Pages

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Báo cáo đồng chí TBT – “tụi nó” lại vừa vi phạm quy định 19 điều cấm tiệt!

Dân Làm Báo - Dùng công quỹ để thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn nè (điều cấm tiệt số 15), lạm quyền, lãng phí nè (điều cấm tiệt số 8), tổ chức việc tang lãng phí nè (điều cấm tiệt số 19).
Túm lại hành động của “tụi nó” (gọi thế vì chúng không còn xứng đáng đứng trong hàng ngũ“chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam” của đồng chí nữa) là một minh chứng cho sự thiếu rạch ròi, minh bạch giữa công và tư, cũng là một dạng đặc quyền đặc lợi, theo kiểu một người làm quan cả họ được nhờ.
Yêu cầu đồng chí CHỈNH liền ĐỐN gấp…
*
Gửi công văn thông báo bố mất hay “lệ làng” Hà Nội?
Nguyễn Duy Xuân (Bee) - Giật mình trước cái tin Sở GTVT Hà Nội ban hành công văn gửi đi khắp các ban ngành thành phố để bố cáo tin bố đẻ của một vị Phó GĐ Sở mất.
Lại sửng sốt hơn nữa khi nghe bà Chánh VP Sở Phạm Thị Mai Hồng cho biết việc ban hành văn bản này là “hoàn toàn đúng với quy định của thành phố đề ra” cho nên cần “phải làm công văn thông báo tới thành ủy, UBND HĐND, các sở ban ngành, các quận huyện trên địa bàn Hà Nội để cho mọi người đều biết”. Và đây là “qui định của thành phố nếu không làm công văn thì còn bị khiển trách, phê bình ấy chứ”. Nghe vậy thì suy ra ở Hà Nội còn có “lệ làng”.
Các địa chỉ mà Thông báo của Sở GTVT ghi được gửi đến
Chuyện hiếu hỉ riêng tư mà nhân danh cơ quan công quyền gửi công văn để thông báo thì đây không phải là lần đầu. Dư luận đã từng phản ứng dữ dội về việc cha trưởng công an huyện Giồng Riềng, Kiên Giang mất, thông báo khắp tỉnh Kiên Giang. Nhưng đưa vào luật lệ của địa phương để buộc mọi người phải thực hiện thì có lẽ chỉ có ở Hà Nội. Nếu đây là sự thật thì khó có thể chấp nhận được.
Chuyện thăm hỏi, phúng điếu trong tang ma là đạo lí ở đời, điều đó không có gì phải phàn nàn. Cái mà dư luận phản ứng ở đây chính là sự nhập nhằng giữa việc công và việc tư, người ta nghi ngờ có chuyện lợi dụng cơ hội hiếm hoi để làm những việc vượt quá giới hạn đạo lí thông thường, mưu cầu lợi ích cá nhân. Ngẫm thấy, nếu đúng thật thì tủi cho những ông bố, bà mẹ của thường dân khi mất chỉ có tình làng nghĩa xóm chia sẻ, còn đây là cả hàng tỉnh, xe cộ ùn ùn vượt hàng trăm cây số về quê nơi bố sếp mất để thăm viếng.
Đây là một minh chứng cho sự thiếu rạch ròi, minh bạch giữa công và tư, cũng là một dạng đặc quyền đặc lợi, theo kiểu một người làm quan cả họ được nhờ. Sẽ không thành chuyện để báo chí lên tiếng nếu như tang chủ cứ việc đưa cáo phó lên các phương tiện thông tin đại chúng với tư cách cá nhân, gia đình.
Liệu một qui định như thế có nên tồn tại không khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng một nền hành chính công trong sạch và minh bạch?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét