Pages

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Khi Mỹ “đu dây” ở Đông Nam Á

Hi!hi!hi!…. Mỹ cũng “bắc chước” nhỉ?

Tác giả: Rodney Jaleco – Tuanvn

Philippines và Mỹ đang “đu dây” một cách thận trọng. Gần bốn thập niên sau khi buộc phải rút khỏi Việt Nam và 20 năm sau khi đóng cửa căn cứ Subic, người Mỹ đang cố gắng trở lại Đông Nam Á vì lo lắng trước những tham vọng của Trung Quốc trong khu vực.

Vòng hai cuộc đối thoại chiến lược giữa Philippines và Mỹ đã kết thúc cuối tuần trước. Đại sứ Jose L. Cuisia Jr. nhất trí đọc thông cáo chung cho ABS-CBN News nhưng từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên tại Đại sứ quán Philippine ở Mỹ. “Trong suốt cuộc hội đàm, Mỹ và Philippine đã tái xác nhận các cam kết thực thi Tầm nhìn Tuyên bố Manila thông qua một liên minh mạnh mẽ và rộng mở… Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp ước phòng thủ chung như là nền tảng cho liên minh… Chúng tôi nhất trí hợp tác sâu rộng trong vấn đề an ninh hàng hải”, một phần thông cáo chung cho biết.
Theo tiết lộ của một quan chức tham dự cuộc họp thì, dấu hiệu có lẽ rất đáng lưu ý trong hội đàm là thậm chí Trung Quốc không hề được nhắc tên mặc dù có những cuộc thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải. Tranh chấp ở Biển Đông dường như trở thành vấn đề nội bộ với Philippines.
Tuy nhiên, vị quan chức cho biết, ông “cảm nhận” thấy rằng, “hợp tác an ninh hàng hải” – cách gọi chuyện Biển Đông – là có liên quan, Mỹ dường như đánh tín hiệu cho thấy họ cần Philippines cũng giống như Philippines cần Mỹ bảo vệ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Tập trung vào châu Á – Thái Bình Dương
Đối mặt với thâm hụt ngân sách khổng lồ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Lầu Năm Góc cắt giảm chi tiêu – gần 260 tỉ USD trong năm năm tới (tổng cộng là 487 tỉ USD trong 10 năm). Mỹ đang nỗ lực xây dựng một đội quân nhỏ gọn hơn, linh hoạt hơn nhưng sức mạnh lớn hơn.
Lực lượng này, như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói, sẽ “thích hợp và có khả năng ngăn chặn hành động xâm lược đồng thời đảm bảo sự hiện diện ổn định đặc biệt ở các khu vực ưu tiên cao nhất và thực thi sứ mệnh tại châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông”.
“Sự tập trung vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương đặt ra yêu cầu mới nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng không quân và hải quân trong khi đảm bảo duy trì sự hiện diện của lực lượng mặt đất”, ông Panetta nói trong một báo cáo trước quốc hội Mỹ. Sau một thập niên chinh chiến ở Iraq và Afghanistan, ông nói “khu vực này trở nên quan trọng hàng trong lĩnh vực hàng hải”. Hải quân Mỹ đã rút bớt các tàu chiến không có khả năng chống tên lửa đạn đạo, xây dựng những hạm đội mới có khả năng ấy bao gồm cả tàu chiến đổ bộ cỡ lớn.
Tổng thống Mỹ Obama công bố chiến lược quốc phòng mới trong đó chú trọng tới
khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
“Phương châm chiến lược này yêu cầu các lực lượng có khả năng tự triển khai nhanh chóng có thể phô trương sức mạnh và thực thi nhiều loại nhiệm vụ”, báo cáo của Panetta nhấn mạnh.
Trong khi Mỹ vẫn tập trung chủ yếu vào bán đảo Triều Tiên, đặc biệt là khi Bình Nhưỡng có nhà lãnh đạo mới và e ngại việc Iran có thể có bom nguyên tử, thì sứ mệnh đảm bảo tự do các tuyến vận chuyển ở Biển Đông lại là điều sống còn với an ninh và ổn định toàn cầu.
Trấn an liên minh, mở rộng đối tác thương mại
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Robert Willard tuyên bố, các quốc gia đang tạo ra “hoặc gói gọn theo cách để có được các khả năng “chống tiếp cận – không cho tới” (anti-access/area denial viết tắt là A2/AD) đặc biệt ở các vùng biển/vùng trời quốc tế “đã tạo ra sự bất tiện và bất ổn ở mức độ nào đó trong khu vực nơi Mỹ có các lợi ích”.
“Các khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải là những không gian hàng hải rộng lớn, chuyên chở lượng lớn thương mại đóng vai trò rất quan trọng với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và quan trọng với Mỹ. Chỉ ở riêng Biển Đông, nơi chiếm khoảng 5,3 nghìn tỉ USD thương mại song phương hàng năm, thì 1,2 nghìn tỉ USD thuộc về thương mại song phương Mỹ”, Willard nhấn mạnh.
“Một phần của điều này là việc tái phân bố tự nhiên khi chúng ta bước ra khỏi hai cuộc chiến”, ông nói. “Một phần là nằm trong thiết kế chiến lược mà chúng tôi đã làm việc với bộ trưởng Panetta và tổng thống. Chúng tôi đang cố gắng hình dung ra nơi nào đó quan trọng trên thế giới từ góc độ an ninh…Và rõ ràng đó là kinh tế nhập khẩu, bản chất rất phức tạp của sân khấu châu Á – Thái Bình Dương dù chúng ta nói tới Đông Nam Á, Đông Bắc Á hay châu Đại Dương thì đều có các lợi ích to lớn và sống còn ở đó”.
Willard giải thích: “Sau tất cả, chúng ta có năm đồng minh hiệp ước cũng như rất nhiều đối tác chiến lược ở đó, tất cả chúng ta đều dựa vào nhau”.
Năm ngoái, Trung Quốc đã hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên và đang hoàn thành chiếc thứ hai. Mặc dù Trung Quốc và Mỹ có quan hệ quân sự nhưng Tư lệnh Willard phàn nàn rằng, mối quan hệ ấy chưa thoả đáng. Báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc gửi quốc hội đã đề cập tới sự thiéu minh bạch trong việc mở rộng quân sự của Trung Quốc.
Giải pháp nào?
Với những liên quan và lợi ích quá cao kể trên, Mỹ cuối cùng đã lên tiếng về các lợi ích của họ trong việc đảm bảo tự do với các tuyến vận chuyển ở Biển Đông. Trừ phi mở cửa lại Subic, Philippines và Mỹ đang tìm cách biện minh cho sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ mà không đánh động quá nhiều tới Trung Quốc hay các nhóm cực đoan trong nước.
ABS-CBN News đã biết được về các cuộc thảo luận về một biên bản ghi nhớ giữa Hải quân Philippine và Mỹ về việc chia sẻ thông tin tình báo ở Biển Đông. Nếu thành công, đây có thể là mô hình cho sự hợp tác tương lai của cuộc “hôn phối” giữa các khả năng tín hiệu tình báo hiện đại Mỹ và tình báo viên Philippines.
Philippines thiếu tàu chiến và máy bay để kiểm soát lãnh hải của mình. Một quan chức tiết lộ về các báo cáo từ Manila về kế hoạch mua sắm phi đội F-16 “Falcons” của Mỹ.
Ngoài ra, một quan chức khác cho hay, các cuộc diễn tập, đào tạo quân sự song phương đã sẵn sàng mở rộng thông qua Thỏa thuận các lực lượng khách mời (VFA). Nguồn tin này không thể cung cấp chi tiết vì đề xuất dường như mới trong giai đoạn đàm phán.
Các khía cạnh liên quan tới an ninh của cuộc đàm phán chiến lược song phương đã làm lu mờ những diễn biến khác có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai đồng minh hiệp ước như vấn đề tham nhũng, nhân quyền và nạn buôn người. Tất cả các đề xuất khác dự kiến sẽ được đề cập, với một số được ký kết khi các cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Panetta – Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin – được tổ chức vào tháng 3 tới.
  • Nguyễn Huy theo abs-cbnnews

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét