Pages

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Hai cuốn phim về cảnh sát người Việt

Cuốn phim số 1.
Tôi có dịp xem cuốn phim của Pháp nói về một cảnh sát người Việt thành danh bên Pháp để tri ân ông khi Nguyễn Văn Lộc – người được coi là cha đẻ của lực lượng Cảnh sát đặc biệt tinh nhuệ Pháp (GIPN) đã ra đi ở tuổi 75 .
Bố của ông quê Nam định và quê mẹ ở Hà nội nhưng ông sinh ra ở thành phố cảng Marseille miền nam nước Pháp. Bên cạnh vẻ sầm uất của nó, thành phố này còn là nơi hoành hành của các băng nhóm mafia địa phương khét tiếng . Nguyễn Văn Lộc gia nhập lực lượng cảnh sát Marseille đến năm 1972 ông được bổ nhiệm làm Cảnh sát trưởng quận 7 của thành phố Marseille. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Lộc, cảnh sát quận 7 đã đẩy lùi bọn tội phạm. Các băng nhóm buôn bán ma túy, trộm cướp bị truy quét mạnh mẽ. Nguyễn Văn Lộc đã trực tiếp tham gia hàng trăm vụ giải cứu con tin như vụ bắt cóc con tin tại sân bay Marignane cuối những năm 1970. Trong chiến dịch này, bằng sự thông minh, quả cảm, xử lý tình huống chính xác, Nguyễn Văn Lộc và các thành viên GIPN (lực lượng tinh nhuệ đặc biệt) đã giải thoát hàng trăm con tin khỏi tay bọn khủng bố. Khi thực hiện nhiệm vụ, Nguyễn Văn Lộc không chủ trương sử dụng ngay bạo lực mà ưu tiên các biện pháp hòa giải. Phương pháp của ông thường là đối thoại với bọn bắt cóc và khủng bố. Trong nhiều trường hợp, chính ông đã thay thế vào vị trí các con tin vô tội. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Văn Lộc, lực lượng GIPN không ngừng lớn mạnh và đã trở thành đơn vị huyền thoại của cảnh sát Pháp.

Cuốn phim số 2.
Ngày 7/3/2012 những tên mafia đội lốt Công an nhân dân đã phá đám cuộc vui của những người dân khi họ tổ chức một bữa tiệc chúc mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2012 cho các bà mẹ, những người vợ của họ ở nhà hàng Quốc Bảo Hà nội.
Để ngăn chặn cuộc vui ngay từ buổi đầu giờ chiều nay (7/3) công an đã đột ngột bắt Ts Nguyễn Xuân Diện, Bloger Nguyễn Tường Thụy và một số người đã tham gia biểu tình yêu nước năm 2011.
Dù không khí căng thẳng bao trùm nhà hàng nhưng mọi người vẫn đến dự kể cả các bậc cao niên: cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nguyên Đại sứ Việt nam tại Trung Hoa, cụ Lê Hiền Đức người được một tổ chức Quốc tế vinh danh về tinh thần tranh đấu chống tham nhũng ở Việt nam, các giáo sư, luật sư, nhà văn tên tuổi khác cũng đến dự.
Dù không dấu được vẻ căng thẳng và phẫn uất trước các hành động ngăn chặn, đe dọa hèn hạ của công an Thanh Trì, thị trấn Văn điển nhưng các bà mẹ, người vợ vẫn rất hạnh phúc với một tối vui bên người thân của mình.
Không thể để những người bạn bị công an bắt bớ bất chấp pháp luật, được các bà mẹ, người vợ động viên, mọi người kéo xuống cong an huyện Thanh trì đòi trả tự do cho Blogger Nguyễn Tường Thụy.
Mọi đòi hỏi tiếp xúc với chính quyền đều bị lạnh lùng từ chối. Bà con xóm phố kéo tới mỗi lúc một đông. Cảnh sát cơ động 113 được huy động tới để chuẩn bị chiến đấu với nhân dân. Chưa hết, các nhóm xã hội đen cũng được huy động đến để tham gia đàn áp khủng bố tinh thần bà con. Nhưng đã đến nước công an hành xử với dân kiểu này thì nhân dân thà chết cũng chấp nhận thôi. Nhiều người hô lên “Công an mang súng ra giết hết dân đi, sống thế này cũng như chết mà thôi. Giết hết chúng tao đi”.
.Cảnh sát 113 được huy động.
.Những tên mafia (áo đỏ, đầu trọc) cũng được tăng cường.
Nhiều giờ trôi qua nhưng công an huyện Thanh trì vẫn chưa trả tự do cho Blogger Nguyễn Tường Thụy. Vài người đã phóng xe máy về lấy chiếu, chăn màn để chuẩn bị ngủ đêm ngay trước cửa công an huyện Thanh trì để đấu tranh.
Có lẽ nhận thấy cảnh sát cơ động và đám mafia bặm trợn cũng không làm bà con hoảng sợ mà còn phấn khích hơn và tình hình phát triển tới mức không kiểm soát nổi, công an huyện Thanh trì buộc phải trả tự do cho Blogger Nguyễn Tường Thụy. Rất may là chưa có một vụ Đoàn Văn Vươn ở Thủ đô.

Blogger Nguyễn Tường Thụy được thả
Dân lập biên bản việc công an Thanh trì vi hiến
Có thể gia đình các nạn nhân sẽ chuẩn bị khởi kiện việc vi hiến, chà đạp thô bạo luật pháp nhà nước của công an huyện Thanh trì về vụ này.
Gây xúc động trái chiều trong đêm qua là hình ảnh gương mặt của một nhóm công an huyện Thanh trì đứng trong sân trụ sở mặt đầy hung khí nhìn dân như kẻ thù và một số công an viên khác cúi gằm mặt có lẽ vì xấu hổ khi đang phải khoác bộ cảnh phục công an nhân dân.
Cảnh sát các nước có nhiệm vụ trấn áp mafia tội phạm và họ đã làm đúng làm tốt việc đó xứng với đồng lương và được nhân dân kính trọng. Còn công an Việt nam hiện nay thì hành xử thế nào thì ai cũng rõ, dễ hiểu vì sao bây giờ dân thay vì gọi công an là chú, là anh nay toàn gọi là “thằng”.
Xem tấm gương hết lòng vì dân vì nhiệm vụ của cảnh sát Pháp Nguyễn Văn Lộc mà thèm.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét