Một công nhân tại nhà máy Wigwam, bang Wisconsin (Reuters) |
Trong khi phần lớn các nước châu Âu đang gặp suy thoái, thì kinh tế Mỹ lại đang có dấu hiệu hồi phục nhanh chóng, thể hiện qua việc thị trường lao động Hoa Kỳ đã khởi sắc trở lại. Trong thời gian khủng hoảng, các công ty Mỹ để dành nhiều vốn hơn là châu Âu. Cho nên, khi kinh tế bắt đầu khởi sắc trở lại, họ có ngay nguồn vốn để đầu tư và tuyển thêm nhân công.
Theo số liệu do Bộ Lao động Mỹ công bố hôm qua, trái với những dự báo của các nhà phân tích, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ trong tháng 01/2012 giảm xuống mức thấp nhất từ 3 năm qua, tức là 8,3%, trong khi ở khu vực đồng euro thì ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất kể từ khi đồng tiền duy nhất ra đời, tức là 10,4%. Nói chung, khoảng cách giữa tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ và ở khu vực euro ngày càng tăng.
Như vậy là Hoa Kỳ có vẻ như không còn lo lắng về những tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu lên nền kinh tế của nước này. Tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm cũng cho thấy là thị trường lao động của Mỹ vẫn không mất đi khả năng phản ứng tốt. Trong vòng 5 tháng, 1,9 triệu việc làm đã được tạo ra tại Hoa Kỳ, đưa thị trường lao động của nước này trở lại gần bằng với mức của cuối năm 2008.
Theo giải thích của các nhà kinh tế, lý do rất đơn giản : ở Hoa Kỳ, khi cần gia tăng hoạt động, chủ công ty có thể mạnh dạn mướn thêm nhân công, bởi vì họ biết rằng, nếu chẳng may hoạt động của công ty không tốt như dự trù, họ có thể sa thải một cách dễ dàng. Trong khi ở các nước châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha hay Hy Lạp thì không có sự linh động như vậy, sa thải nhân công sẽ rất tốn kém cho chủ công ty.
Ngoài tính chất linh động của thị trường, giới chủ công ty của Mỹ cảm thấy là kinh tế nước này đang trên đà hồi phục, nên tất cả đều có những kế hoạch đầu tư và tuyển mộ nhân công trong 12 tháng tới, ngay cả trong những lĩnh vực mà cho tới nay vẫn cắt giảm nhân công hoặc không mướn thêm người, chẳng hạn như ngành phân phối, xây dựng và một số ngành công nghiệp bị tác động bởi khủng hoảng.
Bên cạnh đó, có một yếu tố khác, đó là trong thời gian khủng hoảng, các công ty Mỹ để sang một bên nhiều vốn hơn là các công ty châu Âu. Cho nên, khi kinh tế bắt đầu khởi sắc trở lại, họ có ngay nguồn vốn để đầu tư và tuyển thêm nhân công. Trong khi đó, các công ty châu Âu phụ thuộc vào nguồn tài chính từ các ngân hàng, mà các ngân hàng thì lại đang khốn đốn vì khủng hoảng nợ công.
Theo các nhà kinh tế, bị khủng hoảng tài chính, rồi lại bị khủng hoảng nợ công, châu Âu gặp nhiều khó khăn hơn là Hoa Kỳ, cho nên khu vực này phải mât nhiều thời gian hơn để hồi phục. Nói chung, trong những thập niên qua, các chu kỳ tăng trưởng kinh tế thế giới đều bắt đầu từ Hoa Kỳ và không có gì đáng ngạc nhiên khi nước Mỹ tạo cảm tưởng thoát khỏi suy thoái nhanh hơn.
Tuy nhiên, sự hồi phục nhanh chóng của kinh tế Mỹ cũng sẽ có tác động tích cực lên châu Âu. Theo một nghiên cứu của hai nhà kinh tế thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, được công bố tháng 9 vừa qua, nếu tổng sản phẩm nội địa GDP của Mỹ tăng thêm 0,8% trong hai năm, thì GDP của khu vực đồng euro cũng sẽ tăng theo 0,6%.
Như vậy là Hoa Kỳ có vẻ như không còn lo lắng về những tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu lên nền kinh tế của nước này. Tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm cũng cho thấy là thị trường lao động của Mỹ vẫn không mất đi khả năng phản ứng tốt. Trong vòng 5 tháng, 1,9 triệu việc làm đã được tạo ra tại Hoa Kỳ, đưa thị trường lao động của nước này trở lại gần bằng với mức của cuối năm 2008.
Theo giải thích của các nhà kinh tế, lý do rất đơn giản : ở Hoa Kỳ, khi cần gia tăng hoạt động, chủ công ty có thể mạnh dạn mướn thêm nhân công, bởi vì họ biết rằng, nếu chẳng may hoạt động của công ty không tốt như dự trù, họ có thể sa thải một cách dễ dàng. Trong khi ở các nước châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha hay Hy Lạp thì không có sự linh động như vậy, sa thải nhân công sẽ rất tốn kém cho chủ công ty.
Ngoài tính chất linh động của thị trường, giới chủ công ty của Mỹ cảm thấy là kinh tế nước này đang trên đà hồi phục, nên tất cả đều có những kế hoạch đầu tư và tuyển mộ nhân công trong 12 tháng tới, ngay cả trong những lĩnh vực mà cho tới nay vẫn cắt giảm nhân công hoặc không mướn thêm người, chẳng hạn như ngành phân phối, xây dựng và một số ngành công nghiệp bị tác động bởi khủng hoảng.
Bên cạnh đó, có một yếu tố khác, đó là trong thời gian khủng hoảng, các công ty Mỹ để sang một bên nhiều vốn hơn là các công ty châu Âu. Cho nên, khi kinh tế bắt đầu khởi sắc trở lại, họ có ngay nguồn vốn để đầu tư và tuyển thêm nhân công. Trong khi đó, các công ty châu Âu phụ thuộc vào nguồn tài chính từ các ngân hàng, mà các ngân hàng thì lại đang khốn đốn vì khủng hoảng nợ công.
Theo các nhà kinh tế, bị khủng hoảng tài chính, rồi lại bị khủng hoảng nợ công, châu Âu gặp nhiều khó khăn hơn là Hoa Kỳ, cho nên khu vực này phải mât nhiều thời gian hơn để hồi phục. Nói chung, trong những thập niên qua, các chu kỳ tăng trưởng kinh tế thế giới đều bắt đầu từ Hoa Kỳ và không có gì đáng ngạc nhiên khi nước Mỹ tạo cảm tưởng thoát khỏi suy thoái nhanh hơn.
Tuy nhiên, sự hồi phục nhanh chóng của kinh tế Mỹ cũng sẽ có tác động tích cực lên châu Âu. Theo một nghiên cứu của hai nhà kinh tế thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, được công bố tháng 9 vừa qua, nếu tổng sản phẩm nội địa GDP của Mỹ tăng thêm 0,8% trong hai năm, thì GDP của khu vực đồng euro cũng sẽ tăng theo 0,6%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét