Pages

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Cực quang tuyệt đẹp sau trận bão mặt trời vừa đổ bộ

Đến ngày hôm nay, trận bão mặt trời lớn nhất trong vòng 5 năm qua đã không còn gây ảnh hưởng đối với trái đất, tuy nhiên, những hạt tích điện phóng ra từ mặt trời đã để lại trên tầng khí quyển những vầng cực quang tuyệt đẹp.
Dù các nhà khoa học liên tục cảnh báo những ảnh hưởng của bão mặt trời xuống trái đất như làm gián đoạn vận tải hàng không, gây sự cố cho mạng lưới điện, làm nhiễu các tín hiệu phát thanh, truyền hình và truyền thông hay thậm chí là các thiết bị điện tử gia dụng nhưng không có một sự cố đáng tiếc nào được ghi nhận. Không những vậy, những hạt tích điện lao vào tầng khí quyển trái đất với vận tốc cao đã tạo ra những kì quan trên bầu trời. Không bỏ lỡ cơ hội, những màn trình diễn của thiên nhiên đã nằm gọn trong ống kính của các tay máy chuyên nghiệp.

Các vầng cực quang rực rỡ trên bầu được nhìn thấy trên một con đường gần Yellowknife nằm ở vùng lãnh thổ phía Tây Bắc Canada. Bức hình cho thấy những dải cực quang màu xanh như sắp xà xuống con đường nơi các phương tiện tấp nập qua lại.
Cực quang tuyệt đẹp trên những đỉnh núi ở Faskusfjoedur được nhìn thấy từ bờ biển phía đông Iceland.
Cực quang như xà xuống mái một ngôi nhà kiểu Nga ở Kenai, Alaska.
Khác hẳn với cực quang màu xanh là loại cực quang màu tím có thể khiến không ít người mê mẩn. Những quầng cực quang đặc biệt này cũng được nhìn thấy từ một khu vực gần Yellowknife, miền Tây Bắc Canada.
Cực quang như những đám mây mỏng phất phơ trên bầu trời tạo ra một cảnh quan hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng.
Cực quang trên lưới điện cao thế ở đường cao tốc Old Glenn, gần Butte, Alaska. Hiện trượng bão mặt trời có thể gây tác động trực tiếp tới hệ thống lưới điện khi nó đổ bộ xuống trái đất. Năm 1989, hơn 6 triệu người sống tại Canada đã phải chịu cảnh mất điện do ảnh hưởng của cơn bão từ xuống hệ thống lưới điện quốc gia.
Phần lớn cực quang đều được nhìn thấy trên bầu trời Alaska hoặc Canada, những khu vực gần Bắc Cực. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thiên văn, hai đầu cực là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng bão từ (bão mặt trời) đổ bộ.
Quang cảnh ở Abisko, khu vực Laplang, Thụy Điển. Màu trắng của tuyết, màu xanh của cực quang đã tạo lên một bức tranh đơn giản nhưng hùng vĩ.
Mật độ các hạt tích điện lao vào tầng khí quyển quyết định độ lớn nhỏ, dày mỏng của cực quang.
Chính vì lẽ đó, cực quang ở các khu vực gần 2 cực sẽ hoành tráng và hùng vĩ hơn rất nhiều.

Theo: Infonet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét