánh An: Vâng. Nãy giờ mình chưa nghe ý kiến của Trình. Bạn là một người ở nước ngoài, chắc chắn cách thể hiện lòng yêu nước của bạn sẽ khác với các bạn ở trong nước phải không? Bạn đâu thể tham gia trực tiếp vào những điều mà các bạn trong nước có thể làm? Bạn ở nước ngoài thì mình tin là bạn cũng sẽ có những cách của mình để thể hiện tình yêu đối với đất nước, đối với quê nhà, Khánh An muốn biết là Trình sẽ làm những điều gì?


Trình: Trình theo dõi tình hình trong nước, giúp đỡ những người trong nước gặp hoàn cảnh khó khăn, nhất là trong vấn đề giáo dục. Hiện giờ Trình rất thất vọng về nền giáo dục ở Việt Nam. Giáo dục phổ thông hoàn toàn miễn phí nhưng không hiểu tại sao lại bắt con em đóng học phí, làm cho nhiều em hoàn cảnh khó khăn đã bỏ học. Ở nước ngoài, Trình tìm hiểu những trường hợp như vậy và cố gắng giúp đỡ những em đó trở lại trường học. Đồng thời, Trình tìm hiểu và yểm trợ cho các anh chị dấn thân vào con đường dân chủ cho đất nước.


Khánh An: Vâng, bạn đang sống ở một đất nước khác mà bạn có tấm lòng hướng về đất nước và làm những điều trong khả năng thì đó cũng là một cách thể hiện rất hay. Mặc dù những điều các bạn làm có thể không nổi bật ngay lập tức giống như bạn sinh viên Tuấn Anh hay những nhân vật khác, thế nhưng những điều các bạn làm âm thầm, Khánh An tin rằng nó sẽ có tác động lên những bạn bè khác, lên xã hội Việt Nam, lên những người mà có thể vì lý do nào đó đang bận rộn với chuyện cơm áo= gạo tiền hay đời sống cá nhân của họ. Khánh An cám ơn các bạn rất nhiều đã tham gia vào chương trình Café Wifi hôm nay.


Muốn đóng góp ý kiến hay tham gia chương trình Café Wifi, xin gửi email và số điện thoại về địa chỉ email: khanhan@rfa.org hoặc wificoffee.rfa@gmail.com

Tin tặc dùng chiến thuật mới để đánh báo Việt ngữ đối lập

Tú Anh
Ban biên tập tạp chí Thông Luận trên mạng, một tờ báo đối lập có cơ sở tại Paris, vừa thông báo là trang mạng này đã bị tin tặc cướp tên miền. Trang Thông Luận bị đánh ngày 30/4/2011 và từ đó đến nay giao diện thì còn, nhưng nội dung thì bị phong tỏa. Thông Luận đã phải tạm thời tạo ra địa chỉ mới cho độc giả, trong khi chờ đợi đòi lại tên miền.
Cách đánh mới của tin tặc như thế nào và Thông Luận truy tìm được những chỉ dấu nào để truy ra thủ phạm ẩn mặt ? Nhà báo Nguyễn Văn Huy, thành viên ban biên tập giải thích qua phần phỏng vấn sau đây.


http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201105/QR_hacker_ThongLuan_310611.mp3

Phản ứng sau phiên tòa ở Bến Tre


Hoa Kỳ vừa lên tiếng chỉ trích phiên tòa xét xử 7 nhân vật đấu tranh về đất đai ở tỉnh Bến Tre về tội Âm mưu lật đổ chính quyền.

Bảy người này, trong có ba đảng viên Việt Tân, lãnh tổng cộng 33 năm tù giam và 28 năm quản chế tại địa phương sau khi bị khép tội theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự trong phiên tòa kéo dài một ngày.

Các ông bà Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy, Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tỉnh và Phạm Ngọc Hoa đã bị bắt từ giữa năm ngoái và bị giam cho tới khi ra tòa tại thị xã Bến Tre hôm thứ Hai 30/05.

Trước phiên xử, một nhóm dân biểu Mỹ đã gửi thư phản đối tới Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu trả tự do cho họ.

Hôm thứ Ba 31/05, một người phát ngôn cho Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói với hãng thông tấn Associated Press rằng dù đã yêu cầu, các nhân viên ngoại giao vẫn không được tham dự và Washington đã bày tỏ quan ngại về diễn biến phiên tòa tới giới chức cao cấp của Việt Nam.

Người phát ngôn này, ông Beau Miller, được dẫn lời nói: "Chúng tôi đặc biệt quan ngại về thông tin rằng một số bị cáo đã không được hỗ trợ pháp luật trước phiên tòa".

"Tự do tụ họp và bày tỏ chính kiến là quyền cơ bản đã được quốc tế công nhận. Không cá nhân nào có thể bị trừng phạt vì thể hiện các quyền đó một cách hòa bình."

'Án quá cao'
Luật sư Huỳnh Văn Đông từ văn phòng luật Thiên Tuế, là người bào chữa cho bà Trần Thị Thúy và ông Phạm Văn Thông, nói tuy khi ra trước tòa tất cả các bị cáo đều có luật sư bào chữa, trong quá trình tố tụng đã diễn ra nhiều sai sót.

Ông Đông nói với BBC rằng cho tới trước khi tòa mở, ông chỉ được tiếp cận tài liệu cáo trạng một cách có giới hạn, không được sao chụp.

Luật sư này cho biết "các bị cáo cũng không được tiếp cận gia đình."

Bản thân luật sư Đông đã bị công an áp giải khỏi phòng xử án vào chiều thứ Hai, khi cố gắng đưa ra các chứng cứ để bào chữa cho thân chủ.

Bản án
1.Mục sư Dương Kim Khải, 6 năm tù giam và 5 năm quản chế.
2.Bà Trần Thị Thúy, 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
3.Ông Phạm Văn Thông, 7 năm tù giam và 5 năm quản chế.
4.Ông Cao Văn Tỉnh, 5 năm tù giam và 4 năm quản chế.
5.Bà Phạm Ngọc Hoa, 2 năm tù giam và 3 năm quản chế.
6.Ông Nguyễn Thành Tâm, 2 năm tù giam và 3 năm quản chế.
7.Ông Nguyễn Chí Thành 2 năm tù giam và 3 năm quản chế.
Con trai của mục sư Tin Lành Mennonite Dương Kim Khải, người lãnh án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế, thì nói bản án dành cho cha mình là quá cao.

Anh Dương Mạnh Hùng nói với BBC rằng gia đình sẽ kháng cáo lại bản án, vì cha anh "chỉ khiếu kiện các bất công về đất đai một cách hòa bình".

Mục sư Khải cùng hai ông bà Trần Thị Thúy và Nguyễn Thành Tâm được đảng Việt Tân tại hải ngoại nhận là đảng viên của họ.

Ba người này cũng lãnh án tù cao nhất, với bà Thúy nhận 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Đảng Việt Tân ra thông cáo "cực lực lên án" và nói: "Đây là những bản án phi lý, chỉ nhằm bịt miệng bà con dân oan trước những oan trái do chế độ gây ra".

Phiên tòa được biết diễn ra trong bối cảnh an ninh được siết chặt, " công an rải xung quanh, không cho vào bên trong và cũng không cho ngồi xem bên ngoài".

Ông Trần Đình Kỷ, truyền đạo của Hội thánh Mennonite Chuồng bò, nói khi tới tòa để theo dõi phiên xử, ông chứng kiến cảnh an ninh quay phim và tăng cường an ninh ở bên ngoài.

Ông cũng nói "khá đông người muốn đến xem phiên tòa ở thị xã Bến Tre, nhưng đã bị công an tới tận nhà để cảnh cáo không nên tới tham gia".

Nguồn BBC.

Mỹ Xúi TQ Đánh VN?

Câu hỏi chúng ta muốn khảo sát nơi đây là: có phải Hoa Kỳ đã lặng lẽ cho Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ để mặc cho TQ quậy phá vùng Biển Đông của Việt Nam, miễn là phải để thông thương hàng hải quốc tế và đừng lấn ép gì tới Phi Luật Tân, quốc gia nhiều thập niên trong vòng bảo kê của Mỹ?
Tại sao Mỹ muốn TQ quậy phá Việt Nam? Có phải đây là một độc chiêu mới của Mỹ, để phá thế liên minh có thể có giữa TQ-VN và đồng thời làm suy yếu tiềm lực của cả 2 nước “anh em xã hội chủ nghĩa” này? Hay đây là độc chiêu để làm TQ bận rộn với những cuộc tranh chấp biển với VN, nhằm lấy thế gây hấn này để cho cả thế giới thấy được mặt thật của TQ, và từ đó sẽ không ai sẽ tin thật vào TQ nữa?

Điều thấy rõ trước mắt, chỉ trong vòng vài ngày của sự biến cắt dây cáp Biển Đông, Trung Quốc trở thành một kẻ thù minh danh với hầu hết người Việt Nam trong và ngoài nước. Có phải Mỹ chờ đợi giây phút 2 nước TQ-VN trở mặt kình nhau như thế không? Và như thế, có phải một cách tự nhiên, VN thấy sẽ gần với Mỹ hơn, bất kề từ nhiều năm qua Hà Nội liên tục chửi mắng Mỹ là ‘diễn biến hòa bình, phá hoại chế độ XHCN Việt Nam…’? Như thế, có phải là chỉ cần một cái gật đầu (hoặc hiều ngầm là gật đầu) nhẹ nhàng của Mỹ để cho TQ quậy phá Biển Đông, là thế liên kết XHCN giữa Bắc Kinh và Hà Nội lập tức tan vỡ?

Một điều để suy nghĩ: có phải Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã suy nghĩ tới thế cờ Mỹ ngầm cho TQ vào ‘nắn gân’ Việt Nam?

Bài phỏng vấn trên đài RFA nhan đề “Bản chất ‘Bá quyền’ của Trung Quốc” đăng ngày 29-5-2011 có một vài chi tiết để suy nghĩ như sau, trích:

“Việt Nam hôm 29 tháng 5 lặp lại cáo giác Trung Quốc vi phạm lãnh hải, gây căng thẳng tại Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông là lãnh hải của họ.

Gia Minh phỏng vấn thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc hồi năm 1974 đến năm 1989, về tình hình liên quan…(…)

‘Nắn gân Hoa Kỳ’

Gia Minh: Có ý kiến cho rằng gần đây, Hoa Kỳ có lên tiếng về quyền lợi trên tuyến hàng hải tại khu vực Biển Đông; hơn một năm qua Trung Quốc không có những động thái mạnh trong khu vực đó. Nay do Hoa Kỳ phải lo cho những nơi khác như Trung Đông…nên Trung Quốc lại có động thái lấn lướt. Ông nhận định thế nào về ý kiến đó?

TT Nguyễn Trọng Vĩnh: Vấn đề này cũng có hai mặt. Vừa rồi Trung Quốc đi thăm Hoa Kỳ và có bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế. Lợi ích kinh tế hai nước có lệ thuộc nhau: Hoa Kỳ cần Trung Quốc và ngược lại. Tuy họ có mâu thuẫn nhưng thống nhất về mặt lợi ích kinh tế; như thế họ có thể thỏa hiệp nhau. Đó là cách Trung Quốc muốn ‘nắn gân’, muốn thử xem sao…”(hết trích)

Nhưng, giả sử như không phải Mỹ gật đầu, cũng có thể là TQ đã tính chuyện gây hấn như thế từ lâu rồi. Theo nhà nghiên cứu Việt Lonh của ĐHQG Hà Nội, trên báo Tuần Việt Nam ngày 30-5-2011 với bài nhan đề “Vụ tàu Bình Minh 02 và phép thử của Bắc Kinh” có phân tích như sau:

“…Ngay sau vụ Bình Minh -02, CNOOC đã công bố 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông. Bắc Kinh đang cố tình gây ra các tranh chấp để biến vùng biển ven bờ của các nước xung quanh Biển Đông thành các khu vực tranh chấp nhằm đề xuất “gác tranh chấp cùng khai thác”. Một chính sách khôn ngoan cho phép tiếp cận tài nguyên nước khác trong khi vẫn duy trì được tiền đề “chủ quyền thuộc Trung Quốc”.Hoạt động này mang tính răn đe Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế nước Việt đang khó khăn, lạm phát tăng cao, và đang trong quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo.

Hoạt động này còn nhằm mục đích gây sức ép với các công ty Mỹ đang có hoạt động dầu khí ở Việt Nam và qua đó thử thách sự phản ứng của siêu cường bên kia bờ Thái Bình Dương. Theo Bloomberg News, công ty Exxon Mobil của Mỹ cũng có kế hoạch thăm dò dầu khí ngoài khơi miền Trung Việt Nam trong năm nay, một địa điểm rất gần với nơi tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp.

Hoạt động này còn thăm dò phản ứng của ASEAN. Nó chỉ diễn ra đúng một tuần sau khi hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 5 (ADMM 5), tổ chức tại Jakarta, Indonesia, với chủ đề “Tăng cường hợp tác quốc phòng ASEAN đối phó với những thách thức mới”. Tuyên bố của các bộ trưởng đã khẳng định: “Các quốc gia thành viên ASEAN cam kết thực thi đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm việc hướng tới việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu vực”.. Một trong lời kêu gọi của DOC là các bên cần kiềm chế, không làm gì phức tạp thêm tình hình.

Hoạt động này còn nhằm thỏa mãn tinh thần Đại Hán của một bộ phận nội bộ Trung Quốc với hàng trăm bài báo kêu gọi sử dụng vũ lực…”(hết trích)

Lý do đơn giản nhất để TQ gây hấn với VN là: Trung Quốc luôn luôn nhìn Mỹ như kẻ thù, và TQ không muốn những chuyện này để lâu, vì VN trong tương lai có thể sẽ kết thân nhiều hơn với Mỹ. Thêm nữa, trong lúc Mỹ bận rộn với 2 cuộc chiến Iraq và Afghanistan hao tiền tốn của, làm kinh tế Mỹ suy thoái và đời sống dân Mỹ bất mãn hơn, TQ không quậy VN lúc này thì để tới bao giờ? Và đặc biệt, TT Barack Obama và các ứng viên Cộng Hòa đang ồn ào bắt đầu tranh cử, đó là thời cơ để Mỹ phải tránh xa thêm những chuyện nhức đầu như Biển Đông.

TQ thù Mỹ từ lâu rồi, đó là ghi nhận của báo Telegraph về lời tiết lộ của nhà văn người Trung Hoa Xiaolu Guo trong hộị chợ Hay Festival 2011. Bà Guo nói, TQ vẫn xem Mỹ là kẻ thù lớn nhất và là đối thủ cạnh tranh. Bà Guo sinh ở TQ, nhưng hiện định cư ở Anh.

Phía VN cũng thế, vẫn liên tục xem Mỹ như kẻ thù gần như minh danh.

Bản tin đài VOA hôm Thứ Tư, ngày 3 tháng 2 2010 đã viết:

“Người đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam bày tỏ quyết tâm ngăn chận những thế lực gọi là “những thế lực thù địch” lợi dụng dân chủ và nhân quyền để phá hoại cuộc cách mạng của Việt Nam.

Hãng thông tấn Pháp trích lời ông Nông Đức Mạnh tuyên bố như thế hôm thứ ba, một ngày trước lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Bài diễn văn của viên tổng bí thư của đảng đương quyền Việt Nam có đoạn nói rằng giới hữu trách “kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ‘diễn biến hòa bình’, đòi đa nguyên, đa đảng, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền hòng phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa.”

Ông Nông Đức Mạnh cho biết như thế sau khi 4 nhân vật bất đồng chính kiến bị một tòa án ở Sài Gòn tuyên án tù hồi tháng trước về tội gọi là “hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Theo nhận định của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, vụ án này nêu bật tình trạng đàn áp chính trị ngày càng gia tăng cường độ ở Việt Nam. Các bản án tù từ 5 đến 16 năm tuyên cho các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long đã gặp phải sự chỉ trích của Liên hiệp Âu Châu, Hoa Kỳ và Anh.

Hôm 29 tháng 1 vừa qua, giới hữu trách Việt Nam cũng tuyên án 4 năm tù cho một nhà văn bất đồng chính kiến, bà Phạm Thanh Nghiên, về tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước.”…”(hết trích)

Ông Mạnh đã nói rõ như thế, ai cũng phảỉ hiểu thế lực thù địch đó là Mỹ đứng đầu sổ.

Như thế, Mỹ sẽ suy nghĩ, nếu Trung Quốc và Việt Nam cùng xem Mỹ như kẻ thù, tại sao Mỹ không xúi cho TQ với VN đánh nhau? Như thế, sẽ tiện biết là dường nào. Không chừng trong khi TQ đưa quân đánh VN, tình hình ở Tân Cương và Tây Tạng lại có thể biến động, dẫn tới ly khai, thì Mỹ sẽ vui mừng thêm vô lượng.

Mỹ sẽ suy nghĩ, nếu TQ đánh VN, thì kinh tế của 2 nước đang xem Mỹ như kẻ thù sẽ bị trì trệ, sẽ tạo cơ hội cho kinh tế các nước bạn thân của Mỹ như Thái Lan, Phi Luật Tân… vươn lên. Thêm nữa, nếu TQ đánh VN cả đường bộ, thì cuộc chiến sẽ dài có thể là nửa năm, hay một năm, hay dài tới cả nửa thế kỷ… và như thế, là kịp cho Mỹ có thời gian hồi phục kinh tế trong khi nhìn 2 nước “liên minh thần thánh xã hội chủ nghĩa” đánh nhau.

Mỹ suy nghĩ, như thế sẽ là niềm vui tuyệt vời, vì dân Việt Nam (cả Nam và Bắc) bấy giờ sẽ tiếc là tại sao trước kia không kết thân với Mỹ, mà lại cứ xem là ‘thế lực thù địch…’ làm chi. Mỹ nghĩ thêm, dân VN sẽ sáng mắt vì bỗng nhiên hiểu rằng, phải chi trước kia mời Mỹ đưa quân đội vào Việt Nam trú đóng hù dọa TQ, cũng y hệt như Mỹ đã từng đóng quân tại 737 căn cứ quân sự tại hơn 120 quốc gia trên thế giới (Chalmers Johnson, “737 U.S. Military Bases = Global Empire”, Z Net, February 22, 2007) nhưng chỉ cần dân chúng nơi đó biểu tình đòi Mỹ rút, và quốc hội nước đó yêu cầu Mỹ rút, thì Mỹ sẽ rút quân, không thèm chi cái đất nào hết, dù đó là Okinawa của Nhật — cũng sẽ chẳng thèm gì đất bôxit Tây Nguyên hay Biển Đông của VN. Và Mỹ sẽ cho Việt Nam nếm mùi anh em xã hội chủ nghĩa rằng, cứ để TQ chiếm một xã, là sẽ mất thêm một huyện và vĩnh viễn đừng hòng mà đòi lại; có khi còn phảỉ cắn răng như ở Thác Bản Giốc, đành phải khai thác du lịch chung nhau.

Một dấu hiệu cho thấy có thể Mỹ đã bật đèn xanh cho TQ vào quậy phá VN là tình hình nhiều hãng dầu Mỹ đã rủ nhau bỏ chạy gần đây.

Bản tin nhan đề “Dầu khí: Manh nha những cuộc tháo chạy” đăng ngày 28/5/2011 trên mạng stox.vn cho thấy tư bản Mỹ đã đoán trước chuyện sóng gió Biển Đông, trích:

“Dường như các tập đoàn dầu khí đa quốc gia không còn mặn mà với các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam.

Tuần qua, một sự kiện gây nhiều chú ý là việc tập đoàn dầu khí lớn thứ 3 của Mỹ, ConocoPhillips, rao bán cổ phần trong tổng khối tài sản trị giá 1,5 tỉ USD của mình tại Việt Nam… Không chỉ có tập đoàn dầu khí của Mỹ, British Petroleum (BP) của Anh cũng đã rút khỏi Việt Nam vì một số lý do… Như vậy, ngoài BP đã bán hết tài sản tại Việt Nam và ConocoPhillips trên đường rút lui, hiện còn có Exxon Mobil (Mỹ) đang làm ăn tại Việt Nam. Chevron (Mỹ) thì đang mở rộng kinh doanh và một số tập đoàn khác như Talisman (Canada) có đầu tư nhưng không lớn.”(hết trích)

Có đúng là Mỹ lặng lẽ OK cho TQ quậy phá VN hay không? Có phảỉ đây là cách để các nước bạn của Mỹ như Phi Luật Tân, Thái Lan, Indonesia… sẽ thấy cần kết thân với Mỹ hơn?

Đơn giản nhất, Mỹ suy nghĩ: có 2 nước thù Mỹ như TQ và VN, tại sao không xúi 2 nước này đánh nhau?

Mà không chừng trong dịp này, nội bộ Trung Quốc và VN hốt nhiên bùng nổ cuộc cách mạng hoa nhài, hoa sen nào chăng?

Thấy rõ, Mỹ sẽ hưởng lợi vô số kể, nếu thực sự TQ đưa tàu chiến và cả quân bộ chiến đánh VN; nếu cuộc chiến dằng dai khoảng 20 năm, là kinh tế 2 nước “căm thù Mỹ” này sẽ đổ hết vào súng đạn, tàu chiến… trong khi Mỹ không cần động thủ, không tốn thêm một xu nào mà vẫn giúp 2 nước bạn Phi Luật Tân và Thái Lan an toàn và đồng thời làm hiển lộ mặt thật của “khối xã hội chủ nghĩa Hoa-Việt.”

Và trong trường hợp Trung Quốc thắng thế, bắt đầu khai thác dầu trên vùng biển của Việt Nam, lúc đó Mỹ sẽ họp LHQ để đòi can thiệp — như thế, Việt Nam lúc đó mới mang ơn Mỹ, và cũng là cơ hội để Mỹ ngăn chận nguồn dầu mới đối với TQ.

Không phải độc chiêu hay sao, khi chỉ cần bí mật nói vài lời xúi giục, mà rồi sẽ có trăm lợi, ngàn lợi cho Mỹ?

Thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ

Hội nghị thượng đỉnh G8 năm 2011 vừa họp tại thành phố Deauville của Pháp, do Tổng thống Pháp Nicolas Sakozy chủ tọa.

Cuộc họp những người đứng đầu các nước phát triển nhất thế giới được bắt đầu từ năm 1975 do sáng kiến của Pháp, lúc ấy gọi là G6, vì gồm có 6 nước: Pháp, Đức, Ý, Anh, Mỹ và Nhật Bản. Đến năm 1976 có thêm Canada nên gọi là G7; từ năm 1997 có thêm Nga, nên gọi là G8 cho đến nay.
Năm nay trong chương trình nghị sự nổi lên 3 vấn đề lớn. Một là cuộc thức tỉnh của các nước theo Hồi giáo ở Bắc Phi, Tây Phi, Trung – Cận đông, còn gọi là cuộc nổi dậy mùa Xuân 2011; hai là vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới sau khi xảy ra sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản; ba là trao đổi về chức vụ Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sau khi ông Dominique Strauss-Kahn từ chức.

Trong vấn đề thứ nhất, các vị đứng đầu các nước G8 có chung nhận xét đây là sự kiện chính trị tốt đẹp, mang tính thời đại, bắt nguồn từ nguyện vọng sâu xa của đông đảo nhân dân các khu vực đứng lên, xuống đường đòi công bằng xã hội, đòi thay đổi chế độ chính trị theo hướng dân chủ hóa, buộc các chế độ độc đoán, tham nhũng phải lùi bước, nhượng bộ hoặc rút lui. Một đặc điểm của tình hình là các chế độ độc đoán, độc đảng đều chống lại phong trào quần chúng bằng bạo lực của bộ máy đàn áp gồm có công an, cảnh sát, quân đội và lính đánh thuê, nhưng ở một số nước cuộc nổi dậy đã thắng lợi, như ở Tunisie và Ai Cập. Ở Libya tình hình giằng co kéo dài nhưng phần thắng đang ngả về phía nhân dân, còn ở một số nước như Yemen, Syria, Bahrain… tình hình đang căng thẳng, cuộc nổi dậy của quần chúng đang lan rộng và tăng cường độ.

Công luận Pháp và thế giới rất quan tâm đến thái độ của Hoa Kỳ tại cuộc họp hệ trọng này. Tống thống Hoa Kỳ Barack Obama đánh giá cao phong trào mùa Xuân 2011 của thế giới A- rập, nêu rõ sự can thiệp chính đáng về mặt quân sự của một số nước G8, nhất là bằng lực lượng không quân, đã góp phần quan trọng trong việc tiếp sức có hiệu quả cho nhân dân, làm suy yếu nhanh thế lực độc tài hung bạo. Tống thống Hoa Kỳ tuyên bố Hoa Kỳ tự hào đã góp phần của mình vào việc can thiệp quân sự bằng không quân nói trên. Ông nhận xét: ở Libya, Đại tá Gadhafi không có tương lai và phải ra đi, và ở Syria Tổng thống Bashir al-Assad phải lựa chọn dân chủ hay là rời khỏi chức vụ, quân đội phải ngừng nổ súng vào dân và để các nhà quan sát về nhân quyền vào làm việc. Đối với Iran Tổng thống Hoa Kỳ cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể sẽ áp dụng biện pháp trừng phạt nếu còn có những cuộc đàn áp thô bạo đối với nhân dân. Về viện trợ, Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố giảm nợ cho Ai Cập 1 tỷ đôla và cho vay 1 tỷ nữa.

Thủ tướng Anh và đặc biệt là Tổng thống Pháp nói thẳng cho nhà độc tài Gadhafi hiểu rằng thời gian không còn cho ông ta, ông ta phải lựa chọn một thái độ dứt khoát, muốn bảo toàn sinh mệnh thì phải từ bỏ quyền lực và rời khỏi đất nước. Pháp và Anh sẽ tăng cường sử dụng trực thăng vũ trang tại Libya trong những ngày sắp tới.

Những vị đứng đầu các nước Pháp, Hoa Kỳ, Anh Đức, Ý, Canada và cả nước Nga cùng lên tiếng cảnh báo các nhà cầm quyền ở Yemen và Syria phải chấm dứt ngay việc đàn áp tàn bạo giết hại nhân dân trên đường phố, phải nhớ rằng nhiệm vụ đầu tiên của mọi chính quyền là tôn trọng, che chở, bảo vệ công dân nước mình. Một chính quyền dùng bạo lực đàn áp dân nước mình, giết đồng bào mình tức là đã thủ tiêu tính chính đáng, tính hợp pháp của chính mình.

Các nước G8 nhất trí tỏ ý định giúp đỡ, tài trợ quy mô lớn cho các nước Tunisie và Ai Cập vừa thoát ách độc tài, như kế hoạch Marshall sau Thế chiến thứ 2 từng giúp cho Tây Âu xây dựng lại nhanh chóng sau chiến tranh khốc liệt. Khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G8, Tổng thống Pháp báo tin các nước G8 cam kết tài trợ cho các nước Bắc Phi 20 tỷ đôla để xây dựng lại đất nước, và con số này sẽ có thể tăng gấp đôi là 40 tỷ.

Đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) và đại diện IMF đều ngỏ ý viện trợ quy mô lớn cho các nước Bắc Phi vừa thoát chế độ độc tài. Riêng Ngân hàng châu Âu tuyên bố yểm trợ 2 nước Ai Cập và Tunisie 3 tỷ 5 Euro trong 2 năm tới.

Cuộc họp thượng đỉnh G8 – 2011 năm nay có ý nghĩa đặc biệt đối với thời cuộc quốc tế.

Khẩu hiệu duy nhất được trưng bằng tiếng Pháp trong phòng họp lớn là: Nouveau Monde – Nouvelles Idées (nghĩa là Thế giới Mới – Ý tưởng Mới).

Thế giới mới được hiểu là thế giới đang thay đổi trên quy mô toàn cầu, theo hướng tự do, dân chủ và hợp tác, chống lại mọi thế lực độc đoán, đàn áp của thế giới cũ. Ý tưởng mới là các nước dân chủ phát triển cao cần chung sức ủng hộ mạnh mẽ, kịp thời mọi trào lưu tiến bộ đòi tự do, bình đẳng, và khi cần thiết phải có nghĩa vụ can thiệp bằng quân sự, chống lại tội ác đàn áp, tàn sát của các chế độ độc đoán, bảo vệ tính mạng của nhân dân ở mọi nơi, và khi chế độ độc đoán đã chấm dứt các nước phát triển có nghĩa vụ giúp đỡ, tài trợ quy mô cho các nước ấy xây dựng cả về chính trị, kinh tế – tài chính và văn hóa có hiệu quả.

Thông điệp mới của 8 nước hùng mạnh nhất thế giới năm nay thật mạnh mẽ, rõ ràng, vừa cổ vũ nhân dân còn bị áp bức đứng dậy đấu tranh không ngần ngại, vừa cảnh cáo rất nghiêm khắc mọi chế độ áp bức và đàn áp nhân dân, những thế lực suy tàn của thế giới cũ, tuy còn tồn tại nhưng đã thuộc về quá khứ.

Bùi Tín (VOA)

Quảng Trị : Công an - cán bộ xâm nhập Chùa, đánh gục cụ bà 80 tuổi


Xâm nhập chùa trái phép để ... "vận động bầu cử"

danlambao - Lúc 15 giờ ngày 19/05/2011, một nhóm công an - cán bộ đủ các ban ngành, đoàn thể đã bất ngờ xâm nhập vào chùa Phước Huệ (Đông Hà, Quảng Trị) để gây rối. Với danh nghĩa đi "vận động bầu cử", nhóm liên quân ô hợp tràn cả vào tận phòng khách của chùa, tạo nên sự ồn ào, vô trật tự nơi thanh tịnh.

Khi bị nhắc nhở, nhóm người này đã buông lời chửi bới và thóa mạ chư Tăng. Thậm chí, nhóm người đại diện cho chính quyền còn nhẫn tâm dùng cả vũ lực để đánh ngất xỉu một cụ bà trên 80 tuổi.


Ông Hoàn, Dân phòng, người mặt áo trắng (X), hành hung Phật tử và đánh ngã thân mẫu Đại đức Thích Từ Giáo
Cụ bà bị đánh gục là người lo công quả cho chùa, đồng thời cũng là thân mẫu của Đại Đức Thích Từ Giáo, trụ trì chùa Phước Huệ. Sau khi bị đánh đập, cụ bà vẫn phải nằm liệt giường suốt nhiều ngày sau

Trong bức thư trình báo, Đại Đức Thích Từ Giáo đã tường thuật lại sự việc chi tiết như sau :


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
CHÙA PHƯỚC HUỆ
KHU PHỐ 10, PHƯỜNG 5, THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

--------------------------------------------------------------------------------

THƯ TRÌNH


V/v Ban vận động bầu cử lợi dụng đi vận động để đánh người trong chùa

KÍNH GỬI : ÔNG CƯỜNG CHỦ TỊCH UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
KÍNH GỬI : ÔNG DUNG GIÁM ĐÔC SỞ CÔNG AN TỈNH QUẢNG TRỊ

Chúng tôi là : Tỳ kheo Thích Từ Giáo. Thế danh Lê Quang Vui. Sinh năm 1969. Hiện đang chủ trì chùa Phước Huệ, khu phố 10, phường 5, thành phố Đông hà, tỉnh Quảng trị. Trìnhlên các ông một việc như sau :
Vào lúc 15 giờ ngày 19 tháng 05 năm 2011.

Gồm có :

1- Ông Hồ Ngọc Việt,Ông Đông công an thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
2- Ông Hoàng Kim Niên, cấp bậc Đại uý, chức vụ cảnh sát khu vực thuộc đồn công an phường 5, thành phố Đông hà, tỉnh Quảng trị
3- Ông Phạm Kim Phó Chủ Tịch UBND phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
4- Ông Mai Châu Phó Chủ Tịch MTTQVN phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
5- Ông Trần Hửu Phước khu phố trưởng khu phố 10, phường 5, thành phố Đông hà, tỉnh Quảng trị
6- Ông Tuấn khu phố phó khu phố 10, phường 5, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
7- Ông Hoàn và Ông Minh dân phòng Phuờng 5, thành phố Đông hà, tỉnh Quảng Trị

Cùng một số người chúng tôi không rỏ tên tuổi

Thưa các Ông : Phái đoàn tự tiện xông vào, hô hào xưng danh là Ban Vận Động Bầu cử, nhưng thực chất chúng tôi nhìn thấy được như những đội quân hung bạo hơn các lần trước đây để vào cướp phá tài sản của chùa.

Thưa các Ông : sau mùa Phật Đản, là những ngày Tăng chúng quy tụ kiết tập ba tháng cho mùa An cư theo truyền thống văn hoá Phật giáo. Vậy mà Ban Vận Động đã biến nơi Tăng đường trở thành một cái chợ đời thiếu lành mạnh. Tất nhiên không thể nhẫn nhịn được chúng tôi yêu cầu phái đoàn rời khỏi Bổn tự của chúng tôi ngay. Để đảm bảo tài sản và tính mạng buộc lòng mẹ già chúng tôi phải khoá cổng lại, lập tức ông Minh dân phòng ra hiệu cho ông Hoàn bằng thói côn đồ “lên chỏ xuống gối”, tức khắc trong một nháy mắt với sức lực trẻ trung như ông Hoàn và tấm thân nhỏ bé già cả như mẹ tôi nên đã ngã quỵ ngay chân ông Hoàn, lập tức ông Hoàn bỏ chạy ra khỏi cổng chùa, dưới sự chứng kiến của mọi người.Hiện tình Mẹ tôi đang bị liệt giường không thể dậy được

Công an xâm nhập chùa Phước Huệ gây xáo trộn
Thưa các Ông ! Theo chúng tôi được biết gia đình ông Hoàn một trong những tế bào đang góp phần tạo nên những bản chất xấu xa của một xã hội đang thối nát (cụ thể là đứa con trộm cướp đang bị công an Quảng trị tạm giam)

Vậy chúng tôi yêu cầu các Ông hảy điều tra thuộc hạ của mình mang ông Hoàn đi theo với chức vụ gì trong Ban Vận Động Bầu Cử. Hay là Ban Vận Động tổ chức hổ trợ cho ông Hoàn cướp phá chùa chúng tôi.

Chúng tôi đang chờ đợi việc làm sáng tỏ bằng quyền hạn lảnh đạo của các ông với sự việc xảy ra đã nêu trên

Chúc các Ông khoẻ !


Đông Hà, ngày 20 tháng 5 năm 20011
Làm đơn
(ấn ký)
Tỳ kheo ThíchTừ Giáo


Nguồn : Quê Mẹ

Biểu tình chống ngoại xâm, bao giờ được phép ?


Nguyễn Bá Chổi (danlambao) - Bác Hồ đã dạy rằng, “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Lời “bác” dạy thì không chê vào đâu được, nhưng việc làm của các “cháu” lại không được nghiêm túc, đàng hoàng cho lắm; nếu không nói là các cháu làm ngược lại lời bác kính yêu của các cháu.
Nước Việt Nam do các vua Hùng đã có công dựng nên, ngày nay tuy được các cháu của bác “giữ” đấy, nhưng là giữ làm của riêng cho băng đảng của các cháu, chứ không phải giữ cho nhân dân Việt Nam .

Các cháu dành độc quyền “giữ” nước , riêng để muốn cắt bán bớt ải (Nam Quan), thác (Bản Dốc) thì cắt; muốn cho thuê rừng thì cho; muốn nhượng núi rừng Tây Nguyên, mà đại tướng công họ Võ gọi là nóc nhà Việt Nam, cho “người lạ” không ai lại gì mặt vào đào lấy bô xít thì nhượng..

Các cháu bác đang “giữ”nước một cách triệt để nên bất chấp phản đối của quần chúng nhân dân thuộc mọi tầng lớp kể cả Quốc Hội là cơ qua quyền lực cao nhất nước, những vị “khai quốc công thần”, các tướng lãnh kỳ cựu, các “nhà lão thành cách mạng”, các nhà trí thức chân chính, đến các em sinh viên học sinh , các anh chị nhà báo (đương nhiên không thuộc “lề” đảng), xuống bà con công nhân nông dân ...

Các cháu “giữ” nước cứng ngắt lấy làm của riêng mình, nên khi người dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước để” cùng nhau giữ nước” như lờ bác dạy, một cách ôn hoà như cầm cái bảng hoặc mặc cái áo có mấy chữ “HS-TS-VN” tức Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam cũng đủ bị đánh nhừ đòn, bị bắt vô tù; có người đến nay chưa biết chết sống ra sao như anh Điếu Cày Nguyễn Thanh Hải. Thậm chí chỉ ngồi tại nhà với cái băng rôn với mấy chữ như trên, mà cô cháu bé Phạm Thanh Nghiên cũng bị mấy năm tù .

Ngày 26 háng 5 vừa rồi “tàu lạ” lại tiếp tục xâm phạm chủ quyền lãnh hải nước Việt Nam “các vua Hùng đã có công dựng”, nay gọi là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhưng với mức độ ngang ngược hơn, tức là không cần húc ghe tàu đánh cá cướp của bắt người đòi tiền chuộc kiểu hải tặc Somali, như từng làm trước đây nữa, mà cho những hai ba tàu chiến xông vào cắt dây cáp cuả tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ta đang họat động dò tìm dầu khí trong vùng hải phận ta .

Đã thế sau khi xông vào nhà người ta quậy phá, bị nạn khổ chủ lên tiếng phản đối, tên đồ tể còn bảo đó là chuyện bình thường, và lên giọng răn đe...

Hành động xâm lăng và luận điệu thảo khấu của kẻ thù truyền kiếp đang làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giữ nước tưởng chừng đã bị dập tắt bấy nay

Lần này thì trên băng trên áo trên môi không chỉ là “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam”, nhưng là “Đất nước, núi rừng, sông biển này là của Việt Nam”.

Nhiều người đã kêu gọi biểu tình dể bày tỏ thái độ phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ tổ quốc Việt Nam . Cụ thể là người ký tên Nhật Ký Yêu Nước đã gửi đi lời “ kêu gọi tuần hành ôn hòa phản đối trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM. Thời gian : Bắt đầu lúc 8h sáng, Chủ Nhật 5/6/2011".

Bác Hồ đã dạy rằng “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Nhưng liệu phen này các “cháu của bác” có cho phép đồng bào Việt Nam biểu tình giữ nước hay không ?

Nguyễn Bá Chổi

Hiệu ứng Bình Minh ?


Cánh Cò (RFA Blog) - Liên tiếp trong nhiều ngày qua sự kiện nổi bật nhất trong nước không gì khác ngoài việc tàu hải giám Trung Quốc cắt dây cable thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh. Trong cũng như ngoài nước rộ lên một làn sóng phẫn nộ chưa từng thấy từ nhiều năm qua. Nhiều năm, tính theo mốc thời gian ít nhất là sau các vụ biểu tình chống Trung quốc tại Hà Nội và Sài Gòn vào năm 2007. Không khí hừng hực của những ngày ấy đang phảng phất trên các trang báo trong nước, còn trên các trang blog thì không cần phải nói, mặc sức giận dữ và khai chiến.
Báo chí được một phen xả xú bắp vì đã quá lâu cái nồi nước dùng hầm đống xương của những con tàu chìm, những hòn đảo mất cùng vô số tử thi trong nhiều năm đã bỏ thây ngoài biển cả chỉ vì hai chữ Hoàng Sa và Trường Sa.

Blogger thỏa sức viết như chưa từng được viết về vấn đề chạm tới lòng yêu nước của cả dân tộc. Không khí chừng như lễ hội không bằng! Lễ hội vì sự đồng thuận của số đông gần như tuyệt đối. Số đông ấy đang đòi lại quyền được yêu nước của họ. Bằng chữ nghĩa, họ tuyên chiến với thế lực Bắc phương một cách rộn ràng!

Hầu hết các cơ quan ngôn luận bên ngoài Việt Nam đều có bài viết về sự kiện này. Nhiều cán bộ cao cấp một thời lãnh đạo đất nước đã trả lời phỏng vấn với những ngôn ngữ không cần phải kềm chế như từ trước tới nay. Tất cả đều có chung câu trả lời: Thứ nhất, việc làm của Trung Quốc là ngang ngược. Thứ hai, nhà nứơc phải nhanh chóng tập hợp lòng dân như ông cha ta từng làm cách đây hàng ngàn năm khi giặc Tàu tràn sang bờ cõi.

Bài học ấy không bao giờ lỗi thời và luôn luôn hiệu quả.

Nghe các vị này nói mà lòng mình phơi phới! Nếu được phép đặt tên cho làn sóng bất bình này thì mình sẽ dùng nhóm từ “hiệu ứng Bình Minh”!

Vậy mà lạ, ai cũng nói chỉ một người không nói!

Nếu Bộ chính trị là tổng hợp của 14 con người ưu tú, thông thái và trình độ ý thức chính trị ngất trời cũng như luôn luôn …đồng thuận với nhau thì danh xưng “một Người” dùng cho nhóm đảng viên tót vời này cũng không lệch chuẩn lắm.

Người đang im lặng. Người đang suy tư. Và có thể Người đang tính chuyện gì đấy cao cả, phi thường hơn trước áp lực của Trung Quốc. Vừa là bạn vừa là kẻ thù tiềm ẩn. Vừa là đồng minh mà cũng vừa là giặc ngoại xâm. Người đau đáu là phải, bởi không đau đáu sao được khi cơ ngơi, tài sản của cả nước do Người quản lý đang bị đe dọa trực tiếp và rõ ràng?

Người đang vắt óc suy nghĩ thì làm sao lên tiếng cho được? Hơn nữa với tính cách cao trọng của Người, lên tiếng vào lúc này chưa chắc gì đã thích hợp, có khi lại “hố” với canh bạc thấu cáy của đối phương không chừng!

Người suy nghĩ quá nên không biết bọn khuyển ưng dưới tay Người đang thọc chiếc gậy HS-TS-VN vào lòng dân khiến biết bao người đau đớn.

Sáng thứ Hai 30 tháng 5 phiên tòa Bến Tre, nơi nổi tiếng với bài hát “Dáng đứng Bến Tre” đã xét xử 4 dân oan và 3 đảng viên đảng Việt Tân với một bản án nặng nề đến nghẹt thở. Họ tội gì? Xin thưa, theo cáo trạng của tòa thì họ đã tuyên truyền, phát tán và tàng trữ tài liệu chống nhà nước. Tài liệu gì? Đó là sáu chữ cái HS-TS-VN.

Ủa mấy chữ này là gì mà ghê gớm như vậy. À, thì chữ viết tắt của Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam! Vậy không lẽ lại viết HS-TS-TQ?

Trong khi đang “ngẫm ngợi” về bản án vô tiền khoáng hậu này và lang thang trên mạng thì một sự kiện nữa làm mình ứa lệ: hai blogger Điếu cày và Anhba Saigon được Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức thắp nến cầu nguyện tại nhà thờ Kỳ Đồng. Theo hình ảnh mà video cho thấy thì ít nhất 1.000 người có mặt trong đêm cầu nguyện, Bài giảng của ba vị linh mục trong buổi lễ chừng như xoáy vào tâm thức mình những câu hỏi khó thể trả lời.

Số phận của hai blogger này không khác gì hai con bài mà “thế lực máu” đang làm một bài tính thử đối với dân tộc. Hai ông không có bất cứ một hành động gì để có thể gọi là chống phá nhà nước Việt Nam. Tội của hai ông nếu có, và nếu đựơc xét xử, thì phải do chính quyền và tòa án của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa thụ lý.

Vậy thì Việt Nam đang lạm quyền? Sao Việt Nam không dẫn độ mấy người chống Trung Quốc này về Bắc Kinh để họ chịu sự phán quyết của tòa án xứ này?

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam hoàn toàn có đủ thẩm quyền để đòi hỏi nhà nước Việt Nam tuân thủ những gì đã ký kết với Trung Quốc. Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, Trung Quốc đang là nạn nhân của một Người lừa đảo, không hề giữ lời đã hứa sau khi đã nhận bổng lộc triều đình.

Vậy thì nên buồn hay nên vui cho những người đang nằm trong tù vì tuyên truyền cho sáu chữ HS-TS-VN? Dù sao thì ở trong trại giam với người cùng ngôn ngữ vẫn hơn nằm chung với Lưu Hiểu Ba hay Ngải Vị Vị!

Còn đâu là thế nước lòng dân như mình chủ quan hồ hởi! “hiệu ứng Bình Minh” xem ra không còn tác dụng khi những cái đầu nguội ngắt đang lần mò với nhau trong đêm tối để sắp xếp hành trang cho một cuộc sơ tán không xa?

Cánh Cò

http://www.rfavietnam.com/blog/3549

TP.HCM: Nhà cầm quyền lấy đất Nhà thờ Kitô Vua, Giáo xứ Bình Triệu


VRNs – Khu đất tại số 123 – quốc lộ 13 - P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM trước đây là khuôn viên nhà thờ Chúa Kitô Vua – Giáo xứ Bình Triệu. Trong đó bao gồm 1 Nhà thờ, 1 Tháp chuông, các nhà sinh hoạt. Sau khi sử dụng một số chiêu bài xảo trá buộc các cha xứ "cho mượn" với mục đích giáo dục, chính quyền đã mở trường pháp lý (sau này gọi là đại học luật Tp. HCM cơ sở Bình Triệu). Và Giáo xứ Bình triệu đã chuyển sang sinh hoạt tại đền Đức Mẹ Fatima ( bây giờ gọi là nhà thờ Fatima ).
Sau năm 1975 đến nay Giáo xứ Bình Triệu đã hai lần gửi đơn lên chính quyền các cấp để đòi trả lại khu đất cho mượn nhưng cho đến giờ vẫn không có câu trả lời.

Tháng 11.2010, bất ngờ có một dự án được thi công trên khu đất này, đó là dự án đầu tư xây dựng thông tin thư viện cơ sở 2 trường đại học luật TP.HCM do nhà thầu cơ điện lạnh thi công. Ngay sau đó thì nhà thầu đã đưa các phương tiện và máy móc đến vây lại và che kín khu đất, đồng thời đập phá và sang bằng khu đất trên. Trong dự án, Tháp chuông vẫn được giữ nguyên nhưng không hiểu sao sau khi san bằng thì ngoài Tháp chuông, thì bức tường sau Cung Thánh ( nơi có tượng Chúa Kitô Vua và các Thánh) cũng không phá và được bịt lại bằng 1 cái bạt màu xanh.

Không những khu đất này mà còn nhiều khu đất mà nhà cầm quyền cộng sản đã lấy cớ mượn của Giáo Hội nhưng không trả.

Hàng động này của nhà cầm quyền CSVN lần nữa thách thức dư luận, đặc biệt là cộng đồng giáo dân và những người yêu mến sự thật và công lý.

Đây là một số hình ảnh về khu đất và nhà thầu đang thi công:

Bức phù điêu hình Chúa và các thánh đang bị phủ bạt xanh
Nhà thờ bị bao quanh bằng tôn để bên trong bắt đầu thi công
Nhà thờ và các nhà sinh hoạt đã bị phá sập, vật liêu xây dựng mới đã đổ về
Nguồn : VRMI

TQ lại cảnh báo : Việt Nam không được gây rắc rối tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông


RFA - Việt Nam hôm nay lại bị Trung Quốc lên tiếng cảnh báo không được tạo nên những sự kiện mới tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Đây là lần thứ hai Bắc Kinh có những lời lẽ như thế sau khi ba tàu hải giám của Trung Quốc hôm sáng ngày 26 tháng 5 vừa qua tiến đến cắt đứt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02, thuộc Petro Vietnam.

Hãng thông tấn AFP trích dẫn phát biểu của bà Khương Du, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói rằng tàu hải giám của Trung Quốc thực thi công lực đối với các tàu Việt Nam hoạt động bất hợp pháp. Đó là điều hoàn toàn hợp pháp, và Trung Quốc yêu cầu Việt Nam chấm dứt mọi hoạt động đồng thời tránh gây ra những rắc rối.

Thông tấn xã Việt Nam thì cho biết khi tàu Bình Minh 02 đang tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam thì radar phát hiện tàu hải giám của Trung Quốc tiến đến gây hấn cắt đứt cáp của tàu. Vị trí của tàu Bình Minh 02 lúc đó chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 kilômét về phiá đông và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc chừng 600 kilômét về phiá nam.

Vào ngày 27 tháng 5, Petro Vietnam họp báo thông tin về vụ việc và ngươì phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga lên tiếng phản đối hoạt động của Trung Quốc, đòi bồi thường.

Vào ngày chủ nhật 29 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt Nam lặp lại tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại khu vực tàu thăm dò dầu khí bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/cina-warn-vn-again-dispu-sea-05312011081253.html

Chủ nợ làm gì để 'siết nợ Vinashin'


BBC - Đối với các chủ nợ nước ngoài cho Vinashin vay, việc đòi nợ nhiều khả năng sẽ phải gây sức ép để chính phủ Việt Nam can thiệp, đó là thông điệp đưa ra trong bài viết được Financial Times trích dẫn lấy từ debtwire.com, trang chuyên về thông tin thị trường nợ.
Nợ được nói đến là khoản 600 triệu đôla Vinashin đi vay qua trái phiếu được Credit Suisse dàn xếp hồi 2007, với khoản trả lần đầu 60 triệu đôla đã đáo hạn hồi tháng 12 năm ngoái mà Vinashin chưa thanh toán.

Bài viết ra ngày 31 tháng Năm lưu ý rằng để tạo sức ép chính trị có kết quả, giới chủ nợ nước ngoài cần phải hiểu một điều:

Đó là về mặt kỹ thuật chính phủ Việt Nam không nợ nần gì cả.

Giới chủ nợ biện luận rằng “thư hậu thuẫn” của chính phủ là sự đảm bảo ngầm để Vinashin đi vay với lãi suất thấp.

Vinashin kinh doanh với sự hậu thuẫn của cả chính phủ và các tổ chức của Đảng.

Về cơ bản các chủ nợ có thể khiến Vinashin không thể nào kinh doanh được ở nước ngoài

Một luật sư

Họ cũng nói rằng mặc dù nhà nước chủ động tái cơ cấu hoạt động của Vinashin nhưng chính phủ đã rũ bỏ trách nhiệm đối với nợ của tập đoàn.

Các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Vinashin và giới chủ nợ diễn ra với tốc độ rùa bò.

Vậy làm các chủ nợ, vốn dại dột tới mức cho Vinashin vay tiền theo với lãi suất đi vay thấp kể như mức cho chính phủ vay, phải làm gì có thể được thanh toán?

“Sách nhiễu chính phủ Việt Nam", một luật sư có kinh nghiệm đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được trích dẫn nói.

"Chính phủ luôn luôn nói với mọi người là chúng tôi cởi mở cho kinh doanh ".

“Ngay cả Thủ tướng Chính phủ khi đi cùng các công ty nhà nước quảng bá cho đầu tư luôn nói rằng Việt Nam có môi trường thân thiện với các nhà đầu tư." Luật sư này nói.

Sách nhiễu ‘bài bản’

Bài viết nói Vinashin là dự án "gà nhà" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Bài viết trích dẫn ba luật sư khác nhấn mạnh rằng “điểm cốt yếu là phải dùng các biện pháp sách nhiễu đúng đắn bởi vụ này chưa có tiền lệ tại Việt Nam”.

Khoản tiền Vinashin vay được điều chỉnh bởi luật của Anh, và trong khi phán quyết ở nước ngoài khó có thể thi hành tại Việt Nam, nơi Vinashin có tài sản, thì giới chủ nợ có thể can thiệp hoặc thậm chí giữ các khoản tiền chuyển khoản ở nước ngoài hoặc giữ thư tín dụng, một trong các những luật sư nói.

"Về cơ bản các chủ nợ có thể khiến Vinashin không thể nào kinh doanh được ở nước ngoài," luật sư này nói thêm.

Giảm thiểu thiệt hại đối với khoản vay của Vinashin đòi hỏi phải áp dụng tới những biện pháp sách nhiễu chính phủ Việt Nam thông qua con đường pháp lý cùng lúc tránh việc khiêu khích không cần thiết.

Chiến lược mà giới chủ nợ áp dụng vào lúc này không chỉ mang tính quyết định rằng họ được hay mất bao nhiêu, mà chiến lược này còn tạo ra một tiền lệ cho các nhà đầu tư trong tương lai bỏ tiền vào thị trường Việt Nam, nơi phát triển nhanh nhưng cũng là các thị trường chưa qua những phép thử trên thực tế.

Bài viết cũng cho hay một số chủ nợ đã sử dụng truyền thông để bày tỏ quan điểm rằng việc Vinashin không trả được nợ sẽ làm giới đầu tư nước ngoài tránh xa nền kinh tế do nhà nước kiểm soát.

Tuy nhiên, một số giao dịch gần đây cho thấy các công ty Việt Nam vẫn đi vay được nếu có được các hợp đồng vay được cơ cấu hợp lý.

Bài viết trích dẫn trường hợp PetroVietnam đi vay 904 triệu đôla hồi tháng Tư và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai phát đi vay thông qua trái phiếu để huy động 90 triệu đôla vào tháng Năm.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/05/110531_vinashin_ creditors.shtml

Đạo đức giáo dục xuống cấp: Vì đâu nên nỗi?


Tùng Lâm- Thị trấn Thuận Thành- Bắc Ninh (danlambao)


Bà Nguyễn Thị Hòai Thu, nguyên chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội của Quốc Hội trả lời phỏng vấn về chuyện đạo đức trong ngành giáo xuống cấp thật đúng khuôn mẫu... "miệng nhà quan có gang có thép".




Bà Nguyễn Thị Hoài Thu



Bà Hoài Thu đã đá trái bóng trách nhiệm sang phía gia đình và nhà trường còn xã hội thì vô can. Bà là chủ nhiệm các vấn đề xã hội nên bà làm rất tốt. Thầy hư trò đâm chém nhau là lỗi của nhà trường và gia đình chứ xã hội vô can. Từ lâu người ta luôn đặt nặng vai trò của tam giác: gia đình- xã hội- nhà trường. Ai cũng biết là yếu tố xã hội đóng vai trò then chốt và có thể điều tiết bằng các chế tài, cơ chế. Nói tóm lại thì xã hội nào hình thành tính cách và con người nấy.


Một xã hội lọc lừa từ trên xuống dưới luôn chạy theo «thành tích báo cáo láo» thì ai làm người lương thiện mới là kẻ cá biệt, đứng bên lề xã hội. Cái gì cũng 100%. Đi bầu cử thì 100%. Học sinh giỏi thì 100 %. Thi tú tài đỗ 100%. Vậy thì làm gì cho mắc công và tốn kém?


Để có con số đẹp 100% ấy từ thầy cô mẫu giáo đến các giảng viên đại học phải biết cách «luồn lách» để vừa lòng các quan chức từ phòng giáo dục huyện đến ông thứ trưởng, bộ trưởng Bộ Giáo dục.


Trẻ con mới vào lớp 1 đã thi cữ. Chưa đi học chính khóa đã đi học thêm. Thầy giáo vòi tiền, gạ tình. Học trò đâm chém quay phim tung lên mạng internet. Từ lớp 1 đến đại học luôn giỏi thế mà ra trường thì sinh viên không biết ngoại ngữ nào. Có đi làm thì các doanh nghiệp và các cơ quan đào tạo lại.


Vì đâu nên nỗi? Ai cũng hiểu chỉ các quan chức là chưa chịu hiểu.


Càng học tư tưởng Hồ Chí Minh thì tội phạm càng gia tăng. Cán bộ dạy tư tưởng cao siêu còn tham nhũng và giả dối thì dân chúng càng mất niềm tin.


Không cần học tư tưởng Hồ chí Minh làm gì cả, Không cần học triết Mac- Lê để đối phó làm gì.


Nên bắt đầu lại từ đầu. Bài học LÀM NGƯỜI. Muốn LÀM NGƯỜI TỐT thì xã hội phải đảm bảo các điều kiện để người ta LÀM NGƯỜI. Nói cho ngắn gọn thì nhà nước VN phải TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN, tức tôn trọng QUYỀN LÀM NGƯỜI.


Khi học sinh- sinh viên học những điều giả dối và trống rỗng thì cái phần NGƯỜI trong các em sẽ nhường chỗ cho phần CON trỗi dậy.


Nhà nước có vô can trong chuyện đạo đức xã hội xuống cấp? Ví dụ đơn giản: nếu lương thầy giáo đủ nuôi gia đình thì thầy giaó không nghĩ chuyện dạy thêm hay làm tiền sinh viên.


Vậy mà bà nguyên chủ nhiệm các vấn đề xã hội của Quốc Hội trả lời thật vô trách nhiệm:


http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Vu-thay-bi-to-an-tien-So-tien-khong-lon-nhung-dau-long/20115/147602.datviet


Tùng Lâm, Thuận Thành-Bắc Ninh.

NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA…

NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VÀ LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ( vào ngày Chủ Nhật 5/6/2011, bắt đầu lúc 8h sáng )
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 Phố Hoàng Diệu, Quận Ba Đình
Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.

Thưa các bạn!

Trung Quốc đã trưng ra bản đồ 12 đoạn “lưỡi bò” tuyên bố 80% diện tích biển ĐÔNG là của họ trong đó ôm trọn cả 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa CỦA VIỆT NAM!

Không dừng lại ở tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp và căn cứ lịch sử ấy, Trung Quốc ngang nhiên bắt ngư dân, tịch thu tàu, ngư cụ và cấm dân ta đánh bắt cá tại ngư trường truyền thống mà ta đã gắn bó hàng nghìn đời nay!

Mới đây, Trung Quốc đã huy động 3 tàu hải giám tấn công tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ta, điều đáng nói tàu Trung Quốc đã vào sâu trong lãnh hải của Việt Nam, ngang ngược tấn công tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế chứ không phải vùng biển đang tranh chấp chủ quyền, mặt khác, họ trơ tráo gọi đây là hành động “bình thường”.

Xét thấy những hành động gây hấn từ phía Trung Quốc không hề hiếm hoi mà gần đây ĐANG NGÀY CÀNG GIA TĂNG không những đối với Việt Nam mà còn đe dọa cả những nước trong khu vực đang tranh chấp, trong đó có Philippines.

Căn cứ lời gợi ý của Thiếu tướng, lão thành cách mạng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, một lão tướng có thâm làm việc ngoại giao với Trung Quốc, ông cho rằng chính quyền nên tạo điều kiện để dân chúng bày tỏ lòng yêu nước của mình trong đó có cả những cuộc biểu tình, lên tiếng phản đối công khai. Đó cũng là ý kiến của Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch UB Mặt trận TQ TP.HCM. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện – Viện trưởng Viện Hán-Nôm đã phát lời đề nghị các tổ chức đoàn thể tại Việt Nam huy động một cuộc tuần hành tương tự nhưng tới nay vẫn chưa có tổ chức, đoàn thể nào tại Việt Nam lên tiếng ủng hộ.

Căn cứ vào điều 69 Hiến Pháp năm 1992 của Việt Nam có quy định về quyền được biểu tình của người dân.

Căn cứ vào cuộc thăm dò mới đây của NHẬT KÝ YÊU NƯỚC với gần 400 người, trong đó có gần 300 người đa số là thanh niên, giới trẻ, cho biết họ sẵn sàng tham gia một cuộc tuần hành ông hòa, với mục đích thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, mong muốn hô to khẩu hiệu phản đối hành động bá quyền, ngang ngược của Trung Quốc.

TỪ ĐÓ…

NHẬT KÝ YÊU NƯỚC cho rằng, một cuộc tuần hành như vậy có thể sẽ không làm cho TRUNG QUỐC dừng tay THẾ NHƯNG đó là một cơ hội huy động sự chú ý của QUỐC TẾ, huy động sự chú ý của toàn dân tộc VIỆT NAM bất kể đảng phái, chính kiến, tôn giáo, trong hay ngoài nước…hễ ai mang dòng máu VIỆT NAM đều gánh trên vai trách nhiệm với TỔ QUỐC khi TỔ QUỐC đang lâm nguy!!!

Chúng ta nhớ rằng năm 2007, một cuộc biểu tình chưa từng có tiền lệ đã diễn ra bởi những thanh niên trẻ yêu nước, họ đã tập trung phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở cả thủ đô lẫn TP.HCM.

VẬY NÊN, NHẬT KÝ YÊU NƯỚC KÊU GỌI TUẦN HÀNH ÔN HÒA PHẢN ĐỐI TRƯỚC ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI HÀ NỘI VA LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH vào ngày 5/6/2011

Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia!

Đây là một CUỘC TUẦN HÀNH ÔN HÒA, HOÀN TOÀN BẤT BẠO ĐỘNG! Hoàn toàn hợp với HIẾN PHÁP VIỆT NAM.

Để đảm bảo điều đó, NKYN trân trọng để nghị những người tham gia thực hiện NGHIÊM TÚC những lưu điểm sau:

1. Cuộc tuần hành diễn ra vào:
8h sáng ngày 5/6/2011 tại cả hai địa điểm:
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội: 46 Phố Hoàng Diệu, Quận Ba Đình
Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM: 39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.

2. KHÔNG MANG bất kỳ vật nhọn, hung khí, chất có thể gây cháy, nổ, nào trong người để tránh bị hiểu nhầm là thành phần xấu.

3. KHÔNG MANG bất kỳ biểu ngữ nào khác ngoài những biểu ngữ có nội dung “phản đối Trung Quốc”. Những khẩu hiệu NKYN gợi ý gồm: “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “TRƯỜNG SA, HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM”, “TRUNG QUỐC PHẢI CHẤM DỨT GÂY HẤN”, “TRUNG QUỐC PHẢI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO VIỆT NAM”, “TRẢ LẠI TRƯỜNG SA, HOÀNG SA”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG LƯỠI BÒ PHI PHÁP”…V..V.. Các biểu ngữ này có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Trung, có thể viết tay trên giấy khổ lớn hoặc in vi tính. Nên là những màu sắc dễ đọc, gây chú ý.

4. KHÔNG ĐƯỢC đốt cờ, chống trả lực lượng công an giữ trật tự, hay có những hành động quá khích…

5. KHUYẾN KHÍCH cầm mang theo cờ Việt Nam, áo in màu cờ Việt Nam, ảnh Hồ Chí Minh..v..v..

CHÚNG TÔI KÊU GỌI CÁC BẠN, NHỮNG AI QUAN TÂM VÀ BẤT MÃN TRƯỚC NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN, NGANG NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI GIAN QUA THAM GIA CUỘC TUẦN HÀNH NGÀY 5/6/2011. CÁC BẠN CÓ THỂ SÚP SỨC CHO CUỘC TUẦN HÀNH DIỄN RA BẰNG CÁCH GIÚP CHÚNG TÔI CHUYỀN VĂN BẢN NÀY TỚI BẠN BÈ, NGƯỜI THÂN QUA NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN NHƯ TIN NHẮN SMS, BLOG, FACEBOOK, TWITTER,…V..V… HÃY ĐỪNG SỢ SỆT VÌ CÁC BẠN ĐANG ĐỨNG VỀ PHÍA CHÍNH NGHĨA, VỀ PHÍA TỔ QUỐC!!! VÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỢI LÂU HƠN NỮA ĐỂ CẤT LÊN TIẾNG NÓI!!!

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Hồ Chí Minh.

CHÚC TẤT CẢ CHÚNG TA SỨC KHỎE VÀ CHÚC CUỘC TUẦN HÀNH THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP!

VIỆT NAM MUÔN NĂM !!!

http://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1
http://www.facebook.com/event.php?eid=152614948142059

TQ đổi phương thức tấn công & cướp tài sản ngư dân Việt Nam


Trà Giang (Tuổi Trẻ) - Chiều 30-5, đại úy Nguyễn Quyết Chiến - đội phó trinh sát đồn biên phòng 288 (Quảng Ngãi) - cho biết trong tháng 5-2011, 2 tàu cá xã Bình Châu và một tàu cá huyện Lý Sơn vừa bị tàu Trung Quốc bắt và tịch thu tài sản.
Tàu của ông Võ Đào, tàu của thuyền trưởng Trần Văn Thoa và một tàu khác do ngư dân Lê Vinh làm thuyền trưởng đã bị tàu kiểm ngư Trung Quốc khống chế, thu tài sản, ước thiệt hại cả ba tàu khoảng 500 triệu đồng.

Trao đổi về sự việc trên, đại diện Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ngãi nhận định khác với những năm trước phía Trung Quốc thường bắt giam, đánh đập ngư dân, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc, từ đầu năm 2011 đến nay phía Trung Quốc chỉ lấy ngư cụ, máy định vị, Icom, nhiên liệu, hải sản... rồi cho ngư dân chạy tàu về.

“Với sự thay đổi phương thức này, cùng với ý đồ làm giảm bớt phản ứng từ phía Nhà nước Việt Nam (nếu bắt cả người), phía Trung Quốc đánh trực tiếp vào kinh tế của ngư dân. Sau khi bị tịch thu tài sản ngư dân cần thời gian để mua sắm nên thời gian ra khơi bị gián đoạn. Đồng thời việc mua sắm lại sẽ làm tiêu tốn tiền của dẫn đến ngư dân ngại ra đánh bắt ở khu vực Hoàng Sa”.

Thuyền trưởng Trần Văn Thoa diễn tả lại cảnh ngư dân VN bị lính kiểm ngư Trung Quốc khống chế cướp tài sản
Cũng theo vị này, riêng về vấn đề tàu cá Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vào sát đảo Lý Sơn để đánh bắt, qua theo dõi cho thấy các tàu này thường lén lút vào khu này trước, trong và sau tết. Bởi đây là thời điểm cá cam giống (loại cá giá trị kinh tế cao) xuất hiện.

Vì vậy cùng với tuyên truyền, khuyến cáo ngư dân chủ động tránh những va chạm với tàu Trung Quốc, nhất là khi ra hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp, cũng như phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng khi xảy ra sự cố...

Hơn bao giờ hết, các cấp ngành trung ương cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ để chia sẻ những trường hợp ngư dân ra đánh bắt tại Hoàng Sa bị phía Trung Quốc tịch thu tài sản trái phép, để ngư dân tiếp tục an tâm bám biển.

TRÀ GIANG

Tuổi Trẻ