Pages

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Các công ty chứng khoán đua đóng cửa chi nhánh

(VnMedia) - Mặc dù thị trường chứng khoán năm 2012 mới khởi động được hơn 1 tháng, nhưng số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán bị ngưng niêm yết và hiện tượng các Công ty đóng cửa chi nhánh không ngừng tăng lên, khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo lắng và hoang mang.
Theo Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (SGDCK), vừa qua Sở đã ban hành Quyết định số 246/2012/SGDHCM-TV về việc ngưng giao dịch trên sàn Hose.
Cụ thể, Căn cứ Quyết định số 106/QĐ-UBCK ngày 08/02/2012 của UBCKNN, về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán của CTCK SME. Căn cứ Công văn số 541/VSD-LK ngày 09/02/2012 của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam về việc thu hồi giấy chứng nhận thành viên lưu ký của CTCK SME.
Theo đó, SGDCK TP. HCM thông báo ngừng hoạt động giao dịch của Công ty Cổ phần Chứng khoán SME tại SGDCK TP. HCM kể từ ngày 10/02/2012 để hoàn tất thủ tục chấm dứt tư cách thành viên.


Đồng thời ngừng mở tài khoản mới với khách hàng, để thực hiện giao dịch qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán tại TP.HCM.
Ngoài ra, Sở cũng đề nghị khách hàng làm thủ tục tất toán hoặc chuyển tài khoản sang công ty chứng khoán khác, kể từ ngày ngừng giao dịch; thanh toán các khoản phí theo giấy báo nợ ngày 9/2/2012 và làm thủ tục thu hồi thẻ đại diện giao dịch.
Cùng với cổ phiếu SME, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cũng thông báo về việc ngừng giao dịch của Công ty Cổ phần Chứng khoán Đông Dương (DDS) tại Sở kể từ ngày 10/2/2012 theo đề nghị của Công ty để hoàn tất các thủ tục chấm dứt tư cách thành viên.
Ngoài việc huy niêm yết, kể từ sau Tết Nguyên Đán đến này, khá nhiều công ty chứng khoán cũng đã bất ngờ đóng cửa giao dịch tại các chi nhánh.
Điển hình như, căn cứ Quyết định số 109/QĐ-UBCK ngày 10/2/2012 của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, vừa qua Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) đã thông báo đóng cửa chi nhánh Đồng Nai tại địa chỉ: số 132 Đường Quốc lộ 1, Phường Tân Tiến, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
Cùng với đó, Căn cứ Quyết định số 105/QĐ-UBCK ngày 08/2/2012 của UBCKNN, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cũng thông báo đóng cửa Phòng giao dịch Nguyễn Huệ của VCBS tại TP.HCM.
Cụ thể, đóng cửa Công ty là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Phòng giao dịch Nguyễn Huệ. Địa chỉ: Lầu 4 Trung tâm dịch vụ văn phòng giao dịch nước ngoài –Số 8 Đường Nguyễn Huệ- Quận 1 TP.HCM…
Trước đó, theo báo cáo kết quả công tác thanh tra, giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước năm 2011, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện nay có hơn 1.000 công ty đại chúng, gần 700 công ty niêm yết, 105 công ty chứng khoán, 47 công ty quản lý quỹ và đặc biệt là hơn 1 triệu tài khoản nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia TTCK.
Theo đó, đối tượng và phạm vi hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK ngày càng mở rộng.
Trong năm 2011, UBCKNN đã ban hành 164 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức và cá nhân với tổng số tiền thu nộp về ngân sách gần 11 tỷ đồng.


<><> <><> <><>
UBCKNN đã xử lý 63 trường hợp vi phạm các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng, chế độ báo cáo và công bố thông tin; Xử lý 9 cá nhân có hành vi giao dịch giả tạo, thao túng thị trường.
Ngoài ra, UBCKNN cũng đã xử lý 47 trường hợp có hành vi thực hiện giao dịch chứng khoán không báo cáo của các cổ đông nội bộ công ty niêm yết; 11 trường hợp vi phạm quy định về chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Kiên quyết làm rõ sai phạm và xử lý nghiêm đối với các Công ty niêm yết có hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo và CBTT (định kỳ và bất thường) trên TTCK. Đặc biệt, là quy trách nhiệm pháp lý cụ thể tới từng cá nhân tại các công ty có vi phạm.
Yến Nhi




Hàng loạt giám đốc doanh nghiệp gửi đơn tố bị lừa tiền

Liên quan đến vụ Bùi Xuân Lâm (34 tuổi, nguyên phó giám đốc Trung tân VHTT tỉnh Nghệ An) lừa đảo chạy việc, mới đây đã có nhiều nạn nhân khác là giám đốc các công ty ở địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh gửi đơn tố cáo bị đối tượng lừa tiền để chạy dự án.
Sáng 20/2, nguồn tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Nghệ An đã xác nhận thông tin trên. Theo đó, với chiêu bài có quan hệ với “sếp bự” có thể chạy công trình một số dự án, Lâm đã khiến nhiều giám đốc doanh nghiệp tin tưởng đưa tiền cho mình.
Đối tượng Bùi Xuân Lâm
Cụ thể, có giám đốc ở huyện Quỳnh Lưu đã bỏ ra hơn nửa tỷ đồng để chạy dự án xây dựng; hoặc đưa tiền để chạy xin đất làm văn phòng công ty. Cá biệt có những giám đốc còn đưa cho Lâm 550 triệu đồng để chạy vốn và dự án…
Tuy nhiên, không những không có dự án mà số tiền cũng “bay” cùng với Lâm. Hiện tại đã có hơn 100 nạn nhân làm đơn tố cáo Lâm lừa đảo với số tiền hơn 7 tỷ đồng.
Trước đó, Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Bùi Xuân Lâm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kỷ Lâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét