Pages

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

BA “CĂN BỆNH TRẦM KHA” TRONG CƠ CẤU VGCS ĐỀU KHÔNG CÓ THUỐC CHỮA

Tổng Hợp Tin Tức ngày 15-2-2012 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus
Trong khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, các nước “tư bản tiên tiến” theo kinh tế thị trường đều có thuốc chữa, mau hay chậm, suông sẻ hay trục trặc, khác nhau tùy theo mỗi nước. Duy các nước “cộng sản sống sót”, với cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa”, từ Tàu sang “ta”, cho đến nay, vì không chịu dùng “thuốc chữa tư bản”, mà thành “không có thuốc chữa”. Toa thuốc rất đơn giản, dễ hiểu, chứng nghiệm qua thực tế Đại Khủng Hoảng 1929-30, và qua những gì đang diễn ra, từ Liên Âu sang Bắc Mỹ. Tên nó là Dân Chủ Pháp Trị.
Nền tảng của chủ nghĩa tư bản là “tự do cá nhân”, lấy “cá thể” làm đơn vị cơ bản xây dựng xã hội. Bản năng và nhu cầu “sinh tồn” buộc Con Người vào “cuộc sống bầy đàn” – herding live – từ bẩm sinh, tạo nên “tính xã hội” của đời người. Trong cuộc sống bầy đàn, yếu tố “Con” mạnh hơn yếu tố “Người” nơi Con Người thời tiền sử – dã thú tính mạnh hơn nhân tính – tạo nên tình trạng “mạnh được yếu thua” và “cá lớn nuốt cá bé”. Tình trạng này kéo dài hàng vạn năm qua các nền văn minh, từ Đông sang Tây, từ cơ chế bộ lạc đến các triều đại phong kiến, nông nô … với “tính Người” dần dà phát triển, đẩy lui và lấn át “tính dã thú”. Nền văn minh công nghiệp hiện đại đã phát triển đến mức “định chế hóa” nỗ lực tẩy trử “tính dã thú” trong Con Người một cách triệt để, toàn diện và có kế hoạch. Vũ khí hủy hoại toàn thể – mass destruction – bị cấm tiệt.
Các chế độ toàn trị chủ trương “giết người’ để củng cố bạo quyền – được đặt tên cho là “dã thú ăn thịt đồng loại” – predatory regimes – lần lượt bị loại trừ. Bất cứ ai dính dự các bạo quyền bị lên án “tội phạm chống nhân loại”, sau khi các bạo quyền ấy sụp đổ hay bị diệt trừ, dù ẩn trốn ở đâu cũng bị loài người văn minh truy lùng cho kỳ được, đem về xử tội. Tấm gương Bin Laden, rồi Gaddafi còn sờ sờ ra đó.
Cộng sản chủ trương “tiêu diệt tư sản”, nhân danh “tập thể” mà “hòa tan cá thể”. Nó muốn lấy số đông các con “cá bé vô sản” tập trung thành “sức mạnh tổng hợp”, hy vọng “nuốt lại” con “cá lớn tư bản” cuối cùng, sống sót sau khi chúng “nuốt” lẫn nhau trong “chiến tranh đế quốc” mà Marx gọi là “tư bản giẫy chết”. Mãi đến Đại Khủng Hoảng 1929-30 tư bản mới chứng minh nó “giẫy mà không chết”. Nhưng chỉ 4 năm sau khi cộng sản cướp được quyền (qua bạo lực) ở Nga, thành lập Liên Bang Xô Viết năm 1917, năm 1921, Lenin đã “sớm giác ngộ”, đưa ra Kế Hoạch Kinh Tế Mới – New Economic Project, chấp nhận “sống chung” với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mong qua đó “tập trung” được tư bản nhà-nước – state owned capital trước đã, nhiên hậu mới có khả năng “tiến lên”… bất cứ cái gì. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Janos Kornai gọi Lenin là “cha đẻ” của Chủ Nghĩa Xã Hội Thị Trường – Market Socialism – và cho rằng đó là một ngõ cụt (theo bản dịch của Nguyễn Quang A, không biết trong bản tiếng Hungary hay tiếng Anh, Kornai dùng chữ gì). Cụt hay không cụt, “bước lùi tư duy” của Lenin chứng tỏ : dù cho “tổng hợp” cách chi, sức mạnh của “cái búa” cộng thêm luôn “cái liềm”, vẫn không đủ làm trầy trụa (khoan nói đến “sứt mẻ” hay “chọc thủng”) cái “nồi súp-de” của con tàu chạy bằng hơi nước, biểu tượng của “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”, con đẻ của chủ nghĩa tư bản công nghiệp – industrial capitalism – thời cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bây giờ đã là đầu thế kỷ 21, với chủ nghĩa tư bản trí tuệ – intellectual capitalism – tàu bè đã thôi chạy bằng hơi nước, và trong nền công nghiệp hậu hiện đại – post-modern industry – cả “búa” lẫn “liềm” đều đã bị những “con chip” của máy tính điện tử thay thế. Thật tội nghiệp cho bọn “lú lẫn” ở Hà Nội, năm 2011 vẫn còn phất cờ búa liềm, hát Quốc Tế Ca (bài hát của Quốc Tế 3 Cộng Sản, tổ chức đã bị Stalin giải tán năm 1943, tức 68 năm về trước), rồi “tụng kinh Mác-Lênin”, tuy không còn trưng hình hai anh “râu xồm trán hói” này trong đại hội đảng XI. Giữa lúc Bin Laden rồi Gaddafi bị tiêu diệt, VGCS tiếp tục hát “quốc ca” với câu “thề phanh thây uống máu quân thù”. Câu ấy tuy đã đổi thành “đường vinh quang xây xác quân thù”, nhưng “căm thù giai cấp” (vờ vịt) vẫn đỏ lòm trên “xác chết” và lá “cờ máu”, chứng tỏ “thú tính bẩm sinh” của chúng chẳng những “cu như nguyễn” (nguyên như cũ), mà còn được mê muội đẩy lên “đỉnh cao” (dù làm thế chỉ để “tự lừa dối” và ‘lừa phỉnh lẫn nhau” giữa lúc kinh tế thị trường đang làm đảo lộn cơ chế chính trị “phi thị trường” – non-market – còn có tên là “phản thị trường” – anti-market). Cái gọi là “lỗi hệ thống” của VGCS, do một tên “cờ đỏ ra rìa” vạch ra, vì là “khuyết tật bẩm sinh”, càng “chỉnh” càng “đốn”, quyết không có thuốc chữa.
Thị trường tự do nào cũng thế, thay vì “tiêu diệt lợi ích cá nhân” – do “bản năng sinh tồn” của Con Người mà ra – thì “bảo vệ và khuyến khích” nó, dùng nó làm động lực phát triển theo quy luật tự do cạnh tranh. Nhưng nếu thả lỏng, tự do cạnh tranh trước sau cũng đưa đến hình thành những “nhóm lợi ích” – groups of interest – ngày càng phình to ra, tìm cách “đấu tranh” với nhau để ngoi lên “chiếm thị phần”, tranh lợi nhuận tối đa, thỏa mãn “túi tham không đáy” … như Marx đã “tiên tri”. Điều mà Marx chưa đủ trưởng thành để nghĩ đến là “khả năng tự điều chỉnh” của chủ nghĩa tư bản thị trường, với cái mà Adam Smith gọi là “bàn tay vô hình” (ý nói về luật cung/cầu tự nhiên tạo quân bình). Khi Roosevelt học theo John Maynard Keynes, dùng “kinh tế kế hoạch” với sự nhúng tay của nhà-nước, đưa nước Mỹ vượt qua Đại Khủng Hoảng 1929-30, thì cả Marx lẫn Lenin đều đã quá cố, không hân hạnh thấy những “ấu trĩ” của mình, khi quả quyết “tư bản giẫy chết là tất yếu”. Tiếp theo, sau Thế Chiến II, lóa mắt trước các thành tựu của kế hoạch Marshall (một hệ luận của tư tưởng Keynes), không nhìn thấy – hay cố tình không đếm xỉa “tính biệt lệ” – exceptional – của vai trò nhà-nước và kinh tế kế hoạch trong kinh tế thị trường, liên tục đưa ra hết “kế hoạch năm năm” này đến kế hoạch “năm năm” khác, “tập trung chỉ đạo” vào tay nhà-nước, kéo dài cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Quy luật khách quan là : trong kinh tế thị trường, nhà-nước “can thiệp” càng ít càng tốt; gặp tình huống đặc biệt như chiến tranh hay khủng hoảng phải can thiệp, phải coi đó là “biệt lệ”, và lập tức trở lại bình thường, khi tình huống kia không còn. Đó là bài học mà bọn “cộng sản sống sót” ở Châu Á, đích danh là Tàu Cộng và “bộ phận” của nó là việt gian cộng sản không muốn học, hay cố tình không chịu học. Chúng đã phát triển qua mức “chậm tiến” được kinh tế thị trường nhân nhượng cho “nhà-nước nhúng tay”, đòi được đối xử như “kinh tế thị trường trọn vẹn”, mà khư khư “quốc doanh chủ đạo”, không chấp nhận “tự do cạnh tranh” cũng như “tự do dân sự” trong chính trị, chứng tỏ quả thật chúng mê muội đến độ không biết mình là ai.
Mê muội đi vào “ngõ cụt” của “chủ nghĩa xã hội thị trường”, mà nhập nhằng làm như Keynes cũng là Stalin hay Mao, biến “biệt lệ” – exception – thành “nguyên tắc” – principle – kéo dài “chuyên chính” cả kinh tế lẫn chính trị, biện bạch với khái niệm rất tù mù của Lenin, về “thời kỳ quá độ” qua kinh tế thị trường nhưng vẫn “tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Có đứa trong bọn “lú lẫn Hà Nội” còn cả gan “lý luận biện chứng” rằng cái “thời kỳ quá độ” này có thể kéo dài đến hàng thế kỷ !!!
Trong kinh tế thị trường, nước nào cũng có “đầu tư công” vào quốc doanh, và quốc doanh nào cũng “kém hiệu quả”, không bì kịp tư doanh, do tâm lý rất “người”, là “cha chung không ai khóc”. Nhà-nước “ta” với bộ máy cai trị vừa cồng kềnh vừa “vẽ vời ra” cho có chỗ “chiêu đãi” bộ máy “đảng lãnh đạo”, thì làm sao mà không “kém hiệu quả” cho được. Trong hàng ngũ công nhân viên nhà-nước “ta” đã phổ biến “túi khôn” là “làm chơi ăn thật, làm ít ăn nhiều, mồm miệng đỡ chân tay”, thử hỏi : hiệu quả tìm đâu ra ? Đã thế, nhà-nước lại “độc quyền quản lý” việc nước, cái gì cũng bảo : “mọi sự đã có nhà-nước lo”, dân không được “dính vào”. Nước Mỹ thì khác : Bưu Chính là quốc doanh; nhà-nước luôn phải ‘bù lỗ”, cho đến khi các tư doanh FedEx và UPS ra đời, buộc Bưu Chính phải nỗ lực tối đa để cạnh tranh, sống còn cho đến ngày nay. Không cho tư doanh tự do cạnh tranh, “đầu tư công kém hiệu quả” là một trong ba “căn bệnh trầm kha” của kinh tế “xã nghĩa” VGCS. Cứ nhìn vào vụ Vinashin, đủ biết.
Kinh tế thị trường tự do nào cũng làm nảy sinh các nhóm lợi ích, cạnh tranh ráo riết vì lợi nhuận. Nếu thả lỏng, tự do kinh doanh trong môi trường “tự do tích cực” – positive liberty – (không bị cản trở, trói buộc, hạn chế – Isaiah Berlin, 1909-1997) thế tất làm nảy sinh nạn “mạnh được yếu thua” và “cá lớn nuốt cá bé”, dẫn đến bất công và bất ổn chính trị, xã hội. Thuốc chữa cho cái “nạn” này là Dân Chủ Pháp Trị. Các nhóm lợi ích kinh tế có quyền lợi tương đồng, tìm đến quy tụ nhau thành những “tập hợp chính trị”, bầu người vào Lập Pháp, làm ra luật có lợi cho nhóm mình, đồng thời tạo ra những trói buộc, hạn chế, cấm đoán không cho các nhóm khác có cơ hội “cạnh tranh bất chính hay bất bình đẳng” với nhóm mình. Lại bầu vào Hành Pháp, Tư Pháp các chức vụ thẩm quyền, với mục đích tương tự. Ba quyền Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp phải phân lập để bảo đàm quyền nọ giám sát quyền kia – check and balance – triệt bỏ khả năng lạm quyền của bất cứ bên nào. Lại thêm Quyền Thứ Tư là Tự Do Ngôn Luận, để bảo đảm người dân sau khi bầu ra ba quyền nói trên, còn có tiếng nói tối hậu để phán xét bọn “đày tớ dân”, coi chừng chúng “phản chủ”. Nước Tự Do Dân Chủ nào cũng có thủ tục trừng trị bọn “lạm quyền phản chủ”. Thí dụ : ở Mỹ có thủ tục recall – lấy lại quyền (có nơi gọi là “bãi miễn” hay “truất phế”). Với một “Quyết Nghị” có đủ “túc số chữ ký” của công dân, bất cứ chức vụ công cử nào cũng phải được bầu lại. Tất cả những chi tiết cơ bản nêu trên, con nít có đi học ở bất cứ nước Tự Do Dân Chủ nào cũng thuộc làu làu, nhưng hình như rất “lạ tai” đối với quý vị ở “đỉnh cao trí tuệ loài vượn”, xông vào “kinh tế thị trường” mà cứ tòi lòi “cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa”. Quý vị ấy cho rằng “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là “pháp trị”, tưởng đâu còn sống sau “bức màn tre” bưng bít, không ai nhìn thấy, nhận ra “chân tướng dã thú” của chế độ “cộng sản sống sót”. Với kiến thức luật sơ đẳng, ai cũng phân biệt được : “pháp quyền” – rule by law – (vẽ ra luật này luật nọ để cai trị dân “theo ý nhà cầm quyền”) không thể nhập nhằng với “pháp trị” – rule of law” – luật pháp do đại biểu dân làm ra đứng trên tất cả, từ kẻ cầm quyển đến người dân bị trị, luôn cả chính những người đã làm ra luật. Theo “pháp trị”, dân có quyền làm bất cứ gì không có luật cấm. Ngược lại, dưới “pháp quyền”, dân chỉ được làm những gì nhà-nước cho phép. Ngài TGM Ngô Quang Kiệt đã cực lực lên án cái “pháp quyền” này, mà Ngài gọi là “chế độ xin-cho”.
Tóm lại, bệnh “lợi ích nhóm”, bệnh “đầu tư công kém hiệu quả” cũng như bệnh “tư duy nhiệm kỳ”, vốn là “khuyết tật bẩm sinh” của VGCS, nên không có thuốc chữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét