Pages

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

CẦN PHẢI THAY ĐỔI HIẾN PHÁP CỦA ĐCSVN

Thư gữi : các vị Dân biểu đòi sữa đổi hiến pháp tại quốc hội
: các vị TS –PTS và các LS về Nhà Nưóc Pháp Quyền ‘
: các cơ quan truyền thông ,và các giới trẻ sinh viên Tìm hiểu Nhà Nưóc Pháp Quyền và Tam quyền phân lập (là Lập pháp ,Tư pháp và Hành pháp
: các đoàn thể ,tổ chức,công đoàn,tôn giáo và đồng bào Việt Nam
về Cái “Hiến Pháp” của Đảng CSVN
Do nhu cầu đấu tranh dân chủ ở trong nước. Do một số đông các bạn trẻ đã bắt đầu chú ý đến nhu cầu dân chủ hóa đất nước cho nên việc tìm hiếu “Cái gọi là hiến pháp”,và cái Hành pháp ,Lập pháp và Tư pháp của Đảng CSVN bây giờ rất cần thiết để giúp cho các bạn trẻ hiểu rõ về một văn kiện pháp lý hiện đang chi phối vận mệnh của 84 triệu dân Việt Nam. Và Do một số đông các Luật sư TS và PTS khoa học pháp lý bị cấm xuất bản cuốn sách ‘’Tìm hiểu về Nhà Nưóc Pháp Quyền ‘,do một số dân biểu kiến nghị sữa đổi hiến pháp tại quốc hội cho tháng 3 này và do con ông Trương Tấn Sang đả 2 lần liên lạc với chúng tôi . Do đó chúng tôi sẽ không đứng trên quan điểm “chống cộng ” để phân tích “cái gọi là hiến pháp” này – mà hòan tòan đứng trên quan điểm một người nhận định mang tính khách quan về Luật Hiến Pháp; để cho các bạn trẻ ,các Luật sư TS và PTS khoa học pháp lý bị cấm , một số dân biểu kiến nghị sửa đổi và con ông Trương Tấn Sang để cho thấy những nhận xét này không phải phát xuất từ tư tưởng phản động, thù nghịch …v…v…. Với những minh định như thế chúng tôi đi vào tiến trình phân tích.

Theo hiến pháp hiện hành đất nông nghiệp không thuộc sở hữu nông dân ,mà thuộc sở hữu nhà nước (của đảng CSVN),Nói cách khác người nông dân chỉ là những bần cùng nông không ruộng không vườn .Dù họ đang sống trên mảnh đất do ông cha để lại ,nhưữg mảnh đất này đã bị đảng cộng sản tước mất chủ quyền .Mất quyền sở hữu là mất năng động để người nông dân cần cù chăm sóc cho mảnh ruộng Mất năng động làm việc người nông dân sẻ chỉ làm đủ sống qua ngày .Nhà nước ( của CSVN) có quyền lấy lại đất bất cứ lúc nào .Quyền lấy lại đất bị các giới chúc cán bộ cầm quyền từ trung ương đến địa phương lạm dụng quyền lực cướp đoạt và áp đảo khủng bố.Cũng như gia đình Đoàn Văn Vươn mới đây ,của các tài sản tôn giáo ,của các nhà dân chủ ,và của hàng triệu nông dân,các dân oan ,dân ức và của tài sản các gia đình tỵ nạn cộng sản 1975 đả và đang khiếu kiện và đòi trả lại,làm cho thế giới phải quan tâm .Trong khi đó hãy nhìn giới chức cầm quyền (CSVN)và gia đình họ hàng Đảng CSVN càng ngày càng trở nên giàu có và quyền lực hơn .Nói tóm lại bản hiến pháp của đảng CSVN hiện nay là tước bỏ tất cả các quyền mà tạo hóa đã ban cho con người .Muốn đất nước thoát khỏi cảnh nghèo vươn lên ,một hiến pháp mới phải gắn liền với dân,làng xã ,nông dân Việt Nam ( hiến pháp mới không phải cho quyền lực các đảng phái chính trị hoặc nhóm tài phiệt giàu có và nô lệ tay sai ngoại bang ),phải diệt từ trung ương đến địa phương các tham nhũng ,hối lộ ,gian lận ,cướp cửa ,chiếm đoạt ,hãm hại ,vu khống ,lừa gạt ,che dấu sự thật , chà đạp nhân quyền , vì nhửng công an ,cán bộ ,chính quyền bất chấp hiến pháp và luật pháp ( hiến pháp là của Họ (CSVN), là luật pháp(t ư pháp) là của Họ (CSVN) để vừa cướp ,vừa thủ tiêu ,vừa tấn công vừa la làng,vừa vu khống ,chụp mũ ,vừa khủng bố , đe dọa ,vừa ra nghị quyết vừa ra nghị định để che dấu sự thật , để trù dập , để bịt miệng bắt giam những chống đối ,vừa cấm tự do thông tin , vừa cấm phản biểu tình phản đối ,vào các lương dân ,vào các tôn giáo ,các nhà dân chủ ,các dân oan , các nông dân nào dám đối kháng,và những khoản cách giàu nghèo càng ngày càng lan rộng ,chỉ có đảng (CSVN) có quyền giàu mà thôi.
Nay đả đến lúc phải thay đổi hiến pháp để quyền lực phải thuộc về người dân không phải cửa bất cứ đảng phái nào phải được ghi vào trong hiến pháp rõ ràng
Trước khi đi vào mục tiêu chính của bài phân tích, chúng tôi khẳng định là chúng tôi không chấp nhận bản hiến pháp này ,không những bỏ điều 4 HP ,mà phải thay đổi hiến pháp của đảng cộng sản VN,vì hiến pháp hiện tại không phải của toàn dân , các quyền tự do , đa đảng ,và bình đẳng ,khoản cách giàu nghèo không được quá xa từ 1% đến 20 % và quyền lực phải thuộc về người dân không phải cửa bất cứ đảng phái nào phải được ghi vào trong hiến pháp rõ ràng để có 1 hiến pháp của dân ,cho dân ,vì dân và tất cả quyền lực phải thuộc về Dân tức là Dân pháp cơ quan độc lập ,dân phải làm chủ thật sự và Đức pháp cơ quan độc lập tức là kiểm soát và nghiêm phạt về đạo đức chính trị đất nước, đạo đức xã hội kinh tế , đạo đức con ngưòi gia đình ,hành pháp là nô bộc cho dân , Lập pháp là tiếng nói của Dân chứ không phải của bất cử đảng phái nào cơ quan độc lập,tư pháp là các vi thấm phán ( không phải tướng tá ,cán bộ đảng không học luật và không biết luật ,không tôn trọng luật và hiến pháp) và các luật sư là cơ quan dộc lập không đặt dưới quyền bất cứ đảng phái nào , và Trung lập hóa VN ( không nô lệ bất cứ nước nào Tàu ,Mỹ ,Pháp ,Nga….,và bất cứ tôn giáo nào Vatican ,Hồi giáo …)làm nền tảng của Việt Nam tương lai ( là Ngũ quyền phân lập, Đức pháp,Dân pháp,lập pháp,tư pháp và hành pháp,5 cơ quan phải được độc lập với nhau), phải có kiểm soát lương bổng và tài sản,tham những ,hối
lộ,khai ,chi ,thu ,nhận,thầu ,buôn ,bán và dự luật không quá chênh lệch giàu nghèo , phải có nhân quyền ,phải có sinh hoạt tự do chính trị của đa đảng,phải có tự do thông tin ,tự do hội hợp,tất cả phải bình đẳng trước pháp luật,xin giải thích rõ một vài danh từ mà chúng tôi xử dụng: » cái gọi là“Hiến Pháp” của Đảng CSVN
Anh Nguyễn Phong (ĐTT) trả lời về điều HP: không ai được tự ý định nghĩa tự do là gì theo chủ quan của từng nhà cầm quyền ,từng chế độ,từng nhà độc tài .Thế nào là tự do ngôn luận.Tự do thông tin , tự do thành lập công đoàn , đảng phái ?Tự do tôn giáo ?Tự do bầu cử , ửng cử ? Đả có các Công ước Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc định nghĩa rồi ,tạm thời coi như tiêu chuẩn chung của nhân loại văn minh hôm nay .Chúng tôi dựa vào đó để đấu tranh và buộc Cộng Sản VN phải nghiêm chỉnh tuân thủ ,vì chính cộng sản việt nam đã tự nguyện xin tham gia ký kết các Công ước đó ,Các Công ước Quốc Tế có giá trị cao hơn Hiến pháp của mỗi nước thành viên .Hiến pháp có giá trị cao hơn các bộ luật ,các bộ luật có giá trị các văn bản dưới luật như pháp lệnh ,nghị định ,nghị quyết .Bản văn nào có lợi nhất cho nhân quyền ,cho dân chủ thì chúng ta theo và buộc tất cả các nhà cầm quyền ,các chế độ,dù cộng sản hay không cộng sản cũng phải theo nguyên tắc đó ( ngày 8 tháng 9 2006 )
1) Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” ? Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối cao, chi phối mọi họat động của một quốc gia và phải được các cơ quan công quyền (Hành Pháp(chính phủ), Quốc Hội(Lập pháp),(Tư pháp)Tối Cao Pháp Viện, mọi công dân, mọi định chế xã hội (đảng phái, tôn giáo , đoàn thể ,truyền thông ,công đoàn ..v.v.) đưọc tôn trọng. Khi một đất nước đã có hiến pháp thì không thể có một đạo luật nào, một đảng nào, môt văn kiện nào ,một tôn giáo nào ,một cá nhân nào nếu còn sống, còn sinh họat trong quốc gia đó – có thể vi phạm hiến pháp. Ở đây không những nó không được tôn trọng, chẳng hạn như những quy định về Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân nơi Chương V, mà còn bị chà đạp. Một sự vi phạm hiển nhiên nữa là trong “cái gọi là Hiến Pháp” này không có điều khỏan nào quy định quyền cai trị đất nước của Tổng Bí Thư Đảng CSVN. Quyền này đựơc trao phó cho Chủ Tịch Nước quy định nơi Chương VII, điều 101 “Chủ Tịch Nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CH/XHCN/VN để đối nội và đối ngọai”. Thế nhưng trong thực tế Chủ Tịch Nước không phải là người thay mặt nước CH/XHCN/VN để đối nội và đối ngọai. Công việc này được trao cho Tổng Bí Thư Đảng CSVN.
2) Tại sao không gọi Hiến Pháp của Nước CH/XNCH Việt Nam mà lại gọi là Hiến Pháp của Đảng CSVN? Bởi vì “cái gọi là hiến pháp” này không được sọan thảo theo ý chí và khát vọng của tòan dân, không được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý, không được một quốc hội do tòan dân lựa chọn biểu quyết dân chủ , mà do một nhóm người mạo danh “Quốc Hội” do Đảng CSVN chỉ định ‘trước’ và ra lệnh biểu quyết ‘trước’. “Cái gọi là Hiến Pháp” này không phục vụ quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam mà nó chỉ khẳng định quyền hành cai trị của Đảng CSVN và vì lợi ích tối hậu của Đảng CSVN mà thôi. Do đó không thể gọi nó là bản hiếp pháp của đất nước Việt Nam, của tòan dân Việt Nam được.
1) Trước hết về Lời Nói Đầu Hiến Pháp: Thông thường trong Lời Mở Đầu của bất kỳ bản hiến pháp dân chủ nào trên thế giới đều nhắm mục đích nói rõ nguyên do tại sao phải thiết lập bản hiến pháp này. Mà nguyên do ở đây chính là cái khát vọng tha thiết nhất của một dân tộc. Lời Mở Đầu thường ngắn gọn, đanh thép, xác định rõ các nhu cầu tối thượng phải thiết lập cho đất nước, cho dân tộc và cho muôn đời con cháu mai sau. Nó không phải là một tài liệu văn chương hoa mỹ. Nó cũng không phải là một đỏan khúc tô vẽ lịch sử, thành tích của một đảng, một lãnh tụ nào. Tối kỵ nhất là đưa vào đó lời nói hoặc chủ thuyết của một nhân vật ngọai lai – dù đó là lời nói, lời dạy dỗ của ông Tây, Tàu, Mỹ, Nhật, Nga, dù đó là lời nói có tính “khuôn vàng thước ngọc” đi nữa. Vì khi đưa vào như thế thì đây không phải là hiến pháp của một quốc gia độc lập mà là của một đất nước nô lệ. Nó càng không phải là một văn kiện nói vu vơ về về chủ nghĩa tư tưởng của ông Tây, Tàu, Mỹ, Nhật, Nga,và của kẻ cấu kết và làm tay sai cho ngoại bang Tàu Cộng, Nó là những giá trị cần thiết cho mọi công dân VN, thiết thân trong cuộc sống mà mọi người có thể lĩnh hội dể hiểu, nhận thấy được, đều qúy trọng, bảo vệ, không gây tranh cãi chẳng hạn như: Công lý, quyền bình đẳng lập đảng ,lập hội ,hội hợp , ững cữ ,tranh cữ đa đảng,tự do thông tin,sở hữu, bảo đảm tự do, tự do mưu cầu phúc lợi của người dân trong sự che chở bình đẳng của luật pháp, sự tòan vẹn lãnh thổ v.v.. Chắng hạn Lời Mở Đầu của Hiến Pháp Hoa Kỳ viết ngắn gọn như sau: “Để thiết lập một liên bang hòan hảo hơn, thiết lập công lý, bảo đảm an ninh cho đất nước và bảo đảm sự thụ hưởng các quyền tự do và thịnh vượng của chính chúng ta, chúng tôi, tòan thể người dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra lệnh viết bản hiến pháp này.”
Còn lời mở đầu của bản hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa năm 1967 viết “ Tin tưởng rằng lòng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước. Ý thức rằng sau bao năm ngọai thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đòan kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm độc lập, tự do, dân chủ trong công bằng, bác ái cho thế hệ hiện tại và mai sau. Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chấp thuận Bản Hiến Pháp sau đây.” Rõ ràng Lời Mở Đầu của Hiến Pháp Đệ II Cộng Hòa không hề kêu gọi “chống cộng” vì chống cộng là chuyện nhất thời, không phải chuyện của muôn đời con cháu mai sau. Khi cộng sản chết rồi thì đâu còn chuyện “chống cộng”nữa. Chẳng lẽ lúc đó phải sửa lại hiến pháp hay sao?
Và lời mở đầu của Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho thấy rõ mục đích nhằm phục vụ con ngưòi ,nhằm ngăn ngừa những thế lực chuyên chế,quyền lực độc đảng, độc tài ,quân phiệt ,phong kiến ,thực dân ,lợi dụng và biến con người thành công cụ phục vụ cho cơ chế độc tài quyền lực đó .Phương pháp ngăn ngừa và khống chế sự phát triển các thế lực độc tài hữu hiệu nhất là phát huy quyền làm người ,tinh thần dân làm chủ ,tinh thần dân chủ dẩn thân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia điều hành xã hội , điều hành quốc gia của mọi con ngưòi sống trên trái đất này :
‘’Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do có nhân phẩm và các quyền như nhau .Họ đều được Tạo hóa ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình thương huynh đệ‘’
Còn Lời Nói Đầu của “cái gọi là hiến pháp” của Đảng CSVN thì dài lòng thòng, khoe khoang thành tích của Ô. Hồ Chí Minh, của Đảng CSVN, rồi cột buộc cả nhân dân phải làm “Nghĩa vụ quốc tế tức đem quân đi xâm lấn xứ người để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, khẳng định nguyên tắc “đảng cộng sản lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý”, mọi việc, mọi nếp suy nghĩ đều đựơc soi sáng bởi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Là đả khẳng định đi làm tay sai cho ngoại bang CS quốc tế, Nhận xét:
Thứ nhất: Khi đưa chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường để “thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội…” thì chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là những nguyên tắc cao hơn cả bản hiếp pháp. Câu hỏi đặt ra là trong mớ bòng bong và rối rắm của chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh thì biết phải áp dụng cái nào? Đáng lý ra khi đưa những điều khỏan này vào bản hiến pháp, thì cái gọi là quốc hội cộng sản phải biểu quyết ngay một bản phụ đính trong đó nêu rõ những nguyên tắc nào, tư tưởng nào của chủ nghĩa Mác-Lê và của Hồ Chí Minh mà tòan dân, toàn đảng phải tuân theo để tránh tranh cãi về sau này. Chẳng hạn cương lĩnh “Tiến lên kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” quy định nơi Điều 15 của Chương II có đi ngược với chủ nghĩa Mác-Lê, có trái với tư tưởng Hồ Chí Minh không? Tức là có vi hiến không? Việc bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Hoa Kỳ và coi Hoa Kỳ là nhân tố ổn định và phát triển cần phải mở rộng và mở rộng hơn nữa (Lời tuyên bố của Nguyễn Minh Triết nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ mới đây) có phản lại chủ thuyết Mác-Lê là chống lại chủ nghĩa đế quốc vốn là kẻ thù của giai cấp vô sản, có phản lại quan hệ môi răng với các nước cộng sản anh em như Trung Quốc? Có đi ngược với lời dạy của Hồ Chí Minh nói rằng đế quốc Mỹ là kẻ thù số một của lòai người tiến bộ không? Tức là có vi hiến không?
Thứ hai: Làm nghĩa vụ quốc tế là chiến lược ngọai giao của từng giai đọan, nó không phải là một nhu cầu sống còn, một phúc lợi lâu dài của dân tộc vậy tại sao phải long trọng đưa nó vào phần mở đầu của bản hiến pháp để biến nó thành một nhiệm vụ mà nhà nước (chính phủ) bắt buộc phải thi hành? Nghĩa vụ quốc tế bây giờ là cái gì? Và còn phải làm nghĩa vụ quôc tế – Là đả khẳng định đi làm tay sai cho ngoại bang CS quốc tế, nước VN tức là nước CS quốc tế ,có nghĩa là nước VN không có độc lập , tức hy sinh xương máu Việt Nam cho chủ nghĩa cộng sản bao nhiêu năm nữa?
*****
2) Về Điều 4 HP: Điều này quy định như sau “Đảng CSVN, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.”
Cứ theo quy định của điều khỏan này thì Đảng CSVN là độc đảng duy nhất được phép sinh họat chính trị, và độc quyền , độc tài lãnh đạo đất nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin và theo tư tưởng Hồ Chí Minh làm tay sai nghĩa vụ quôc tế. Từ đó, những hệ luận của nó sẽ như sau:
Thứ nhất: Không thể có một đảng chính trị thứ hai tồn tại dưới chế độ độc tài hiện hành, tức không thể có chế độ đa đảng. tức là chế độ này là của gia đình Vua là gia đình đảng CSVN là tàn bạo thực dân,không phải thuộc của dân mà là của riêng cho nhà Vua gia đình đảng CSVN là kiểu thực dân chuyên chính, đứng trên luật pháp .Do đó các đảng phái khác nếu muốn sống sẽ phải họat động trong bóng tối như các đảng cách mạng, các hội kín lật đổ chính quyền Thời Thực Dân Pháp.
Thứ hai: Vì Đảng CSVN là ”lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” cho nên nó mâu thuẫn với Điều 101 quy định quyền hạn của chủ tịch nước “Chủ Tịch Nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngọai.” Nguyên tắc của luật là không thể có điều khỏan này mâu thuẫn với điều khỏan kia. Do đó phải bỏ điều 4 ,nếu muốn duy trì Điều 4 thì phải hủy bỏ Điều 101 và ngược lại. Hoặc giả Điều 101 phải tu chính như sau “Dưới sự cai trị trực tiếp của Đảng CSVN, chủ tịch nước là một chức vụ có tính cách nghi lễ và ngọai giao trong việc đại diện cho nước Cộng Hòa XHCN/VN. Chủ tịch nước không tham dự và việc điều hành đất nước.”
Thứ ba: Trong xã hội .Từ cổ chí kim chúng tôi chưa từng thấy một ông vua, một ông tổng thống, thủ tướng, một lãnh tụ nào ngang nhiên công bố mình có quyền lãnh đạo cả xã hội như Đảng CSVN ngày nay. Xã hội là một cấu trúc sinh sống quần tụ của con người trong đó nó bao gồm cả chính quyền. Chính quyền phải nằm xong một xã hội nào đó. Đảng phái chỉ là một sinh họat của một xã hội dân sự. Cấu trúc xã hội dân sự bao gồm chính quyền, sinh họat tôn giáo, sinh họat gia đình, hôn nhân trai gái, sinh họat hội đòan, công đoàn,đảng phái,truyền thông, sinh họat văn hóa, sinh họat nghệ thuật, tư tưởng, sáng tác v.v..Nó bao gồm luôn cả truyền thống, tập tục như: thờ cúng tổ tiên, kính lễ tiên hiền liệt sĩ, anh hùng dân tộc v.v.. Tất cả những sinh họat này không một chính quyền nào có quyền mó tới dù đó là ông vua ngày xưa. Câu “phép vua thua lệ làng” còn nằm sờ sờ trong dân gian và sách vở. Nếu như nhà cầm quyền muốn điển chế hóa các sinh họat xã hội thì chỉ cần ghi một câu ngắn gọn trong bản hiến pháp về quyền thành lập các hội đòan như sau: “Các sinh hoạt xã hội dân sự hội đòan, đòan thể, đảng phái ,tôn giáo,truyền thông ,công đoàn phải diễn ra trong khuôn khổ luật pháp, không vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và không được kích thích bạo động, thù hận tôn giáo, chủng tộc và vi phạm nhân quyền.” Quy định như thế là đầy đủ. Khi xác định trong hiến pháp ” Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” tức là công khai bộc lộ ý đồ áp đặt một chế độ độc tài tòan trị còn ghê gớm hơn Tần Thủy Hoàng và Hitler ngày xưa, ghê tớm hơn cả thời phong kiến và thực dân

Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp vi phạm Hiến pháp nước CHXHCNVN,

Vi phạm Quyền tự do bầu cử, tự do tham gia điều hành quốc gia
theo luật pháp CSVN
. Luật Mặt Trận Tổ Quốc
Khác với các quốc gia khác, CHXHCNVN quy định mọi ai ứng cử vào hệ thống công quyền mọi cấp đều phải qua một tổ chức gọi là Mặt Trận Tổ Quốc. Tổ chức này phải tuân theo một bộ luật gồm 4 chương và 18 điều do quốc hội khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999. Theo luật này, Mặt trận Tổ Quốc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một liên minh các tổ chức chính tri, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội, các sắc tộc, các tôn giáo, các tầng lớp xã hội và mọi cá nhân người Việt Nam trong lẫn ngoài nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Nhiệm vụ chính của Mặt trận Tổ Quốc là tập hợp toàn thể người Việt Nam trong và ngoài nước ”tăng cường sự nhất trí về chính trị” và „động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng”:
Điều 2. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia phát triển tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Những điều khoản trên đã định rõ, mặt trận Tổ Quốc là một tổ chức chính trị ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên mặt trận Tổ Quốc này lại được tài trợ hoàn toàn bởi ngân sách nhà nước:
Điều 16 (Luật MTTQ). Kinh phí hoạt động, tài sản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1- Kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật tài sản mà Nhà nước giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tài sản do các tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài ( ??)tặng cho
. Luật Bầu cử quốc hội
Điều 5 luật bầu cử quốc hội CSVN qui định, các ứng cử viên cho đại biểu Quốc hội đều do mặt trận Tổ Quốc Việt Nam là một tổ chức trực thuộc đảng cộng sản Việt Nam lựa chọn và giới thiệu:
Điều 5 (Luật bầu cử quốc hội)[1]
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội.
Luật bầu cử Quốc hội CSVN không cho phép mọi công dân được quyền ra ứng cử cách độc lập và tự do.
. Hiến pháp
Một sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới là Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam có một điều luật vượt ra ngoài mọi cấu trúc chính trị của các quốc gia khác trên thế giới:
Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Với điều luật này này đảng cộng sản Việt Nam đã tự phong cho mình vai trò “lãnh đạo nhà nước và xã hội” qua đó họ đã tước đoạt quyền tối thượng làm chủ đất nước của toàn dân Việt.
Mặt khác, điều 53 Hiến Pháp lại qui định quyền tham gia „quản lý Nhà nước và xã hội“:
Điều 53 (Hiến Pháp)
Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp vi phạm Hiến pháp nước CHXHCNVN,

Vi phạm Quyền tự do bầu cử, tự do tham gia điều hành quốc gia
Theo luật bầu cử CSVN, việc tuyển chọn ứng cử viên cho các cuộc bầu cử Quốc hội cũng như cho các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đều do Mặt trận Tổ Quốc là một tổ chức của đảng cộng sản Việt Nam đảm trách nhằm củng cố sự thống trị độc quyền độc tài của đảng cộng sản Việt Nam trên toàn cõi đất nước từ trung ương đến địa phương.
Điều 53 Hiến Pháp nói rất rõ ràng, mọi người dân (không phân biệt chính kiến, tôn giáo, phái tính, sắc tộc vv…) đều có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội . Sự việc này mâu thuẫn hoàn toàn với luật bầu cử nước CHXNCNVN và điều 4 Hiến Pháp qui định đảng cộng sản Việt Nam „là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội !
. Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp vi phạm Nhân quyền
Quyền được trực tiếp tham gia chính quyền hoặc tự do bầu người đại diện mình tham gia chính quyền được qui định bởi điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và điều 25 Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị (CƯDSCT):
Điều 25 (CƯDSCT):
Không bị kỳ thị (như đã quy định ở điều 2) và không bị giới hạn bất hợp lý, mọi công dân đều có quyền và có cơ hội:
  1. Được tham gia vào việc điều hành chính quyền trực tiếp hoặc qua những đại biểu do mình tự do tuyển chọn.
  2. Được bầu cử và ứng cử trong những cuộc tuyển cử tự do và công bằng theo định kỳ, bằng phổ thông đầu phiếu kín, bảo đảm trung thực ý nguyện của cử tri.
  3. Được quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
Khoản a điều 25 Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị mang tính chất quần chúng, xác định việc điều hành xã hội phải đặt trên nền tảng “Ý Dân”. Chính quyền phải do toàn dân tham gia điều hành hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các đại biểu, phải chịu trách nhiệm trước toàn dân, phải chịu kiểm soát bởi quốc dân và có thể bị toàn dân truất phế khi không hành xử đúng nguyện vọng của họ.
Đảng cộng sản với gần 3 triệu đảng viên, chỉ chiếm khoảng 3,5% dân số Việt Nam, không thể đại diện cho toàn thể 85 triệu công dân để quyết định mọi biến chuyển chính trị trong xã hội Việt Nam được.
Luật bầu cử và điều 4 Hiến Pháp của nước CHXHCN Việt Nam do đó không những vi phạm các điều 2, 25 và 26 của Công Ước Quốc Tế về các quyền dân Sự và Chính Trị, điều 21 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà còn mâu thuẫn với điều 53 Hiến Pháp của chính họ đề ra.
*****
3) Về Điều 6: Lập Pháp : Điều này nói về vai trò của Lập Pháp tức Quốc Hội như sau “Nhân dân xử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân và các cơ quan khác của Nhà Nước đều tổ chức và họat động theo nguyên tắc dân chủ tập trung.” Nếu hiểu đúng ý nghĩa của Điều 6, sau khi người dân đã bầu xong Quốc Hội thì quyền hạn của người dân hòan tòan mất hết: Bởi vì sau khi các anh đã bầu chúng tôi lên, chúng tôi sẽ làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung, tức là quyền thuộc về chúng tôi, các anh không được có ý kiến gì nữa. Kế đó, tại “cái gọi là Quốc Hội”, sau khi Quốc Hội đã được bầu lên, các vị gọi là đại biểu quốc hội cũng sẽ ngồi chơi sơi nước hoặc trở về địa phương mình làm vịệc khác, sáu tháng mới họp một lần. Việc điều hành Quốc Hội sẽ phó thác cho Ủy Ban Thường Vụ theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Cho nên “cái gọi là Quốc Hội” của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam là một quốc hội câm, nó là một cái nhà mồ vằng vẻ, đìu hiu –(không có gì phải bàn ,phải làm,phải lên tiến cho dân,vì dân ,của dân ,phục vụ dân)cho nên Dân Oan Dân ức có kéo đến biểu tình trước Quốc Hội thì chẳng thấy con ma nào ở đó. Nó không có dân biểu, thượng nghị sĩ tấp nập ra vô, với đạo quân báo chí đông nghẹt,dân đên kiểm soát,hàng tuần với những nghị trình sinh họat bề bộn như tại các nước dân chủ khác trên thế giới. Có thể nói Điều 6 là điều khỏan quy định quyền hạn của Quốc Hội quái đản nhất trên thế giới.
*****
4) Về Điều 12: Điều này quy định như sau “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.” Theo quan điểm luật học thì dường như ở Việt Nam hiện nay có hai thứ luật pháp. Một thứ luật pháp do Quốc Hội làm và một thứ nữa gọi là “pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Vậy thì cái gọi là “pháp chế xã hội chủ nghĩa” do ai ban hành? Có phải nó do Đảng CSVN ban hành dưới các mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết,nghị định ,văn bản hay không? Chỉ nội một câu “tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” ghi trong Điều 12 Chương I, tòan bộ bản hiến pháp hiện hành đều vô hiệu lực, vô giá trị. Bởi vì tất cả những gì ghi trong bản gọi là hiến pháp này đã là luật lệ tối cao rồi và không cần bất cứ một thứ pháp chế xã hội chủ nghĩa ,các mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết,nghị định ,văn bản nào khác. Nếu một thứ luật lệ tối cao thứ hai và khác thì bản hiến pháp bị khai tử.
*****
5) Điều 30 Chương III nói về Văn Hóa, Giáo Dục, Khoa Học, Công Nghệ đã quy định như sau “Nhà nước và xã hội bảo tổn, phát triển nền văn hóa Việt Nam: Dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc (các sắc tộc) Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…” Nếu một kẻ nào đó có một chút kiến thức luật pháp mà xúi bẩy hoặc tâng công bậy bạ với Đảng CSVN để viết nên điều khỏan này thì – năm xưa phải đem chém đầu, còn bây giờ thì phải bắt quỳ gối trước sân chùa, sân đình để ăn năn sám hối. Bởi vì điều luật này sẽ tạo nên một sự tranh cãi rất gay go về gía trị văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam: Chỉ có Ô. Hồ Chí Minh là biểu tượng duy nhất về văn hóa, đạo đức cho dân tộc này hay sao? Còn các Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn Phu Tử, Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Phan Bội Châu v.v..các vua Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông v.v..đứng ở chỗ nào? Hay tất cả các vị này đều phải khoanh tay khép nép xếp hàng sau lưng Ô. Hồ Chí Minh? Ấy là chưa kể hiện nay cuộc đời của Ô. Hồ Chí Minh đang bị khai quật, đưa ra ánh sáng. Những thi ca, hò vè, ngạo báng, thóa mạ, DVD về sự thật ,internet truyền thông nói về sự thật ,giết vợ ,lấy nhiều vợ tàu ,tây ,nga ,giựt vợ đồng chi ,bỏ con ,bỏ vợ ,bán nước,làm tay sai ngoại bang CS quốc tế ,giết các đồng chí vì khác tư tưởng chống đảng xét lại ,giết các đảng phái chống Pháp ,cài cách ruộng đất giết những cha mẹ bân bè giúp khánh chiến ,bao nhiêu tội ác nếu toàn dân toàn diện được tự do báo chí và tự do ngôn luận thông tin đang nguyền rữa ,chửi bới về sự thật Ô. Hồ Chí Minh có thể gom lại thành một cuốn tự điển còn dày hơn là những tài liệu nói về tội ác của Tần Thủy Hoàng năm xưa. Vậy theo tôi, Đảng CSVN nên hủy bỏ điều luật này đi và cái tư tưởng vô đạo đức để hỏa thiêu theo cái xác này để linh hồn Ô. Hồ Chí Minh (nếu có) được thanh thản về gặp các ngoại bang mà ông tôn thờ Cụ Mác, Cụ Lênin ,Cụ Mao theo đúng di chúc của ông (qua tập đoàn nghĩa vụ CS quốc tế đả giết 80 triệu người dân hơn cả Tần Thuỷ Hoàng thời phong kiến và Hitler ,trong cuốn sách đen về tội ác cộng sản quốc tếQuốc hội Âu Châu lên án và ra nghị quyết về tội ác CS ).
*****
6) Điều 31 của Chương III cũng nói về Văn Hóa, Giáo Dục, Khoa Học, Công Nghệ quy định như sau: “ Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển tòan diện….yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính….”
Nhận xét thứ nhất: Đây lại thêm một điều khỏan quái thai nữa. Chương V đã có những điều khỏan quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, như thế là đủ rồi. Tại các nước dân chủ, tự do không một ai có quyền buộc người dân phải theo, phải yêu, phải quý, một chủ thuyết hoặc một tôn giáo nào. Chuyện yêu chủ nghĩa, yêu lý tưởng, yêu lý thuyết, yêu tôn giáo này kia là chuyện riêng tư của mỗi cá nhân và được quyền bất khả xâm phạm. Không một ai có quyền vặn hỏi và không một chính quyền nào có quyền nhồi sọ, ép buộc người dân – vì tất cả những thứ này thuộc phạm trù tự do tư tưởng đã được long trọng ghi trong hiến pháp.
Nhận xét thứ hai: Thế nào là tinh thần quốc tế chân chính”? Tại sao là công dân Việt Nam tôi lại phải có cái tinh thần gọi là “quốc tế chân chính”? Tôi có phải là một siêu cường hùng mạnh như Mỹ, Nga để can thiệp vào chuyện quốc tế không? Thế giới muôn đời là một vũ đài đầy tranh chấp, thù hận, xung đột, lấn chiếm, cướp giựt ,vì quyền lợi ,cá lớn nuốt cá bé,quốc tế đại đồng , sạo ngữ , nay bạn mai thù. Nhiều khi phải đứng ngòai những tranh chấp đó. Mặc kệ bố nó. Quyền lợi của đất nước chúng tôi là tối thượng, mắc mớ gì chúng tôi phải có tinh thần gọi là quốc tế chân chính”? Chuyện này nếu có thì đó là trách nhiệm của Bộ Ngọai Giao hình thành chính sách đối ngọai khôn khéo cho đất nước, chứ tại sao lại phải đưa vào hiến pháp? Phải chăng mấy ông đảng CSVN muốn nói “quốc tế vô sản chân chính mà không dám nói thẳng ra mà chỉ úp úp, mở mở? Khi soạn thảo hiến pháp thì từng lời từng chữ trong hiến pháp phải minh bạch, rõ nghĩa. Văn tự trong hiến pháp không thể mù mờ, hiểu sai nghĩa, hiểu lầm, mỵ dân,tối nghĩa, trùng lập, ngọai trừ đây là văn tự buôn dân,bán nước ,cấu kết ,phản quốc của bọn bất lương cố ý lừa gạt người lương thiện.
*****
7) Điều 36 Chương III quy định “Các đòan thể nhân dân, trước hết là Đòan Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.” Khi đã quy định “các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồngnhư thế là quá đầy đủ. Có như thế thì mới khuyến khích mọi tầng tư nhân thành lập các đòan thể thanh thiếu niên để phụ giúp quốc gia trong vịêc giáo dục thanh-thiếu-niên. Thế nhưng lại thêm câu trước hết là Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh” thì coi như đòan thể này là tối thượng và có thể là duy nhất trong việc giáo dục thanh- thiếu- niên. Chính vì thế mà các đòan thể như Gia Đình Phật Tử, Thanh-Sinh-Công, Hướng Đạo Sinh, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội , ..v…v..họ phải chết thôi vì đây là những đoàn thể phản động không được “hiến pháp” công nhận như Đòan Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Vậy thì Điều 36 Chương III là điều khỏan cực kỳ ác độc (nói theo ngôn ngữ cộng sản là cực kỳ phản động), triệt tiêu mọi nỗ lực của tòan dân góp phần của mình với quốc gia trong việc giáo dục thanh-thiếu-niên.và nhiều thế hệ tương lai mai sau
*****
8) Điều 44 của Chương IV quy định việc bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa viết “ Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, tòan vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, an ninh quốc gia và trật tự an tòan xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng, cùng tòan dân xây dựng đất nước.Điều khỏan này đặt ra rất nhiều khúc mắc:
Thứ nhất: Vì các lực lượng vũ trang nói ở đây vừa có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an tòan xã hội cho nên phải hiểu lực lượng vũ trang ở đây là quân đội và công an cảnh sát. Dù muốn dù không người lính hay nhân viên cảnh sát cũng là công dân của một nước. Do đó để quy định nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước của họ, chỉ cần một điều khỏan quy định quyền hạn và nghĩa vụ của công dân là đủ, chẳng hạn Hiến Pháp Đệ Nhị Cộng Hòa 1967, Điều 25 viết như sau “ Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc và chánh thể cộng hòa”. Còn sau đó nhiệm vụ của quân nhân và công an cảnh sát phải làm gì thì ghi trong Bộ Quân Luật hay Sắc Lệnh thành lập ngành công an cảnh sát…chứ không bao giờ ghi vào hiến pháp cả. Ghi nhiệm vụ của quân đội và công an cảnh sát vào hiến pháp là không biết viết hiến pháp và biến hiến pháp thành một văn kiện tả- pìn-lù.
Thứ hai: Quân đội chỉ có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước chứ không có nhiệm vụ “giữ gìn trật tự, an tòan xã hội”. Đây là nhiệm vụ của công an cảnh sát. Khi quân đội phải đảm trách duy trì an ninh, trật tự xã hội thì đất nước hoặc lâm nguy, hoặc có đảo chánh, lật đổ hoặc lâm vào tình trạng khẩn cấp, hoặc xử dụng binh lực để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân .v.v..
Thứ ba: Nhiệm vụ bảo vệ đất nước thuộc quân đội. Nhiệm vụ thi hành luật pháp, giữ gìn an ninh xã hội thuộc công an cảnh sát. Nhiệm vụ xây dựng đất nước thuộc về thành phần còn lại của đất nước bao gồm mọi mặt như: kinh tế, tài chánh, thương mại, nông- ngư-nghiệp, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, an sinh xã hội, phát triển gia cư, bảo vệ môi trường, chỉnh trang đô thị, y tế công cộng, bảo hiểm sức khỏe cho công nhân .v.v.. Chỉ thấy các nước cộng sản, chưa thấy một quốc gia nào ghi vào hiến pháp để giao phó nhiệm vụ xây dựng đất nước cho quân đội và công an cảnh sát. Làm như thế là biến đất nước thành một trại lính và một nhà tù khổng lồ.
Thứ tư: Trong các nước dân chủ và tự do, quân đội và công an cảnh sát là hai thành phần của tòan dân, cho nên – họ cũng như người dân – có nhiệm vụ tôn trọng và bảo hiến pháp, trong đó thể chế chính trị mà họ đang sinh sống đặt trụ cột trên nền CỘNG HÒA. Cộng Hòa (Republic) là một thể chế có từ thời Cổ Hy Lạp trong đó người dân chọn lựa lãnh đạo thông qua những cuộc phổ thông đầu phiếu. Toàn dân cũng như quốc hội có thể tu chính hiến pháp nhưng không thể thay đổi nền cộng hòa. Sở dĩ phải ghi điều khỏan này trong hiến pháp là để tránh cho những thế lực đen tối muốn phá hủy nền cộng hòa để thiết lập chế độ quân chủ, chế độ độc tài, chế độ độc quyền chuyên chế,chế độ quân phiệt và nhất là chế độ cộng sản. Tuy nhiên tại các quốc gia dân chủ, tự do, không có điều khỏan nào bó buộc quân nhân và nhân viên cảnh sát trung thành với bất cứ chủ nghĩa nào. Chủ nghĩa thuộc phạm trù tư tưởng cho nên có nhiều tranh cãi, người thích chủ nghĩa này, người thích chủ nghĩa khác. Chủ nghĩa – cao điểm của nó có thể là món hàng thời trang – nhưng chỉ thời sau một thời gian ngắn đã lỗi thời, cho nên không thể áp đặt một chủ nghĩa lên bất cứ ai. Áp đặt một chủ nghĩa lên đầu người khác là triệt hủy quyền tự do tư tưởng của người ta. Vậy thì điều khoản buộc mọi người, buộc quân đội và công an cảnh sát trung thành với chủ nghĩa xã hội hay bất cứ chủ nghĩa nào khác và ghi nó vào trong hiến pháp là một tội ác, tội triệt hủy quyền tự do tư tưởng của con người.
Thứ năm: Tại sao buộc quân đội và công an cảnh sát phải trung thành với những thành quả cách mạng” ? Câu hỏi đặt ra ở đây là thành quả cách mạng là cái gì? Có bao nhiêu thành quả cách mạng? Bảo vệ những thành quả cách mạng là bảo vệ cái gì? Chúng ta có thể tạm định nghĩa thành quả cách mạng là một cuộc khởi nghĩa vũ trang, một cuộc binh biến, một cuộc cướp chính quyền, một cuộc đảo chính, một cuộc nổi dậy thành công, thay đổi hệ thống cai trị cũ và đưa đất nước vào một giai đoạn mới với một chính quyền mới, có thể là xấu hơn hoặc tốt hơn. Ví dụ BS Tôn Dật Tiên khởi nghĩa vũ trang lật đổ Triều Đình Mãn Thanh thành công và thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Sự thành lập một nước Trung Hoa mới này, phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa gọi là thành quả Cách Mạng Tân Hợi. Đảng CSVN lợi dụng lúc Nhật đầu hàng, bắt và giết các đảng phái quốc gia phản kháng chống Pháp,cướp chính quyền quốc gia từ tay Cụ Trần Trọng Kim và gọi đó là Cuộc Cách Mạng Tháng Tám. Sự thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tiền thân của chế độ cộng sản bây giờ và người cộng sản gọi đó là thành quả cách mạng. Bất cứ thành quả của cuộc cách mạng nào cũng nóng hổi lúc ban đầu, rồi khi thời gian qua đi, nó chỉ còn lại như một biến cố lịch sử ghi dấu bằng những ngày nghỉ lễ hoặc ngày quốc khánh. Vậy thì “trung thành với những thành quả cách mạng” là trung thành với cái gì ? Trung thành với một mớ kỷ niệm cũ? Trung thành với một biến cố lịch sử cũ? Trong thâm tâm, trong ký ức người cộng sản họ có quyền nuối tiếc vì đây là niềm hãnh diện, là tình cảm của họ. Thế nhưng khi viết hiến pháp thì phải nhìn về tương lai. Hiến pháp không phải là một tài liệu nuối tiếc dĩ vãng, dù là dĩ vãng vàng son. Người sọan thảo hiến pháp, không phải chỉ viết cho hiện tại mà cho muôn đời con cháu mai sau. Một bản hiếp pháp hoàn hảo là một bản hiến pháp không bị lạc hậu, bế tắc theo thời gian, chẳng hạn như hiến pháp Hoa Kỳ. Hiến pháp là văn kiện thể hiện ý chí tòan dân, nó là mệnh lệnh tối cao của tòan dân chứ không phải của một tôn giáo, một đảng phái hay một tổ chức nào - cho nên nó không thể, và không được phép thiên vị thành tích của bất kỳ đảng phái, tôn giáo, phe phái nào. Cho nên ghi điều khỏan “trung thành với những thành quả cách mạng” vào hiến pháp chỉ là một hình thức nuối tiếc dĩ vãng vàng son, không đúng chỗ, đúng nơi và cần phải hủy bỏ.
Vấn đề hủy bỏ Điều 4: Mấy lúc gần đây một số các nhà đấu tranh trong nước cũng như một vài tổ chức ở hải ngọai đã làm kiến nghị thư yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ Điều 4 bản Hiến Pháp 1992 mà chúng ta đang phân tích đây. Theo quan điểm của các vị này, nếu như Điều 4 bị hủy bỏ thì sẽ tạo ra tiến trình dân chủ hóa nhịp nhàng, tức là Đảng CSVN không công khai, nhưng mặc nhiên từ bỏ độc quyền yêu nước từ bỏ độc quyền lãnh đạo đất nước. Và cứ theo Bản Hiến Pháp Không Điều 4 này thì các đảng phái đối lập sẽ được phép công khai sinh họat hay ít ra sẽ không còn bị đàn áp như trước nữa. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là dù cho Điều 4 có bị hủy bỏ, liệu tiến trình dân chủ có thể xảy ra, liệu các nhà dân chủ có thể sống yên ổn trong một chế độ mà những điều khỏan sau đây vẫn còn nằm chình ình trong bản hiến pháp?
  1. 1. Mọi nếp suy nghĩ của tòan dân đều đựơc soi sáng bởi chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Lời Nói Đầu)
  2. 2. Không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. (Điều 12)
  3. 3. Cả nước phải noi theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Điều 30)
  4. 4. Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển tòan diện, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có tinh thần quốc tế chân chính…(Điều 31)
  5. 5. Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh vẫn tồn tại (Điều 36)
  6. 6. Quân đội và cảnh sát vẫn trung thành và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng. (Điều 44)
  7. 7. Mặt Trận Tổ Quốc vẫn tồn tại (Điều 111)
  8. 8. ….v…..v…….
Luật pháp CSVN vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin
Tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin theo Công Pháp Quốc Tế
Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do thông tin là những quyền căn bản mọi người được hưởng và được bảo đảm thực thi không bị cản trở bởi bất cứ một thế lực đối kháng nào, được qui định ở điều 18 và 19 của Công Ước Quốc Tế các quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền:
Điều 18: (CƯDSCT: Công Ước Quốc Tế những quyền Dân Sự và Chính Trị)
  1. 1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
  2. 2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.
  3. 3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.
  4. 4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.
Điều 19: (CƯDSCT)
  1. 1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
  2. 2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
  3. 3. Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
    1. a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
    2. b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Điều 18 (TNQTNQ: Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền) Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 19 (TNQTNQ) : Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Quyền tự do ngôn luận không những được bảo đảm cho từng cá nhân mà công dân còn có quyền bày tỏ, phổ biến, tư tưởng và quan điểm của mình cho đại chúng mà không bị hạn chế bởi biên giới quốc gia mình đang sinh sống bằng mọi phương tiện như truyền khẩu, ấn phẩm, phim, ảnh, tác phẩm nghệ thuật, truyền thanh, truyền hình, truyền thông điện tử, Internet vv… Ngoài ra mọi công dân được quyền tự do tìm kiếm, thu nhận thông tin từ khắp nơi bằng mọi phương tiện thông tin.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin theo luật pháp CHXHCN Việt Nam
. Hiến pháp CSVN
Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ký kết tham gia Công Ước Quốc Tế về những quyền Dân Sự và Chính Trị qua sự phê chuẩn của Quốc Hội CSVN vào năm 1982. Trong Hiến Pháp năm 1992, các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do được thông tin được qui định bởi điều 69:
Điều 69 (HP92: Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992): Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Tuy các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin, được hội họp, lập hội, biểu tình được nêu lên trong điều khoản này, nhưng việc thực hiện những quyền tự do căn bản này lại phải lệ thuộc vào pháp luật hiện hành: „theo quy định của pháp luật“.
Thí dụ „tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“ được qui trong điều 88 bộ luật hình sự hiện hành của nhà nước CSVN:
Điều 88. (bộ luật hình sự) Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Qua điều luật này những lời nói mang nội dung „tuyên truyền truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân“ hoặc có tính cách „Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân“ cũng như việc „Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“ có thể bị phạt tù „đến hai mươi năm“.
Điều luật được ban hành từ năm 1999 nhưng giới luật gia tại Việt Nam hoàn toàn không hiểu nổi thế nào là „tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân“, những lời nói nào bị kết tội „Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân“ và tài liệu nào, văn hoá phẩm nào „có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“?
Qua đó điều 88 bộ luật hình sự CSVN dành cho các cơ quan hành pháp và tư pháp chức năng rất lớn là có quyền kết tội người dân một cách tùy tiện.
Mặt khác, quyền được tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước của người dân được qui định bởi điều 53 Hiến Pháp CHXHCNVN „Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương“. Quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của đất nước bao gồm quyền tìm hiểu căn nguyên của vấn đề hầu có thể đóng góp ý kiến thảo luận để giải quyết vấn đề. Từ những căn nguyên tạo ra vấn đề, những nhược điểm, nhân sự và cơ quan liên quan đến vấn đề được nêu ra và phân tích. Nếu thiếu phần nêu ra và phân tích những nhược điểm, nhân sự hoặc cơ quan gây ra vấn đề thì sự việc không còn mang tính chất „thảo luận các vấn đề“ nữa, mà biến thành „chấp hành các vấn đề“!
Khoản a đìều 88 bộ luật hình sự CSVN kết tội việc phê bình nhà nước làTuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân“ không những vi phạm điều 18 và 19 CƯDSCT mà còn mâu thuẫn với cả điều 53 Hiến Pháp của CSVN.
Khoản c điều 88 kết án việc „Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“ mâu thuẫn hoàn toàn với điều 69 của Hiến pháp „Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…“
Điều 146 Hiến Pháp qui định rõ ràng: „Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.“
Điều 69 Hiến pháp kết hợp với điều 88 bộ luật hình sự của nước CHXHCN VN là vi phạm Hiến pháp nước CHXHCNVN và phản Hiến Chương LHQ cùng vi phạm nhân quyền.
Tất cả các điều trong Hiến Pháp CHXHCNVN có cụm từ „… theo quy định của pháp luật“ chiếu theo điều 146 Hiến Pháp là vi hiến.
Tất cả các điều luật, nghị định có cụm từ „Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân“ cũng như các điều luật, nghị định, chỉ thị có cụm từ „Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“ không những chỉ vi phạm tinh thần hiến chương LHQ, Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà còn vi phạm chính Hiến Pháp của nước CHXHCNVN.

Luật báo chí

Luật Báo chí qui định báo chí tại CHXHCNVN là „cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội“ phục vụ đường lối, chủ trương và quyền lợi của đảng cộng sản Việt Nam:
Điều 1. Vai trò, chức năng của báo chí
Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội ; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức) ; là diễn đàn của nhân dân.
Đìều 19, khoản 2 Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị qui định rằng, mọi người đều có quyền tự do bày tỏ và phổ biến tin tức, quan điểm, ý kiến của mình bằng mọi phương tiện truyền thông trong đó có báo chí. Sự qui định báo chí tại Việt Nam„ là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội“ cản trở phổ biến quan điểm, tư tưởng đại chúng không thuộc những tổ chức đảng, nhà nước hay các tổ chức chịu sự ảnh hưởng của đảng CSVN.
Đồng thời điều 6, đoạn 2 qui định nhiệm vụ của báo chí là „Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”:
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1- Thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới ;
2- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước…
Luật báo chí CSVN không cho phép các tổ chức ngoài phạm vi ảnh hưởng của đảng cộng sản Việt Nam (thí dụ như Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo, Giáo Hội Cao Đài, Giáo Hội Tin Lành vv…) và mọi công dân phổ biến tư tưởng, suy nghĩ của mình. Qua đó luật báo chí CHXHCNVN vi phạm các điều 18, 19 Công Ước Quốc Tế các Quyền Dân Sự và Chính Trị và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Luật Xuất Bản
Chiếu theo điều 11 của luật Xuất bản tại nước CHXHCNVN đối tượng được phép thành lập nhà Xuất bản gồm các cơ quan nhà nước, cơ sở của đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chịu ảnh hưởng đảng cộng sản Việt Nam.
Điều 11. Đối tượng được thành lập nhà xuất bản
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản.
Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu.
Cũng như luật báo chí luật xuất bản của CSVN không cho phép những tổ chức và công dân ngoài tầm ảnh hưởng của đảng cộng sản Việt Nam thành lập nhà xuất bản. Do đó người dân không được thực hiện quyền tự do ngôn luận. Đồng thời, báo chí và nhà xuất bản do các tổ chức đảng, nhà nước và các tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản Việt Nam điều hành và quản lý nên người dân không có điều kiện đọc và phổ biến các tin tức khách quan trung thực.
. Tóm tắt Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí không những không được tôn trọng tại CHXHCNVN mà còn bị chà đạp có hệ thống bởi những điều luật chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau.
Luật pháp nước CHXHCNVN vi phạm điều 18 và 19 của Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính trị và Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Vi phạm quyền tự do lập hội, tự do lập đảng phái,liên kết, tự do hội họp,biểu tình
3.1. Luật nhân quyền quốc tế
Tự do lập hội, lập đảng ,tự do liên kết, tự do hội họp ,biểu tình thuộc về các quyền căn bản của mọi người được qui định trong các điều 21 và 22 của Công Ước Quốc Tế Những quyền Dân Sự và Chính Trị cũng như bởi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ở điều 20 và điều 23, khoản 4.
Luật pháp CSVN
Hiến Pháp
Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Những quyền tự do lập hội, lập đảng,tự do hội họp, tự do biểu tình của người dân được qui định trong điều 69 Hiến Pháp CSVN. Tuy có câu „theo quy định của pháp luật“, nhưng trong luật pháp CSVN hiện nay không có điều luật nào cấm không cho phép lập hội, liên kết, hội họp hoặc biểu tình. Tuy thế những thành viên của các tổ chức không cộng sản thường bị kết án bằng những tội danh như „gây rối trật tự công cộng“, „tuyên truyền chống nhà nước“, “lợi dụng dân chủ chống phá nhà nước Việt Nam” vv..
Luật Công Đoàn
Các Công Đoàn tại Việt Nam bị chi phối bởi Luật Công Đoàn do Quốc Hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990. Theo luật này,
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động. (Điều 1, luật Công Đoàn)
Điều 1 của luật công đoàn của nước CHXHCNVN đã vạch ra một nguyên tắc cơ bản cho các tổ chức công đoàn tại Việt Nam là phải chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Tại Việt Nam ngày nay, phần lớn các xí nghiệp đều thuộc về nhà nước. Cương lĩnh đảng và luật pháp nước qui định đảng CSVN lãnh đạo nhà nước và xã hội, do đó đảng CSVN là chủ nhân của mọi thành viên các cơ quan chính phủ và của các xí nghiệp quốc doanh. Vì do đảng lãnh đạo, các công đoàn tại Việt Nam không phải là những tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động, ngược lại là công cụ được đảng CSVN sử dụng để bóc lột công nhân một cách có hệ thống. Điều này hoàn toàn trái ngược với quy định của Công Ươc Quôc Tế về các quyền Dân Sự và Chính Trị.
Điều 22 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị và điều 23, khoản 4 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bảo đảm cho mọi người quyền tự do thành lập hội đoàn, nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi cho mình. Hội đoàn, nghiệp đoàn không phải chịu sự lãnh đạo của của Đảng cộng sản Việt Nam như luật Nhà nước CSVN qui định.
Vi phạm quyền tự do tôn giáo ,của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam
. Luật Quốc tế
Quyền tự do tôn giáo được qui định trong Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị tại điều 18. Đó là quyền được thực thi tôn giáo hay tín ngưỡng qua việc thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy tại tư gia hay công cộng, cá nhân hay tập thể.
Điều 18 (Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị, CƯQTCTDS):
1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
2. Không ai bị cưỡng bách tước đoạt quyền tự do lựa chọn tôn giáo hay tín ngưỡng.
3. Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn theo luật, vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác.
4. Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này cam kết tôn trọng quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong việc giáo dục các con về tôn giáo hay đạo lý theo tín ngưỡng của họ.
. Luật của CS Việt Nam
Thế nhưng, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo của CSVN lại đưa một tổ chức của mình xen vào hoạt động của các tôn giáo. Đó là Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận này đóng vai trò một cơ quan hành pháp kiêm tư pháp theo điều 7 của Pháp Lệnh về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo:
Điều 7 (Pháp Lệnh về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo (PLTNTG))
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
b) Phản ảnh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ, người có tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo và nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước chủ động phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc tuyên truyền, vận động và thực hiện các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Các hoạt động của tôn giáo chỉ được thực hành tại các cơ sở tôn giáo như chùa miếu, nhà thờ, đền đài, thánh thất. Những hoạt động tôn giáo nơi công cộng được chỉ được thực hành nếu có sự chấp thuận của UBND huyện, quận, thị xã:
Điều 11
1. Chức sắc, nhà tu hành được thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách, được giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo.
2. Trường hợp thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) nơi thực hiện.
Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo cơ sở như khuôn hội (Phật giáo), xứ đạo (Công giáo) phải nộp chương trình hoạt động hàng năm của tổ chức mình cho UBND xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cơ sở đó tọa lạc duyệt xét, chấp thuận:
Điều 12
1. Người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm diễn ra tại cơ sở đó với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã); trường hợp tổ chức hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Thẩm quyền chấp thuận việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng do Chính phủ quy định.
Mọi tôn giáo tại Việt Nam chỉ được phép thành lập và hoạt động, nếu được nhà nước CSVN chấp thuận (Thủ Tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Đơn xin công nhận phải nộp tại cơ quan hành pháp. Việc này được qui định ở điều 16:
Điều 16
1. Tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức của những người có cùng tín ngưỡng, có giáo lý, giáo luật, lễ nghi không trái với thuần phong, mỹ tục, lợi ích của dân tộc;
b) Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật;
c) Có đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định;
d) Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp;
đ) Có tên gọi không trùng với tên gọi của tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
2. Thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo:
a) Thủ tướng Chính phủ công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Việc đăng ký hoạt động tôn giáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; hoạt động tôn giáo của tổ chức đã đăng ký và trình tự, thủ tục công nhận tổ chức tôn giáo do Chính phủ quy định.
Vấn đề phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm của tôn giáo phải được sự thoả thuận trước với cơ quan nhà nước được qui định trong điều 22:
Điều 22 (PLTNTG)
1. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp có yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận trước với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.
2. Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:
a) Là công dân Việt Nam , có tư cách đạo đức tốt;
b) Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc;
c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
3. Việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.
4. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Các tôn giáo chỉ được phép mở trường đào tạo tu sĩ hoạt động tôn giáo với sự chấp thuận của Thủ Tướng Chính Phủ:
Điều 24
1. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.
2. Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Việc chiêu sinh của trường đào tạo tôn giáo phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, tự nguyện của thí sinh và điều lệ hoạt động của trường đã được phê duyệt.
Môn học về lịch sử Việt Nam , pháp luật Việt Nam là các môn học chính khoá trong chương trình đào tạo tại trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.
3. Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.
4. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng tôn giáo do Chính phủ quy định.
. Những vi phạm của luật tôn giáo của CSVN
Pháp lệnh tôn giáo và Tín Ngưỡng của nhà nước CSVN đã vi phạm điều 18 của Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị những điểm sau đây:
- Dùng một tổ chức của đảng CSVN để điều hành, kiểm soát, chi phối tôn giáo (diều 7, PLTGTN)
- Mọi hoạt động tôn giáo chỉ được phép cử hành tại các cơ sở tôn giáo. Hoạt động nơi công cộng phải xin phép tại UBND Huyện, quận. (điều 11)
- Mọi hoạt động của tôn giáo tại cơ sở trong năm phải báo cáo cho UBND xã, phường, thị trấn (điều 12)
- Tôn giáo chỉ được thành lập và hoạt động, nếu được Thủ Tướng, Chủ tịch UBND Tỉnh, thành phố trược thuộc TƯ chấp thuận (điều 16)
- Phong chức, phẩm, bổ nhiệm trong tôn giáo phải được nhà nước CSVN chấp thuận (điều 22)
- Trường đào tạo các tu sĩ, tu sinh chỉ được mở nếu có sự chấp thuận của Thủ tướng (điều 24)
HÀNH HẠ ĐÁNH ĐẬP khủng bố TÙ NHÂN
Điều 7 (CUQTDSCT): Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người
TRA TẤN ĐÁNH ĐẬP TÙ NHÂN Chính trị CHO ĐẾN CHẾT
TRĂM TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ.
Điều 6 Công Ước quốc tế về các quyền Dân sự và chính tri qui định:
1. Mọi người đều có quyền sống. Đây là một quyền bẩm sinh được luật pháp bảo vệ. Không ai có thể bị tước đoạt quyền sống một cách độc đoán.
2. Trong các quốc gia chưa bãi bỏ hình phạt tử hình, toà án chỉ được tuyên án tử hình đối với những tội hình sự nghiêm trong nhất chiếu theo luật pháp áp dụng trong thời gian phạm pháp và không trái với những điều khoản của Công Ước này và của Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng. Hình phạt tử hình chỉ có thể được thi hành chiếu theo một bản án chung thẩm của một tòa án có thẩm quyền.
3. Điều luật này không cho phép các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này được giải trừ các nghiã vụ ghi trong Công Ước Ngăn Ngừa và Trừng Phạt Tội Diệt Chủng trong trường hợp sự hành quyết hay sát nhân cấu thành tội diệt chủng.
4. Các bị cáo bị tuyên án tử hình có quyền xin ân xá hay ân giảm hình phạt. Lệnh đại xá, ân xá hay ân giảm hình phạt có thể được ban hành trong mọi trường hợp.
5. Điều luật này không thể được viện dẫn để trì hoãn hay ngăn cản việc bãi bỏ hình phạt tử hình tại các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này.
Tù nhân chính trị là những người bất đồng chính kiến tranh đấu cho nhân quyền, đòi tự do dân chủ, đòi quyền tự do tôn giáo … được nhân loại văn minh tôn trọng. Thế nhưng dưới chế độ CS, họ bị qui chụp là tội hình sự và chính quyền CS đã ngang nhiên xử tử hàng trăm tù nhân chính trị. Chính quyền CSVN đã xử bắn linh mục Nguyễn Công Nghị , linh mục Nguyễn Công Minh ,linh mục Nguyễn văn Vàng ,linh mục Trần Ngọc Hiệu, ông Y Ben Hdok. Đặc biệt, chính quyền CSVN đã xử bắn chị Trần thị Lan trong khi chị đang có thai 4 tháng vi phạm trầm trọng điều 6 Công Ước Quốc tế về quyền Dân sự và Chính trị: Án tử hình không được tuyên đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi khi phạm pháp, và cũng không được thi hành đối với các phụ nữ mang thai.
Hiến pháp là quyền tối thượng, không có gì qua được hoặc đứng trên Hiến Pháp cả. Quyết định hay Nghị định đều nằm dưới Hiến pháp…v.v…..
Vâng, điều đó có thể đúng với các nước Dân chủ thực sự, nhưng với các nước CS và độc tài thì phải nên cân nhắc lại.
Xin đơn cử 1 thí dụ để cho thấy các Quyết định/Nghị định (dưới chế độ CSVN ) vẫn có thể vượt lên trên Hiến pháp.
Chắc quý vị còn nhớ viện nghiên cứu phát triển IDS được thành lập vào cuối năm 2007 ? Đây là 1 tổ chức nghiêm cứu độc lập và bao gồm nhiều nhà trí thức hàng đầu trong nước như : Hoàng Tụy, Nguyễn Quang A, Phan Đình Diệu, Tương Lai, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trung, Nguyên Ngọc…IDS đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm khoa học về chính sách, chiến lược trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế tới giáo dục, y tế, thể chế, kiến nghị về Bauxit Tây Nguyên….
Nhưng sau 2 năm hoạt động, Viện IDS đã tuyên bố giải thể trong sự nuối tiếc của nhiều trí thức trong nước và hải ngoại để phản đối lại Quyết định ra ngày 24/1/2009 và có hiệu lực ngày 15/9/2009 của Nguyễn Tấn Dũng . http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/09/090915_ids_dissolving.shtml )
Hiến pháp CHXHCNVN, điều 69 quy định « Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hộii hợp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật ». (xin quý vị để ý cái đuôi « theo quy định của pháp luật »)
Ngày 24/1/2009 thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, trong đó quy định « không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học công nghệ » và yêu cầu « rà soát lại các tổ chức KH&CN do cá nhân đã thành lập để hướng dẫn đăng ký lại hoạt động »
Đó là những cái đuôi kéo dài để hóa giải những điều trong Hiến Pháp đã quy định.
Nếu quý vị đọc kỷ sẻ thấy những nghịch lý giữa Hiến Pháp và Quyết định
Điều 69 Hiến pháp nói « có quyền thông tin », nhưng Quyết định 97/2009QĐ-TTg thêm vào « không được công bố công khai…. »
Và Điều 69 Hiến pháp nói « có quyền lập hội » nhưng Quyết định 97/2009QĐ-TTg yêu cầu « các tổ chức khoa học công nghiệp….đăng ký hoạt động » ( và hiện nay các đảng phái Thăng Tiến,Vì Dân ,Công đoàn độc lập đều bị cấm hoạt động mặc dù trong hiến pháp không có điều nào cấm các đảng này thành lập và hoạt động ,cho thấy đảng CSVN làm Ac ,hại dân,cướp đoạt ,cường hào Ác bá ,thực dân , độc tài ,lừa gạt ,nguỵ biện ,nói láo ,bịp bợm ,gian lận,hối lộ,tham những , không dám nói sự thật ,bán nước ,phản quốc ,cấu kết với ngoại bang , giết người bịt miệng nên mới sợ ,rất sợ toàn dân biết sự thật,sợ các đảng phái khác nói sự thật dù đảng CSVN có tới trên 2 triệu đảng viên so với các đảng phái khác …..;
Có những nghịch lý như vậy giữa Hiến Pháp và Quyết định, nhưng cuối cùng Quyết định vẫn là….quyết định và hậu quả là dẫn đến sự giải thể của Viện IDS.
Do đó, tại VIỆT NAM, Hiến Pháp không phải lúc nào cũng đứng ở địa vị cao nhất cả, điều đó tùy thuộc và tuỳ tiện vào nắng, mưa, buồn, vui ( !) của các chủ nhân ông của đất nước 15 vị bộ chính trị CSVN ….(miệng nói là làm tôi tớ ,nô bộc cho dân ,vì dân ,của dân ( lưỡi gổ nói láo và lừa gạt )
Nêu vấn đề này ra không phải đả làm rào cản và cũng không phải làm nhụt chí các anh chị đã có công nghiên cứu mà chỉ để chúng ta nghiên cứu sâu hơn, có sẻ chuẩn bị (về pháp luật) kỷ càng hơn để sữa đổi hiến pháp (trưng cầu dân ý ) hoặc làm 1 bản hiến pháp mới.
Và người ta có thể liệt kê được hàng vạn vi phạm khác, nếu quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được tôn trọng tại Việt Nam.
Do đó một câu hỏi nữa cần được đặt ra: Phải chăng cần phải vứt bỏ tòan bộ bản hiến pháp này để viết lại một bản hiến pháp mới cho dân tộc để hoa dân chủ có thể nở trên quê hương Việt Nam? khi một bản hiến pháp mới ra đời như thế thì đó là một cuộc cách mạng BẤT BẠO ĐỘNG , Ôn hòa ,không gây đổ vỡ ,không chết chốc ,không gây oán thù,tất cả các đảng phái và toàn dân không trả thù và hãm hại nhau ,tất cả phải được hiến pháp bảo vệ và tôn trọng luật pháp . Nhưng làm thế nào để có một cuộc cách mạng như vậy? Đây là trách nhiệm, trước hết của các nhà đấu tranh trong nước, kế đó là khối 3 triệu người lưu vong tại hải ngọai, của đại khối 84 triệu dân và sự thức tỉnh lên tiếng của những người bạn trẻ , của các dân biểu ,của các luật sự ,tiến sĩ ,phó tiến sĩ khoa học pháp lý ,các con ông Trương tấng Sang và trong bộ chính trị,và cộng sản đang nắm quyền lực trong tay.
Kết Luận: Cho thấy việc soạn thảo hiến pháp không phải chuyện dễ dàng, dù tại một quốc gia khá văn minh như các nước hiện nay .Chúng tôi không hiểu mấy ông trong Chính Trị Bộ Đảng CSVN nghĩ gì khi sọan thảo “cái gọi là hiến pháp” năm 1992 này? Đây là một văn kiện mù mờ, tối nghĩa, các điều khỏan trùng lập, người sọan thảo không phân biệt được đâu là những ý niệm căn bản về công lý quốc gia, họat động của quốc gia và đâu là đạo đức và sinh hoạt của cá nhân; không phân biệt đâu là những cơ chế hiến định và đâu là những tổ chức phụ thuộc của các cơ chế hiến định. Nó là một món tả-pín-lù du nhập ngoại bang CS quốc tế Mác-Lênin hoặc của chủ nghĩa độc tài vừa chuyên môn lừa gạt của ông Niccolò Machiavelli, theo cuốn The Prince (Quân vương),của nhà lý luận chính trị người Ý,nên không giống một bản hiến pháp nào, nếu các chuyên gia luật pháp thế giới đọc được, họ sẽ cười thối mũi.và khinh thường (và Họ thường để mặc cho cộng đồng người Việt Tỵ nạn CS tại hải ngoại săn đuổi và ném trứng thúi và nước mắm vào người và xe của các phái đoàn ngoại giao CHXHCNVN khi ra hải ngoại ,từ chủ tịch nước đến thũ tướng CHXHCNVN phải trốn chui trốn nhữi ,lén lút đi cửa hậu không dám tuyên bố và yêu cầu bộ ngoại giao quốc tế không được thông tin ,thật là tủi nhục ,nên chỉ biết trả thù làm oai tại VN mà thôi) . Nhưng hiển nhiên nó là một Bản Bố Cáo, Bản Yết Thị treo giữ Chợ Đồng Xuân cho bàn dân thiên hạ biết chế độ vô nhân bản đang áp đặt trên dân tộc Viêt Nam hiện nay là một chế độ độc tài toàn trị dưới sự thống ngự của Đảng CSVN. Nếu quý ông trong Bộ Chính Trị vừa ngồi xổm vừa hút thuốc lào vừa nhắm rượu, ăn thịt chó để viết bản hiến pháp này thì chúng tôi không trách vì họ thuộc giai cấp bần cố nông răng đen mã tấu, vừa ngu dốt lại vừa tham lam, hung ác.,vô đạo đức . Nhưng nếu họ được hỗ trợ bởi các luật gia ,tiến sĩ ,phó tiến sĩ khoa học học pháp lý “xã hội chủ nghĩa” thì các vị trí thức cộng sản này thì tội nghiệp cho dân tộc Việt Nam quá. Song cũng có thể các vị trí thức dưới chế độ cộng sản rất giỏi nhưng vì phục vụ cho một ông chủ ngu dốt và độc ác cho nên nó mới đẻ ra một quái thai như thế. Sự tồn tại của “cái gọi là hiến pháp” này là một thảm họa cho dân tộc VN và chúng ta cầu mong nó sớm chết đi cùng với cái xác chết ông Hồ Và khi nó đã chết đi, chắc chắn chúng ta – Chúng tôi muốn nói tòan dân – cần phải viết lại một bản hiến pháp mới cho đất nước. Chúng Tôi có thể cam đoan với quý vị, tại nơi hải ngọai này sẽ có cả trăm luật gia ,nhân sĩ ,giới trẻ lưu vong lỗi lạc của Người Việt Tỵ nạn cộng sản VN,có khả năng phụ giúp các nhà lãnh đạo mới trong việc sọan thảo một bản hiến pháp mới hòan hảo, không phải cho thế hệ hiện tại mà cho nhiều thế hệ mai sau của đất nước Việt Nam.
Sau hết, những gì chúng tôi viết ra ngày hôm nay có thể làm đau lòng những người theo cộng sản.và trong Bộ Chính Trị.Thế nhưng vì tiền đồ của dân tộc, vì hạnh phúc của con người Việt Nam chúng tôi phải viết. Nhưng chúng tôi không viết bằng lòng thù hận và nuôi dưỡng thù hận.mà đóng góp xây dựng cho một Việt Nam tương lai ,nếu các ông dân biểu và quý ông trong Bộ Chính Trị muốn chúng tôi soạn thảo bản hiến pháp mới trong tinh thần 1 hội nghị diên hồng (trong và ngoài nước) và trưng cầu dân ý (trong và ngoài nước),chúng tôi sẵn sàng tham gia đóng góp soạn thảo bản hiến pháp mới của d ân ,vì dân,cho dân và để phục vụ dân và điều trước tiên là thả hết các tù nhân chính trị và tôn giáo ,sau là tự do thông tin ngôn luận ,kế tiếp là tự do hội họp và sinh hoạt chính trị đa đảng và tham gia ứng cử tranh cử bầu cử bình đẳng như đảng CSVN ,nếu Bộ Chính Trị không đáng để “ sợ “chúng tôi (đảng Thăng Tiến VN)
Cũng trong một số dân biểu ,con ông trương tấn Sang ,nhất các du sinh đi học tại hải ngoại là các con của quý vị đã hỏi thăm và thăm dò dư luận trong và ngòai đảng cộng sản ,có những toan tính và lý do đổi tên Đảng CSVN như sau:
– Cái tên “cộng sản” bây giờ lỗi thời và có hại cho hình ảnh của đất nước.” không được lòng dân(*qua những gì đả và đang xãy ra tại VN và hải ngoại)
– Nhiều người tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác dị ứng về hai chữ “cộng sản” ,thậm chí cà phái đoàn ngoại giao nhà nước CHXHCNVN khi ra nước ngoài bị cộng đồng hải ngoại rượt chạy ném trứng thúi vào đầu vào mặt thật là tủi nhục mà các cảnh sát nước ngoài khinh khi làm ngơ (*)
– Giới trẻ Việt Nam khi họ muốn tham gia vào việc kiếm tiền dễ dàng để làm giàu, đặc biệt là những người trẻ muốn đi tu nghiệp ở nước ngòai đều cảm thấy rằng bị dán cho cái nhãn hiệu là một tên cộng sản con thì không có lợi lộc gì.và có mặc cãm khó chịu về sự nói láo và tội ác của cha ông khi ra nước ngoài nhìn thấy rỏ sự thật (*) Nhất là Giới trẻ Việt Nam du sinh này không bao giờ đii mua thực phẩm tàu cộng, không mua hàng hóa tàu cộng,vào nhà hàng tàu ,Ho cũng biểu tình chống Tàu cộng xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa và giết hại ngư dân mà cha ông Họ 5CSVN)làm ngơ và có thái độ hèn nhát ,phản quốc ,cấu kết và làm tay sai tàu cộng một cách công khai ra mặt với giặc(đón tiếp với lá cờ 6 sao) và công khai ra mặt ác với Dân đánh đập bắt giam các nhà dân chủ yêu nước biểu tình chống ngoại xâm TC,và Họ (sv)đang kêu gọi tẩy chay thực phẩm độc hại và hàng hóa độc hại của Tàu cộng đang tràn ngập tại VN do chính cha ông Họ đem vào hại dân tộc VN .Hộ(sv) đả có thái độ không đồng ý với những việc làm của cha ông (CSVN)
Việc đổi tên Đảng CSVN – một đảng bao gồm những con người mà hơn nửa thế kỷ qua, luôn luôn tự hào mình là giai cấp vô sản, tự hào mình là người “cộng sản cao quý”. Những giai cấp khác như Trí-Phú- Địa- Hào và nhất là giai cấp Tư Bản đều là những con người xấu xa tội lỗi cần phải tiêu diệt và chỉ có cộng sản mới là lý tưởng duy nhất và cuối cùng cho lòai người phải tiến lên, dù bằng núi xương sông máu cũng phải đạt cho kỳ được lý tưởng này. Và mới đây Ô. Nguyễn Minh Triết còn kêu gọi quân đội trung thành với Đảng CSVN để xây dựng cho bằng được thiên đường cộng sản mà ông gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa. Thay đổi một cái tên “vĩ đại” và “ bách chiến bách thắng” như thế để lựa chọn một cái tên ấm a ấm ớ khác- mà lý do nêu ra chỉ “đơn sơ” như thế thôi, nó không có lý do thầm kín gì nữa hay sao? Phải chăng đây là một dấu hiệu cho thấy những người trong bộ chính trị của đảng cộng sản đang muốn từ từ chuyển hóa sang một hình thái khác? Hoặc đây chỉ là thủ đọan của con rắn độc ác đổi da để sinh tồn? Dù đổi da con rắn vẫn nguyên vẹn là con rắn độc ác và chuyên lừa gạt dối trá sự thật .
Có người của CHXHCNVN nói với chúng tôi,có lẻ thích hợp là Đảng Lao Động Việt Nam ? Nếu bô chính trị lựa chọn tên này thì thật là một đau buồn cho giới lao động. Hiện nay giới lao công, thợ thuyền ,nông dân ,công dân Việt Nam là nạn nhân thống khổ của bạo quyền cộng sản. Họ kìm kẹp công nhân khốc liệt. Xuất khẩu công nhân với giá rẻ mạt và ăn trên đầu trên cổ số lương bé nhỏ của những người phải làm công việc nặng nhọc, bị khinh miệt nơi xứ lạ quê người.( hảy hỏi ông Phạm ngọc Chu chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp VN tại Hungary thỉ rỏ về việc ông buôn người lao động như thế nào mà hải ngoại đều biết và nên hỏi sự thật về uỷ ban bảo vệ người lao động VN thì trung trực nhất ) Thay vì hành xử tư thế của quốc gia chủ nhà bảo vệ quyền lợi của công nhân, dàn xếp những cuộc tranh chấp giữa chủ và thợ trong tinh thần Lưỡng Lợi, họ biến thành một thứ “cặp rằng” cai cu-li Thời Pháp Thuộc để bảo vệ quyền lợi của những tập đòan tư bản Tàu cộng ,Đài Loan, Đại Hàn, Hongkong, Singapor, Thái Lan ,Nam dương ,Trung đông ,bắc phi và những tập đòan Tư Bản Đỏ kếch xù con ông cháu cha của họ.,và hàng năm công nhân biểu tình. Vậy thì trước khi đổi tên Đảng CSVN thành Đảng Lao Động Việt Nam chúng tôi đề nghị mấy ông trong bộ chính trị phải công bố ngay một văn kiện cho phép công nhân thành lập các công đòan độc lập rồi sau đó cho mời ngay các lãnh tụ nghiệp đòan như Cha con Đoàn huy Chưong, Đoàn văn Điền,nguyễn thị tuyết(công đòan độc lập),các Anh Trương minh đức, và Lê thị Công Nhân ,Anh Nguyễn bình Thành,Anh Nguyễn Phong ,Chị Hoàng Thị Anh Đào ,Chị Lê Thị Lệ Hằng của đảng vì dân và đảng Thăng tiến VN) tham gia vào Ủy Ban Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam để tham dự vào việc lãnh đạo đất nước. Có như thế thì mới coi được, mới đúng với “bảng hiệu” của nó. Nếu không – thì không có gì nhơ bẩn hơn, không có gì trơ trẽn và bịp bợm hơn khi một đảng có tên là Đảng Lao Động mà lại coi giới lao động như kẻ thù, như nô lệ của mình.
Có dân biểu CHXHCNVN nói đến tên Đảng Nhân Dân Việt Nam ? Khi lấy tên này, những vị dân biểu này muốn cho mọi người biết rằng đảng của chúng tôi vốn thóat thai từ nhân dân, của nhân dân và từ đó phục vụ quyền lợi tối thượng của nhân dân. Nhân dân là chủ nhân của đất nước này. Mọi đảng phái chỉ là hình thái sinh họat dân chủ chứ không phải là “ông nội” của nhân dân. Vậy lời nói có đi đôi với việc làm hay không thì hãy nhìn các dân oan ,dân ức khắp nơi ,hành năm khiếu kiện và mới đây tại Tiên Lãng Hai Phong của gia đình Đoàn văn Vươn , Đoàn văn Tịnh, Đoàn văn Vệ, Đoàn Xuân Quỳnh ,Nguyễn thị Thương,của Việt khang ,Bùi Thi minh Hằng,LM Nguyễn văn Lý làm cả thế giới đều biết và rõ cái bộ mặt vô đạo đức ,vô liêm sĩ ,nói láo gian dối,vừa đánh vừa la làng ,vừa cướp vừa chối ,vừa lừa gạt vừa răn đe khủng bố của các cán bộ CSVN. Vì Hiến pháp 1992 không có điều lệ nào cho phép quân đội và công an cưỡng chế đất đai ,2 lực lượng này là để bảo vệ Dân chứ không phải để tấn công Dân như đám côn đồ du côn ăn cướp giết người .Luật đất đai thì có nhưng nhà nước cộng sản chuyên dung “ luật rừng “ của loài thú .Tình trạng lộng quyền đứng ngoài pháp luật của con người cộng sản đã nói lên tình trạng khủng hỏang Hiến Pháp ,khủng hỏang luật pháp và phá sản của guồng máy quản lý đất nước Việt Nam .Vậy thì trước khi trương bảng hiệu mới,chúng tôi đề nghị quý ông trong Bộ Chính Trị Đảng CSVN phải tổ chức đại hội đảng bất thường để hủy bỏ Hiến pháp này hoặc nuối tiếc thì bỏ ngay Điều 4 Hiến Pháp và các cái đuôi ,các cái quái thai nghị quyết nghị địng văn bản tréo ngược mâu thuẫn và yêu cầu Quốc Hội thông qua một tu chính hiến pháp mới trong đó ghi rõ “Nhân dân là chủ nhân của đất nước Việt Nam. Do đó tòan dân ủy thác quyền lãnh đạo đất nước cho 5 cơ chế độc lập đó là Hành Pháp (Tổng Thống hay Thủ Tướng), Lập Pháp (Quốc Hội) và Tư Pháp (Tối Cao Pháp Viện).và Dân Pháp (xã hội dân sự -hội nghị diên hồng, là tất cả quyền lực đều thuộc về Dân có quyền tham gia bàn chung ,quyết định chung ,làm chung ,trách nhiệm chung ,kiểm soát chung và tôn trọng chung (để tránh trường hợp khi được bầu lên đảng thắng cử biến chất sanh tánh sanh tật chỉ biết quyền lực ,lo túi tiền lo vơ vét lo địa vị , tham nhũng ,hối lộ,lo danh vọng ,lo quyền lợi của bản thân của gia đình của đảng ,và chỉ biết đến quyền lợi giới tài phiệt giàu có thông đồng với giới tài phiệt giàu có ngoại bang .Và Đức pháp ( do Dân kiểm soát hiến pháp ,luật pháp ,lương bổng không quá chênh lệch giàu nghèo ) Dân kiểm soát và nghiêm phạt tham nhũng ,hội lội ,gian lận ,ngân sách ,các dự án ,thầu ,tất cả khai ,chi ,thu ,nhận ”,ngân hàng , từ trung ương đên địa phương và đạo luật phạt vi phạm đạo đức chính trị quản lý nhà nước đất nước , đạo đức trong đời sống trong xã hội và kinh tế , đạo đức con người và gia đình ,môi trường và ngôn hạnh) Có như thế thì mới coi được. Nếu không thì việc đổi tên đảng chỉ là một trò hề, một kiểu đánh “bầu cua cá cọp” lượm bạc cắc của trẻ em.
Có đề nghị Một cái tên thứ ba nữa mà chúng tôi nghĩ các ông bộ chính trị cộng sản gộc có thể chọn đó là Đảng Xã Hội Việt Nam. Xin quý vị đi về Hưng Yên: sẻ thấy cảnh Kéo Cày Thay Trâu,Mừng Vì Chưa cưỡng Chế Đất .
HANOI — Thiên đường xã hội chủ nghĩa đang ló diện ở Miền Bắc VN? Báo Tiền Phong hôm 30-1-2012 cho biết rằng tỉnh Hưng Yên, nông dân ở nhiều nơi phải ra đồng làm việc Không trâu, không có tiền thuê máy, một số hộ nông dân ở Hưng Yên phải dùng sức người kéo bừa thay trâu. ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng như ngay giáp quốc lộ 5. Sợi dây thừng được buộc vào hai đầu chiếc bừa, con trai ông Kháng vòng qua bụng, hai tay nắm chặt dây, kéo chiếc bừa đi. Đằng sau, ông Kháng đẩy chiếc bừa đi theo bước chân con trai.“Nhà tôi không có trâu. Mà trong làng cũng chẵng còn ai nuôi trâu, bò để mướn( bán chân trâu cho Tàu cộng ) Khoảnh ruộng thì nhỏ, thuê máy cày vừa tốn tiền, vừa hông bỏ, nên hai bố con làm cho tiện”
Cách ruộng của ông Kháng vài khoảnh, dù ruộng khá rộng, nhưng cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn.
Lẽ ra phóng viên nên hỏỉ thêm chi tiết, có thể sẽ nghe những câu trả lời cụ thể hơn. Thí dụ, hỏi rằng họ có hạnh phúc khi lấy sức người thay trâu… có thể nghe câu trả lời rằng, đúng vậy, họ rất hạnh phúc vì họ còn có một mảnh đất để thay trâu kéo cày, chưa bị chính quyền cưỡng chế đất như gia đình anh Đoàn Văn Vươn
Nếu chọn tên này thì theo như hiểu biết của chúng tôi, tại các quốc gia Tây Phương, nhất là tại Pháp và Âu Châu, các đảng xã hội là đảng của giai cấp nghèo khổ, là đảng của tầng lớp lao động, nông dân, ngư dân, công nhân giai cấp bình dân sống trong những khu bùn lầy nước đọng. Chủ trương của các đảng xã hội là chống tăng thuế, chống thất nghiệp, chống bất công xã hội ,chống chênh lệch giàu nghèo và nhiệt tình xuống đường biểu tình ủng hộ các cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương.và an sinh xã hội Các giới tài phiệt, các chủ công ty ,các nhà giàu tỷ phú ,triệu phú ,các đại gia chủ nhân ông các xí nghiệp lớn ,và cả đảng phái nào giàu đều không ưa các Đảng Xã Hội. Vậy thì quý ông trong bộ chính trị nghĩ sao khi chọn tên này? Ch ú ng tôi đề nghị – để cho xứng đáng với cái tên “Xã Hội “này, trước khi treo bảng, quý ông nên trả lại tài sản chùa , nhà thờ ,thánh thất của các tôn giáo ,các dân oan dân ức ,của các nhà dân chủ và chia cái giàu có hiện tại của 1000 cán bộ cao cấp đang giàu có ( trong và dấu ở ngoài nước)cho dân nghèo cho đồng đều với dân bằng với dân và thả các tù nhân chính trị và đồng lọat xuống đường cùng với khối Dân Oan đang ngồi trước Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng. Quý ông sẽ ngồi lì ở với dân ở đó mặc cho trời mưa trời lạnh ,trời nắng cho đến khi nào các Ô. Tham nhũng và giàu có tỷ phú trìệu phú Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Văn An ,Nông đức Mạnh,Nguyễn phú trọng …giải quyết xong nguyện vọng của Dân Oan dân ức mới thôi. Mà phải cần kiệm ,liêm ,chính Có như thế thì quý ông mới xứng đáng với cái tên mới Đảng Xã Hội Việt Nam. Nếu không thì đây chỉ là một màn đóng kịch tráo bài Tây ba lá nh ư hiện tại mà thôi .
Nói cho cùng ra, với bản chất “cộng sản” gian manh ,lừa gạt ,nói láo , ác độc ,giết người đã thấm vào não trạng, vào máu của quý ông cùng với tham vọng nắm chặt quyền lực ,tiền lực để vinh thân phì gia , ích kỷ – thì đổi tên nào cũng vậy thôi. Có lẽ một cái tên thích hợp nhất để khoác lên mình Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay khiến người trong nước vui mừng mà người hải ngọai cũng hoan nghinh, đó là Đảng cướp Mafia Đỏ, vua lừa gạt, vua nói láo, vua ăn cướp, và vua độc ác vô sĩ nhất Việt Nam! Nhưng chắc chắn quý ông sẽ dị ứng với cái tên này và không bao giờ dám nghĩ tới nó. Nói tóm lại đổi tên đảng mà không thay đổi chính sách ,thay đổi tư duy , thay đổi tư tường thì chỉ là chuyện “Ông Nỉnh Ông Nang, ông ra đầu đàng ông gặp Ông Ninh.” và “ Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.”,bình mới rượu cũ mà thôi
Thông thường khi muốn đổi mới tên đảng tức là các nhà lãnh đạo của đảng đã muốn “đổi mới tư duy” và chuẩn bị đưa đảng vào một giai đọan lịch sử mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là quý ông đã chuẩn bị thay đổi những gì?
- Liệu quý ông có nhận thức được rằng đất nước này là của tòan dân, không thuộc một dòng họ, một đảng hay một cá nhân nào. Mọi người đều có quyền ngang nhau để nói lên nguyện vọng của mình về mọi vấn đề của đất nước? Không một ai được độc quyền yêu nước. độc quyền lãnh đạo Và Đảng CSVN không phải là chủ nhân vĩnh viễn của đất nước này.
- Khi giác ngộ được như thế thì quý ông sẽ thấy ngay các nhà đang đấu tranh đòi hỏi dân sinh, dân quyền,dân chủ,dân trí,dân đức,dân khí, nhân quyền ,tự do tôn giáo, tự do thông tin ,tự do ngôn luận ;tự do lập hội lập đảng ,hội họp là Dân đang hành xử những quyền căn bản tối thiểu của một công dân nếu không muốn nói rằng chính họ là những người yêu nước,thương dân. Trong cuộc đổi mới tư duy (nếu có) DÂN phải đựơc tham dự vào sinh họat dân chủ, sinh họat tự do chính trị đa đảng ,bình đẳng trong khuôn khổ luật pháp để đưa ra đường lối lãnh đạo để phục vụ quyền lợi của Dân,vì dân và cho dân là cho đất nước.
- Khi đổi mới tư duy có nghĩa là nhìn về quá khứ thấy mình sai trái. Trong hơn nửa thế kỷ qua Đảng CSVN đã đặt quyền lợi của đảng mình ,quyền lợi của phe nhóm cá nhân trên quyền lợi của Tổ Quốc và của nhân dân. Đó là nguyên do chính của sự tang thương đổ vỡ, hận thù, lừa gạt ,mánh mung,gian ác, gian lận,nói láo ,chết chóc, vô đạo đức, chậm tiến, nghèo đói của dân tộc ta ngày hôm nay( chỉ có cán bộ là giàu). Do đó đổi mới tư duy, trương bảng hiệu mới phải đi kèm với tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Phải thấy rằng độc tài – dù độc tài quân phiệt, độc tài gia đình trị, độc tài phát-xít, độc tài đảng trị, độc tài phong kiến đều đưa đất nước đến nghèo đói, hận thù, chia cắt, ngục hình, tra tấn, giết người ,hãm hại nhau ,hạ giảm nhân phẩm con người và làm cho một dân tộc không ngóc đầu lên được. Do đó đổi mới tên đảng là chuẩn bị đưa đảng vào một cuộc cạnh tranh dân chủ trong tinh thần thương tôn pháp luật như các quốc gia Tây Phương. Được thì lãnh đạo đất nước, thua thì thành khối đối lập để kìm hãm chính quyền , kìm hãm quyền lực , kìm hãm sự lãng phí chi,tiêu,nhận ,thu ,thầu,khai ( mà cần kiệm ,liêm ,chính) và chuẩn bị tư thế trong những cuộc bầu cử kỳ tới .
kinh nghiệm các nước Bắc Âu sau nhiều năm lãnh đạo đất nước, Đảng Xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia này đã đứt khóa bỏ tư tưởng cộng sản và đả thoát thai đưa đất nước hiện nay vào hang thứ 5 trên thế giới về hạnh phúc ,dân ấm no , đất nước trung lập , đạo đức an bình ( chỉ có 5 người tù ) và ra khỏi tình trạng kinh tế trì trệ, thất nghiệp và nghèo đói cho nên không còn là một quốc gia đã đau khổ và tan nát vì chế độ cộng sản của quá khứ nữa, mà là một quốc gia đã đi vào tiến trình dân chủ nhất trên thế giới .
Nhân dịp qua bài đóng góp này để trả lời cho số đông các trẻ VN muốn tìm hiểu về Hành pháp ,Lập pháp và Tư pháp của Đảng CSVN,cho các một số đông các Luật sư TS và PTS khoa học pháp lý bị cấm xuất bản cuốn sách ‘’Tìm hiểu về Nhà Nưóc Pháp Quyền ‘,cho một số dân biểu kiến nghị sữa đổi hiến pháp tại quốc hội cho tháng 3 này và cho con ông Trương Tấn Sang đả 2 lần liên lạc với chúng tôi .Và Chúng tôi không rõ quý ông trong bộ chính trị Đảng CSVN có thì giờ đọc bài đóng góp này không? Hoặc giả có ghé mắt qua thì cũng chỉ coi đây như một thứ tài liệu của nhóm “lưu vong phản động ở hải ngọai” và không thèm để ý tới. Thế nhưng một lời nói trung thực có lợi cho đất nước, dù cho muôn vàn gian khổ cũng phải nói ra. Lời nói của chúng tôi là “ Dù có đổi tên đảng CS nhưng cũng không thể thay đổi được những việc làm của đảng CS trong quá khứ. Đổi mới tên đảng không quan trọng bằng đổi mới tư duy. Tư duy mới ở đây là can đảm chấp nhận tiến trình dân chủ hóa đất nước trong đó có người có ta trong tinh thần thượng tôn nhân quyền và nhà nước pháp quyền,tôn trọng luật pháp, trong hòa bình, bình đẳng ,trong tình huynh đệ để sớm đưa đất nước ra khỏi cơn khủng hỏang nghiêm trọng ngày hôm nay.”
Ngày 05/03/2012
VP Thăng tiến VN tại ParisNguyễn Sơn Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét