Pages

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Chúng ta sẽ làm gì?




Đỗ Xuân Cang một mình biểu tình



Việt Nguyễn

Anh Cang bị Sứ quán tước quyền công dân một cách phi pháp, và lâm vào cảnh bi đát như bây giờ, nhưng cũng chẳng chết được. Chắc chắn khi bị biểu tình phản đối, cơ quan đại diện nhà nước phải thay đổi ít nhiều, việc ăn chặn, gây khó dễ để moi tiền phải bị ít đi, không còn trắng trợn như trước nữa.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa. Từ hôm anh Cang biểu tình trước lãnh sự quán VN tại Praha 16-11-2011, đến nay đã hơn 2 tháng. Biểu tình đòi cấp đổi hộ chiếu khi hết hạn và đòi quyền lợi cộng đồng khi bị xâm phạm. Cuộc biểu tình không gây tiếng vang lớn, nhưng cũng làm rung động tòa lãnh sự. Một bạn đọc, trong phần góp ý của mình có viết “hôm xảy ra biểu tình tôi có đến làm việc ở lãnh sự, thấy có nhiều công an Tiệp đứng gác, hỏi một vài người Việt có mặt ở đó, họ trả lời chẳng có việc gì đâu! Khi ra về mới biết có người biểu tình đứng bên kia đường. Chả trách, hôm đó nhân viên lãnh sự niềm nở lắm, công việc lại trôi chảy không gặp khó khăn gì„. Các cơ quan công quyền VN là vậy, chỉ khi nào có những tác động mạnh mới chịu thay đổi. Chứ không cứ chờ đưa kiến nghị hay góp ý thì còn khuya. Mà có yêu cầu họ phát minh hay làm mới gì đâu, chỉ cần họ làm đúng chức trách và pháp luật mà thôi.

Tháng rồi ,dư luận trong và ngoài nước đang xôn xao về vụ cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Bà Phạm Thị Hiền, em dâu anh Đoàn Văn Vươn, khi trả lời phỏng vấn đài BBC nói rằng,“Gia đình em chấp nhận mất để xã hội được…. Thứ hai là nếu nhà em không chịu mất, không chấp nhận hy sinh, thì tất cả bà con trên cả nước này những người dân thấp cổ bé họng mà đang bị áp bức như nhà em không có chổ nào để kêu cứu„.
Bước đường cùng, dùng vũ khí chống lại lực lượng nhân danh quyền lực nhà nước. Gia đình anh Vươn làm rung động cả chế độ CSVN.
Chỉ một sự kiện Tiên Lãng, chưa thể làm thay đổi bản chất của chế độ độc tài, có chăng họ chỉ hy sinh anh em huyện quan Hiền, xã quan Liêm,và vài quan thành phố là cùng. Bắt anh em nhà Đoàn Văn Vươn vào tù, rồi đâu lại vào đấy.
Quan quyền lại tiếp tục nhân danh công lý, mãi miết tìm cách ức hiếp nhân dân, lũng đoạn nhà nước để trục lợi. Bởi chính sự độc đoán, coi thường và đứng trên luật pháp của Đảng cầm quyền, đã làm bình phong, dung túng cho quan quyền tác oai, tác quái.
Không phải quan huyện Hiền, quan xã Liêm làm sai, quan thành phố Thoại nói càn. Sự việc xảy ra ở Tiên Lãng, chứ ở nơi khác thì các quan ở đó cũng làm sai và nói càn như vậy.
Chẳng phải Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện và thống nhất từ trung ương tới địa phương đó sao?
Trên toàn cõi VN bây giờ, nơi nào cũng đầy oan sai, cũng đầy bức xúc. Điều này không phải chỉ ở trong nước mà còn theo chân lãnh đạo chính quyền sang cả các cơ quan đại diện ở nước ngoài.
Sự việc tòa đại sứ VN ở Séc đối xử với công dân của mình, ông. Đỗ Xuân Cang. Không cấp đổi hộ chiếu phổ thông cho ông Cang khi hết hạn, cũng không ra một văn bản nào nói rõ lý do vì sao? Mặc dù đương sự đã yêu cầu năm lần, bảy lượt.
Thật không thể lý giải được tại sao? cơ quan đại diện quốc gia mà hành xử kỳ cục như vậy. Nếu chỉ là chuyện thù vặt, khi ông Cang giám chọc phá công cuộc làm tiền của sứ quán qua việc giải quyết các công việc lãnh sự.
Chẵng nhẽ sứ quán nghĩ rằng, đẩy ông Cang vào tình trạng pháp lý không hộ chiếu VN, thì sẽ bịt được tiếng nói, kiểm soát được ý chí của ông Cang. Đúng là họ đã làm đời sống thường nhật của ông khốn đốn, vì phải chạy đôn đáo xin quy chế cư trú khác. Hay họ nghĩ, không cấp hộ chiếu cho ông Cang, và cũng không cấp chứng nhận lý do vì sao? sẽ làm ông Cang không tồn tại được ở Séc. Điều này chẳng cản trở được gì, chỉ càng làm xấu mặt cơ quan đại diện mà thôi.
Thật cám ơn cộng hòa Séc, đã mở lòng, không gây khó dễ khi ông Cang xin cư trú, còn nếu họ cũng hành xử độc đoán như đại diện chính quyến VN, thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Đồ nóng bên này dễ kiếm hơn ở VN nhiều, đẩy con người ta tới bước đường cùng, tất gây biến loạn, sự kiện Tiên Lãng dám có cơ xảy ra ở lãnh sự VN lắm.
Được biết ông Cang đã gửi cho ngài đại sứ VN tại cộng hòa Séc, ông Đỗ Xuân Đông, và tòa lãnh sự bản kiến nghị từ ngày 22-12-2011.
Kiến nghị
Kính gửi ông đại sứ Đỗ Xuân Đông
Tên tôi là Đỗ Xuân Cang hiện sinh sống tại Cộng Hòa Séc.
Yêu cầu ông với tư cách lãnh đạo chấn chỉnh những việc sau của bộ phận lãnh sự quán Việt Nam:
1- Trả lời chính thức bằng văn bản cho tôi về việc không cấp hộ chiếu và cấm xuất nhập cảnh Việt Nam, đồng thời nêu rõ lý do. Trả lời cho tôi biết tình trạng pháp lý của tôi, trong tình trạng hiện nay, không có một giấy tờ tùy thân Việt nam có giá trị. Vậy tôi có còn là công dân Việt Nam hay không, còn quốc tịch Việt nam hay không? dựa trên điều luật nào và quyết định nào?.
2- Chấm dứt việc lạm quyền thu lệ phí không đúng với BIỂU MỨC THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ
LÃNH SỰ theo Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính:
- Công khai giá quy đổi theo nhà băng có tài khoản của LSQ theo mục 2 điều 5
- Đổi hộ chiếu mới 70 usd
- Đổi hộ chiếu mới lấy trong ngày 70 usd+ 30% là 91 usd
- Cấp mới hộ chiếu do hỏng hoặc mất 150 usd
- Đăng ký cấp giấy khai sinh 5usd
- Đăng ký kết hôn 70 usd
- Chứng nhận tình trạng không phạm tội 5 usd
3- Chấm dứt việc vô hạn hóa thời gian cấp giấy tờ đẩy mọi người vào tình trạng khó khăn
để trục lợi. Tuân thủ điều 16 mục 2 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP trả kết quả cho
người đề nghị không quá 5 ngày làm việc.
4- Chấm dứt việc đòi hỏi người mất hộ chiếu nộp copy giấy chứng nhận mất hộ chiếu của
cảnh sát Séc. Nó thể hiện tính phụ thuộc, không có tính tự tôn của quốc gia độc lập xúc phạm thể diện quốc gia. Vi phạm điều 16 mục 1 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP
5- Cải cách hành chính:
- Viết hóa đơn thu tiền lệ phí.
- Nhân viên cần đeo biển hiệu ghi rõ tên họ và chức vụ.
- Các tờ khai in để sẵn cho mọi người có thể tự lấy, kèm theo bản viết mẫu.
Tất cả những đề nghị trên tôi đã trao đổi với ông Đinh Văn Hiển. Ông Đinh Văn Hiển đã ghi lại và tôi đã ký tên. Ông hứa chuyển cho lãnh đạo. Nhưng đến nay tôi chưa thấy có một sự thay đổi nào.
Ngày 9/11/2011 tôi cũng đã gửi cho ông một kiến nghị mà đến nay vẫn chưa nhận được thư trả lời.
Hy vọng lần này tôi sẽ nhận được thư trả lời của ông.
Trong trường hợp sau 1 tháng không nhận được thư trả lời tôi sẽ kêu gọi một cuộc tuần hành xuống đường.
Praha 12.12.2011
Đỗ Xuân CangOravska 8, Praha
Tel: 776317847
Email: xuanctb@yahoo.com
Sự việc của ông Cang đã được các báo mạng như Đàn Chim Việt, Vietinfo, Đối thoại, Thông Luận vv, đăng tải. Dư luận của bạn đọc khắp nơi đều hết lòng ủng hộ, nhưng cũng chỉ dừng lại trên trang giấy. thực tế số người xuống đường cùng anh Cang còn quá ít ỏi. Bởi người ta còn lo sợ quá nhiều thứ. Cái lo nhiều nhất vẫn là chính quyền đàn áp không đàng hoàng, ví như gây khó khăn khi họ về VN, hay làm áp lực lên gia đình, người thân của họ. Lại nữa, chưa tin tưởng là sẽ thay đổi được thực tại.
Ông Cang cũng đã dịch hai bài viết của mình, bài (Vì sao tôi biểu tình) và bài (Tôi không cô đơn khi biểu tinh một mình) ra tiếng Séc đăng trên trang blog cá nhân. Người Séc vào xem rất nhiều, họ cảm thông, chia sẻ và ủng hộ ông rất nhiệt tình. Có người còn hứa đi biểu tình cùng ông, chỉ cần cho họ biết ngày, giờ cụ thể. Người Séc chẳng liên quan gì, mà họ cũng cổ vũ, ủng hộ ông Cang bằng cả lời nói và hành động.
Còn chúng ta đi biểu tình vì chính quyền lợi của mình.?
Tục ngữ VN có câu “con có khóc mẹ mới cho bú“. Nếu chúng ta không tự mình thắp lên ngọn nến thì làm sao xua được bóng đêm.
Anh Cang bị sứ quán tước quyền công dân một cách phi pháp, và lâm vào cảnh bi đát như bây giờ, nhưng cũng chẳng chết được. Chắc chắn khi bị biểu tình phản đối, cơ quan đại diện nhà nước phải thay đổi ít nhiều. việc ăn chặn, gây khó dễ để moi tiền phải bị ít đi, không còn trắng trợn như trước nữa.
Một vài người biểu tình thì họ còn gi nhớ mà trù dập được, chứ hàng trăm người thì làm sao mà họ đàn áp cho được. Vả lại đi biểu tình là thực hiện quyền hiến định, chẳng có gì là sai trái cả.
Anh Cang rồi sẽ đi biểu tình nữa, bởi vì sứ quán sẽ không bao giờ đáp ứng những kiến nghị của anh, dẫu họ biết mười mươi là họ sai. Bản chất của chính quyền CS là vậy.
Còn chúng ta sẽ làm gì?
Việt Nguyễn
(Tác giả gửi tới từ C.H Séc)
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét