Pages

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Cam kết hay đe doạ trắng trợn?

Hà Văn

“Đó là thông điệp rất rõ ràng muốn nhắn gửi với Việt Nam rằng TQ đã bàn bạc, hoạch định rất rõ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân “trong vấn đề Nam Hải””
Trang mạng của Nhân dân Nhật báo (Cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCS Trung Quốc) hôm 27.3.2012, đăng lời của Khúc Tinh – Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Tổng Thư ký Hiệp hội điều khiển quân sự và giải trừ quân bị Trung Quốc rằng “TQ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Nam Hải” (tức Biển Đông, phía TQ gọi là Nam Hải).

Về nguyên tắc hình thức, đây là một cam kết (miệng) đầy “thiện chí”(!), có vẻ như tuyên bố với thế giới là TQ rất yêu chuộng hoà bình”. Thế nhưng, nếu suy ngẫm đầy đủ thì lời tuyên bố trên của Khúc Tinh (tức ĐCS TQ) vừa nguy hiểm, vừa trắng trợn.
Đó là thông điệp rất rõ ràng muốn nhắn gửi với Việt Nam rằng TQ đã bàn bạc, hoạch định rất rõ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân “trong vấn đề Nam Hải”. Cụ thể, thông qua tuyên bố trên, TQ khẳng định họ đã tính đến tất cả các phương án trong âm mưu muốn dạy cho Việt Nam một bài học nữa. Nói cách khác, TQ đã tỏ rõ lập trường lì lợm đen tối là họ sẽ không từ bất kỳ thủ đoạn nào để dạt mục đích.
Ai cũng biết Việt Nam và các quốc gia xung quanh Biển Đông không có vũ khí hạt nhân và không hề có bất kỳ ý định nào đối với việc muốn sở hữu vũ khí đó. Vì thế, một khi TQ nói họ sẽ tự vệ bằng vũ khí hạt nhân để giáng trả đòn tấn công hạt nhân trong các vấn đề quốc tế là điều có thể chấp nhận được… Thế nhưng, chẳng ai lại “tự vệ” bằng vũ khí hạt nhân với các nước không có thứ vũ khí đó(!) Việc TQ lồng cụm từ “vấn đề Nam Hải” tiếp ngay sau “trong quan hệ quốc tế” là có chủ định áp đặt sự đe doạ riêng với Việt Nam: Từ lâu, TQ luôn coi quan hệ hai nước là vấn đề song phương chứ không bao giờ coi đó là vấn đề quốc tế. Thậm chí, nếu chúng ta liên hệ với các thông lệ ngoại giao khác thì sẽ mặc nhiên hiểu rằng TQ đã và đang coi “vấn đề Nam Hải – tức Việt Nam, Biển Đông” là một trong hai mỗi nguy lớn nhất, chỉ đứng sau các vấn đề quốc tế.
Tuyên bố của Khúc Tinh, dù xét theo phương diện nào đi nữa cũng là sự ngầm định vô cùng nguy hiểm. Đó là một lời de doạ chứ không phải là một cam kết. Sự bất tín, tráo trở, nói một đằng làm một nẻo theo cách bề ngoài thơn thớt nói cười là một trong những thuộc tính không bao giờ thay đổi của chủ nghĩa bành trướng – bá quyền Đại Hán!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét