Sự kiện một nông dân nuôi trồng thủy sản ở miền Bắc Việt Nam quyết định cầm võ khí chống lại lực lượng công an tới thu hồi đất canh tác đã khơi dậy dư luận về một vấn đề sôi sục bên dưới bề mặt xã hội Việt Nam. Thông tín viên Marianne Brown tường trình từ Hà Nội.
Hình: AP
Tháng rồi, gia đình ông Đoàn Văn Vươn, 49 tuổi, đã dùng súng và bom mìn tự chế tấn công các giới chức toan tịch thu đất đai canh tác của họ. 4 công an và 2 binh sĩ bị thương, trong đó có một trưởng công an ở địa phương. Vụ việc được báo chí cả nước đăng tin hàng đầu và làm dấy lên một làn sóng thiện cảm trong dân chúng dành cho lập trường của người nông dân này.
Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã hồi hưu, cho rằng vụ việc này nêu bật tầm quan trọng của quyền lợi người nông dân tại Việt Nam, quốc gia chủ yếu theo nông nghiệp.
Ông Brown nói: “Có hai yếu tố lộ rõ qua vụ này. Thứ nhất là sự ngu xuẩn không thể tưởng tượng được của chính quyền địa phương và thứ hai là có một điều gì đó thiêng liêng giữa người nông dân với ruộng vườn của mình.”
Ông Brown, tác giả của loạt bài viết gần đây về cải cách đất đai đăng trên tạp chí Asia Sentinel, cho biết dù có nhiều người ở nông thôn Việt Nam dần dần dời cư lên thành phố, đa số vẫn còn thân nhân ở vùng quê. Vẫn theo lời ông, mối liên kết giữa người nông dân với ruộng vườn vẫn giữ vai trò quan trọng trong bản sắc dân tộc.
Tại Việt Nam, người dân có thể được thuê đất canh tác nhưng nhà nước nắm quyền kiểm soát. Vào năm 1993, nhiều nông dân được chính quyền cho thuê đất với thời hạn 20 năm. Dù nhà nước có thể thu hồi lại đất đai, nhiều người vẫn tin rằng họ sẽ được đền bù thỏa đáng cho những gì họ đã phát triển trên mảnh đất đó.
Ông Vươn được ca ngợi là một nông dân kiểu mẫu vì đã biến mảnh đất cằn cỗi thành một đầm thủy sản trù phú, khiến nhiều nông gia khác trong vùng noi gương, làm ăn sinh lợi. Thế nhưng một sự tranh chấp với chính quyền huyện khiến ông đối mặt với việc bị đuổi ra khỏi mảnh đất ấy mà không được đền bù gì cả.
Bà Lê Hiền Đức là một trong những nhà hoạt động chống tham nhũng được nhiều người biết tiếng tại Việt Nam. Bà cho rằng vụ việc của ông Vươn là điển hình của những vấn đề mà nhiều nông dân đang gặp phải.
Bà Ðức nói: “Bởi vì ông ấy đổ bao nhiêu mồ hôi và máu và mất cả một đứa con trong việc làm này của ông ấy hơn 20 năm trời. Ông ấy lao động bằng mồ hôi nước mắt để có được mảnh đất ấy. Tôi cho rằng mảnh đất ấy, cái đầm ấy, của cải của ông Vươn là của cải từ lao động chân chính, mà bây giờ người ta bị cướp trắng. Ví dụ như lấy để phục vụ dân sinh xây trường, xây bệnh viện thì không nói làm gì. Nhưng đây là do một nhóm người cấu kết với nhau, tới đàn áp và cướp của người ta.”
Luật sư Nguyễn Hồng Bách là người đồng ý bênh vực cho gia đình ông Vươn miễn phí.
Luật sư Bách cho biết: “Vụ việc này xuất phát từ sai phạm quá nhiều của chính quyền Tiên Lãng. Do đó, báo chí phản ánh. Người dân thấy được những sai phạm, người ta bất bình. Họ đồng tình và chia sẻ với gia đình nhà ông Vươn. Đó cũng là điều rất bình thường.”
Trong một biểu hiện đồng nhất quan điểm hiếm thấy, báo chí, các trang blog, và nhiều thành viên cấp cao trong chính phủ đồng tình cho rằng ông Vươn đã bị đối xử bất công và cần phải làm một điều gì đó.
Tuần rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam loan báo cuộc điều tra về vụ thu hồi đất của ông Vươn đã cho thấy đó là một việc làm phạm pháp. Ông Dũng yêu cầu phải xử phạt các giới chức địa phương dính líu tới vụ này và đề nghị tòa cân nhắc khoan hồng khi xử lý vụ án của ông Vươn.
Một điều quan trọng khác nữa là ông Dũng cũng kêu gọi xem xét lại các chính sách quản lý đất đai trên toàn quốc để ngăn ngừa không để tái diễn các trường hợp tương tự.
Nhà ngoại giao David Brown ca ngợi phản hồi của Thủ tướng Dũng, nói rằng điều này cho thấy nhà nước đang hồi đáp trước ý kiến của dư luận.
Các phân tích gia về luật pháp cho rằng dư luận về vụ đầm thủy sản của ông Vươn sẽ tác động đến 2 điều luật chính theo dự kiến sẽ được đưa ra xem xét vào năm tới.
Ông Jairo Acuna-Alfaro là chuyên gia cố vấn chính sách cho Qũy Phát triển Liên hiệp quốc.
Ông Acuna-Alfaro nói: “Xem xét lại hiến pháp về quyền sở hữu đất đai là quan trọng và đang diễn ra. Thêm vào đó, luật đất đai phải được sửa đổi vào năm sau, cho nên năm nay chúng ta sẽ thấy có những sự bàn cãi riêng về từng việc này.”
Ông Acuna Alfaro cho rằng theo dõi cách chính quyền xử lý quá trình xem xét sửa đổi luật sẽ là một trắc nghiệm quan trọng đối với nhà nước mà có lẽ sẽ có nhiều ý nghĩa lớn hơn trong quốc gia đang phải chiến đấu chống lại nạn tham nhũng lan tràn.
Ông Acuna-Alfaro nói tiếp: “Có lẽ nó mang lại cho chính quyền cơ hội đề ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề tham nhũng có hệ thống trong nước.”
Trong khi ông Vươn và 3 người thân khác đang chờ bị đưa ra xét xử về tội danh cố ý mưu sát, nhiều nhà bình luận đang theo dõi chặt chẽ xem liệu những lời nói của Thủ tướng có được thi hành qua thực tế hay không. Các nhà bình luận cho rằng người ta không chỉ đặt câu hỏi về tương lai của ông Vươn mà về cả tương lai của đảng cộng sản trong thời kỳ mà các biện pháp trong quá khứ đang dần trở nên kém hiệu quả đối với các vấn đề hiện tại.
Ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã hồi hưu, cho rằng vụ việc này nêu bật tầm quan trọng của quyền lợi người nông dân tại Việt Nam, quốc gia chủ yếu theo nông nghiệp.
Ông Brown nói: “Có hai yếu tố lộ rõ qua vụ này. Thứ nhất là sự ngu xuẩn không thể tưởng tượng được của chính quyền địa phương và thứ hai là có một điều gì đó thiêng liêng giữa người nông dân với ruộng vườn của mình.”
Ông Brown, tác giả của loạt bài viết gần đây về cải cách đất đai đăng trên tạp chí Asia Sentinel, cho biết dù có nhiều người ở nông thôn Việt Nam dần dần dời cư lên thành phố, đa số vẫn còn thân nhân ở vùng quê. Vẫn theo lời ông, mối liên kết giữa người nông dân với ruộng vườn vẫn giữ vai trò quan trọng trong bản sắc dân tộc.
Tại Việt Nam, người dân có thể được thuê đất canh tác nhưng nhà nước nắm quyền kiểm soát. Vào năm 1993, nhiều nông dân được chính quyền cho thuê đất với thời hạn 20 năm. Dù nhà nước có thể thu hồi lại đất đai, nhiều người vẫn tin rằng họ sẽ được đền bù thỏa đáng cho những gì họ đã phát triển trên mảnh đất đó.
danlambaovn.blogspot.com
Bà Lê Hiền Đức là một trong những nhà hoạt động chống tham nhũng được nhiều người biết tiếng tại Việt Nam. Bà cho rằng vụ việc của ông Vươn là điển hình của những vấn đề mà nhiều nông dân đang gặp phải.
Bà Ðức nói: “Bởi vì ông ấy đổ bao nhiêu mồ hôi và máu và mất cả một đứa con trong việc làm này của ông ấy hơn 20 năm trời. Ông ấy lao động bằng mồ hôi nước mắt để có được mảnh đất ấy. Tôi cho rằng mảnh đất ấy, cái đầm ấy, của cải của ông Vươn là của cải từ lao động chân chính, mà bây giờ người ta bị cướp trắng. Ví dụ như lấy để phục vụ dân sinh xây trường, xây bệnh viện thì không nói làm gì. Nhưng đây là do một nhóm người cấu kết với nhau, tới đàn áp và cướp của người ta.”
Luật sư Nguyễn Hồng Bách là người đồng ý bênh vực cho gia đình ông Vươn miễn phí.
Luật sư Bách cho biết: “Vụ việc này xuất phát từ sai phạm quá nhiều của chính quyền Tiên Lãng. Do đó, báo chí phản ánh. Người dân thấy được những sai phạm, người ta bất bình. Họ đồng tình và chia sẻ với gia đình nhà ông Vươn. Đó cũng là điều rất bình thường.”
Trong một biểu hiện đồng nhất quan điểm hiếm thấy, báo chí, các trang blog, và nhiều thành viên cấp cao trong chính phủ đồng tình cho rằng ông Vươn đã bị đối xử bất công và cần phải làm một điều gì đó.
Tuần rồi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam loan báo cuộc điều tra về vụ thu hồi đất của ông Vươn đã cho thấy đó là một việc làm phạm pháp. Ông Dũng yêu cầu phải xử phạt các giới chức địa phương dính líu tới vụ này và đề nghị tòa cân nhắc khoan hồng khi xử lý vụ án của ông Vươn.
Một điều quan trọng khác nữa là ông Dũng cũng kêu gọi xem xét lại các chính sách quản lý đất đai trên toàn quốc để ngăn ngừa không để tái diễn các trường hợp tương tự.
Nhà ngoại giao David Brown ca ngợi phản hồi của Thủ tướng Dũng, nói rằng điều này cho thấy nhà nước đang hồi đáp trước ý kiến của dư luận.
Các phân tích gia về luật pháp cho rằng dư luận về vụ đầm thủy sản của ông Vươn sẽ tác động đến 2 điều luật chính theo dự kiến sẽ được đưa ra xem xét vào năm tới.
Ông Jairo Acuna-Alfaro là chuyên gia cố vấn chính sách cho Qũy Phát triển Liên hiệp quốc.
Ông Acuna-Alfaro nói: “Xem xét lại hiến pháp về quyền sở hữu đất đai là quan trọng và đang diễn ra. Thêm vào đó, luật đất đai phải được sửa đổi vào năm sau, cho nên năm nay chúng ta sẽ thấy có những sự bàn cãi riêng về từng việc này.”
Ông Acuna Alfaro cho rằng theo dõi cách chính quyền xử lý quá trình xem xét sửa đổi luật sẽ là một trắc nghiệm quan trọng đối với nhà nước mà có lẽ sẽ có nhiều ý nghĩa lớn hơn trong quốc gia đang phải chiến đấu chống lại nạn tham nhũng lan tràn.
Ông Acuna-Alfaro nói tiếp: “Có lẽ nó mang lại cho chính quyền cơ hội đề ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề tham nhũng có hệ thống trong nước.”
Trong khi ông Vươn và 3 người thân khác đang chờ bị đưa ra xét xử về tội danh cố ý mưu sát, nhiều nhà bình luận đang theo dõi chặt chẽ xem liệu những lời nói của Thủ tướng có được thi hành qua thực tế hay không. Các nhà bình luận cho rằng người ta không chỉ đặt câu hỏi về tương lai của ông Vươn mà về cả tương lai của đảng cộng sản trong thời kỳ mà các biện pháp trong quá khứ đang dần trở nên kém hiệu quả đối với các vấn đề hiện tại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét