Pages

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

UB Nhân quyền Quốc gia Thái Lan giúp người tỵ nạn từ VN

Gia Minh, biên tập viên
Hai trẻ em người dân tộc thiểu số Tây Nguyên với mẹ và một người cùng trốn khỏi Việt Nam vào ngày 27 tháng giêng được bảo lãnh tại ngoại khỏi Trung tâm Giam Giữ Nhập cư của Thái Lan ở Bangkok.
RFA
Gia đình chị H Razoen mừng rỡ rời khỏi khỏi Trung tâm Giam giữ Nhập cư Thái Lan vào lúc 10 giờ sáng ngày 27 tháng giêng, 2012
Bốn người may mắn gồm hai em H Huynh Bya, 13, tuổi, Y Juel Bya, 11 tuổi và mẹ là H Wan Bya, cùng người quen là chị H Razoen, 27, tuổi được ra khỏi Trung tâm Giam giữ Nhập cư Thái Lan vào lúc khoảng 10 giờ sáng ngày 27 tháng giêng.

Cứu vớt các trẻ em không có tổ quốc

Việc trả cho bốn người vừa nêu để được tại ngoài là do quá trình hoạt động phối hợp của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Thái Lan, tổ chức xã hội dân sự mang tên Sáng hội Ủy ban Thái Lan vì người Tỵ nạn cùng Cơ quan Nhập cư Thái Lan trong thời gian qua.
Tiến sĩ Amara Pongsapich, chủ tịch Ủy Ban Nhân quyền Quốc gia Thái Lan cho biết về điều này tại cuộc họp báo tổ chức tại Trung Tâm Báo chí Quốc Tế:
Theo bà cho biết thì các tổ chức cùng nhau làm việc để tìm giải pháp giúp cho những trẻ em mà theo luật pháp Thái Lan hiện nay là những người xem như vô tổ quốc. Các cháu bị giam giữ trong các trại và mất đi những quyền lợi căn bản của trẻ em là được học hành, được chăm sóc như những trẻ em khác trên thế giới.
Chị H Razoen mặc áo thung tím và hai cháu H Huynh Bya, 13 tuổi (áo nâu), và Y Juel Bya, 11 tuổi (áo trắng) RFA
Chị H Razoen mặc áo thung tím và hai cháu H Huynh Bya, 13 tuổi (áo nâu), và Y Juel Bya, 11 tuổi (áo trắng) cùng với người bạn ở cùng trai. RFA
Hai cháu H Huynh Bya và Y Juel Bya là những trường hợp đầu tiên được hưởng lợi theo chương trình làm việc vừa nói.
các tổ chức cùng nhau làm việc để tìm giải pháp giúp cho những trẻ em mà theo luật pháp Thái Lan hiện nay là những người xem như vô tổ quốc. Các cháu bị giam giữ trong các trại và mất đi những quyền lợi căn bản của trẻ em là được học hành, được chăm sóc như những trẻ em khác trên thế giới
Tiến sĩ Amara Pongsapich
Trước hết các cháu với mẹ và người cùng ở suốt quãng thời gian qua được trả tiền để được tại ngoại. Sáng hội Ủy ban Nhân quyền Thái Lan sẽ lo chỗ ăn ở cho cả bốn người sau khi rời trại tạm giam, liên hệ với các cơ quan chức năng Thái Lan để bảo đàm an toàn cho cả bốn người vì họ vẫn chưa có qui chế tỵ nạn của Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc cấp.
Ngay sau khi ra khỏi Trung tâm Giam giữ Nhập cư, hai cháu nhận được học bổng trị giá tương đương 1 triệu bath Thái Lan để học tại Trường Quốc tế St. Andrews ở thủ đô Bangkok.
Bà Annie Hansen, Giám đốc Tiếp nhận và Tiếp thị của trường cho biết sẽ lo việc học cho các cháu khi nào vẫn còn ở tại đất Thái.
Cả bốn người đều rất vui mừng vì được đưa ra khỏi trại giam theo chương trình mà Ủy ban Nhân quyền Quốc gia và Sáng hội Ủy ban vì người tỵ nạn Thái Lan tiến hành.

An ninh VN thường xuyên sách nhiễu

Em H Huynh Bya nhận được học bổng trị giá tương đương 1 triệu bath Thái Lan
Em H Huynh Bya nhận được học bổng trị giá tương đương 1 triệu bath Thái Lan để học tại Trường Quốc tế St. Andrews ở thủ đô Bangkok. RFA
Theo chính lời người mẹ của hai cháu thì gia đình không thể ở lại quê hương là tỉnh Dak Lak nên phải đưa con trốn khỏi nước.
Chị H Razoen cho biết tình cảnh của gia đình tại Việt Nam:
Ra đi cháu rất nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ cha mẹ, nhưng lúc ở nhà chính quyền luôn mời tôi hỏi về những mối liên hệ với chể độ cũ. Trong thời chiến tranh Việt Nam, cha mẹ gia nhập quân đội và học trường Mỹ, ông nội, ông ngoại cũng làm cho chính quyền Mỹ. Những năm sau này chính quyền vẫn mời tôi.
Theo lời kể của chị H Razoen thì nhóm của họ từng trốn sang Kampuchia, bị đe dọa trả về lại Việt Nam nên họ trốn sang Thái Lan hồi tháng sáu năm 2008. Họ từng sống tại Chiang Mai, mạn bắc Xứ Thái, rồi xuống Bangkok và bị bắt đưa vào trung tâm giam giữ nhập cư hồi tháng 5 năm 2010.
Ra đi cháu rất nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ cha mẹ, nhưng lúc ở nhà chính quyền luôn mời tôi hỏi về những mối liên hệ với chể độ cũ. Trong thời chiến tranh Việt Nam, cha mẹ gia nhập quân đội và học trường Mỹ
Chị H Razoen
Suốt thời gian ở trại Trung tâm giam giữ Nhập cư ở thủ đô Bangkok họ được một số tổ chức thiện nguyện vào thăm và cho những vật dụng cần thiết để sử dụng. Họ nói không có cơ hội được tiếp cận với Cao ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc.
Nay được tại ngoại họ mong muốn có cơ hội đó và được công nhận quy chế tỵ nạn để có thể đi định cư ở một nước thứ ba.
Cháu H Huynh Bya bày tỏ mong ước được đi học để trở thành một luật sư, sau này có thể giúp cho những đồng bào phải trốn chạy khỏi quê hương như gia đình cháu:
Mẹ của hai cháu H Huynh Bya và Y Juel Bya cho biết chồng của chị và cha của hai cháu qua đời sau vụ biểu tình đòi đất ở Tây Nguyên hồi đầu thập niên 2000.
Theo lời của chị H Razoen thì ở chung phòng với bốn người tại Trung tâm Giam giữ Nhập cư ở thủ đô Bangkok, Thái Lan còn có hơn chục người H’mong từ Việt Nam chạy sang Thái Lan tìm qui chế tỵ nạn và một số người khác nữa. Trong đó vẫn còn một số trẻ em chưa được may mắn như hai cháu H Huynh Bya và Y Juel Bya.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét