Pages

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Đình công ‘đen’


Năm 2011 và đầu năm 2012, làn sóng đình công lan rộng tại các KCX-KCN do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên giảm phúc lợi và thiếu chăm lo cho đời sống công nhân. Nhưng, trong trong làn sóng đó, có không ít cuộc đình công được cho là do các “thế lực đen” trong và ngoài doanh nghiệp kích động, xúi giục.

Theo thống kê của Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.HCM (Hepza), năm 2011 là đỉnh điểm của đình công với số vụ tăng gấp đôi so với năm trước. Từ sau Tết Nguyên đán 2012 đến nay đã xảy ra 3 cuộc đình công.
CN nhiều nơi đang là nạn nhân của những vụ lôi kéo, ép buộc đình công. Ảnh: CN KCX Linh Trung 1 giờ tan tầm. Ảnh: T.Trang
Loạn công thần, bè cánhNguyên nhân chính vẫn là chế độ tiền lương và trợ cấp của công nhân (CN) bị cắt giảm do doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn. Theo thống kê, hiện chỉ có khoảng 60% DN thực hiện tăng lương lũy tiến theo thời gian cho CN. Số còn lại vẫn giữ lương cơ bản như giao kết ban đầu và chi trả phụ cấp thâm niên cho CN để né tiền bảo hiểm xã hội và các chế độ khác. Vì vậy, tại nhiều DN, có CN làm hàng chục năm, nhưng tiền lương cơ bản cũng chỉ ngang với CN mới vào làm, thậm chí có người còn thấp hơn. Do bị thiệt thòi, nhiều CN làm lâu năm thường lôi kéo, xúi giục, kích động đồng hương, đồng nghiệp ngừng việc. Và có rất nhiều cuộc ngừng việc tập thể với hình thức giống nhau.
Anh K., CN Công ty T.A, chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại khu chế xuất (KCX) Linh Trung 2, tâm sự: “Chủ DN sợ nhất là CN người Nghệ An, Hà Tĩnh làm lâu năm, vì họ có đông đảo lao động đồng hương sẵn sàng hưởng ứng nghỉ việc. DN thường phải cất nhắc cho họ những vị trí tốt hoặc điều đình theo các yêu sách để yên chuyện”. Còn anh D., công nhân người Hà Tĩnh của Công ty T.N tại Đồng Nai, thổ lộ: “Tổ mình gần 20 người toàn bạn bè, đồng hương với nhau. Hô một tiếng là nghỉ việc hết!”. D. cho biết trong công ty có hàng chục tổ như thế và sẵn sàng ngừng việc tập thể bất kỳ lúc nào nếu cần.
Theo giám đốc một văn phòng giới thiệu việc làm tại TP.HCM, chuyện DN kêu ca về CN người Hà Tĩnh, Nghệ An kéo bè cánh gây sức ép đã xảy ra nhiều năm qua. Đã từng có giải pháp phân nhỏ lao động cùng quê ra nhiều khu vực khác nhau nhưng không hiệu quả, vì lao động các tỉnh này thường xin việc một lúc nhiều người và chỉ muốn làm việc với nhau.
Không đình công là bị đánh
Nạn kích động, ép buộc ngừng việc tập thể lâu nay là một vấn nạn tại nhiều DN. Nếu như trước đây, những thành phần xấu bên ngoài xin vào làm CN các công ty để kích động hoặc lôi kéo ngừng việc thì nay biến tướng hơn. Đại diện một DN tại KCX Tân Thuận cho biết nhiều lần có một nhóm đối tượng đi xe ô-tô đến gặp trực tiếp lãnh đạo để “thương lượng”, nếu không sẽ tổ chức đình công và đập phá tài sản của công ty. Nếu DN không đồng ý, chúng lởn vởn và ép buộc CN ngừng việc đòi quyền lợi chung. Sau khi CN ngừng việc tập thể và chủ DN buộc phải tăng lương, trợ cấp, các đối tượng này thu tiền trực tiếp từng CN (thường là 10.000 đồng/người). CN nào không đồng ý lập tức bị đe dọa hoặc bị đánh, buộc phải nghỉ làm đi chỗ khác.
Vụ gần đây nhất, nhiều CN Công ty K.Đ ở huyện Hóc Môn, TP.HCM đã bị những kẻ lạ mặt dùng cây sắt tấn công trên đường tan ca trở về nhà trọ. Theo những CN này, trước đó họ đã không tham gia ngừng việc tập thể theo yêu cầu của một nhóm kích động, nên bị trả thù.
Không chỉ TP.HCM, tệ nạn đình công “đen” có ở Bình Dương, Đồng Nai. Tại Đồng Nai, công an tỉnh đã bắt giữ một số đối tượng manh động đi đến các công ty rải truyền đơn kêu gọi đình công. Còn tại Bình Dương, lực lượng chức năng cũng vừa bắt 4 đối tượng kích động, gây sức ép buộc các CN thuộc Công ty C.T tại KCN Sóng Thần 2 đình công.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TP.HCM, cho biết nạn kích động, ép buộc CN đình công tại các DN là cực kỳ manh động. Để đối phó có hiệu quả cần sự kết hợp của nhiều ban ngành. Trước hết, các DN cần phải phát huy vai trò của công đoàn cơ sở để chủ động dung hòa lợi ích giữa DN và người lao động, không tạo kẽ hở cho các đối tượng bên ngoài lợi dụng.

T.Trang – K.Giang

————————————————————————————————————————————————–

CSVN Chụp Mũ Thợ Đình Công, Tố Bị ‘Thế Lực Đen’ Kích Động

Vietbao – (03/02/2012)

SAIGON — Ban Quản Lý Các Khu Chế Xuất TP.SG bắt đầu chụp mũ rằng nhiều cuộc đình công không phải do công nhân thật tâm đòi quyền lợi, mà chỉ là do “thế lực đen” xúi giục.
Báo Đất Việt ghi nhận tìnhh hình này qua bản tin với nhan đề “Đình Công ‘Đen’” trong đó cho biết có hiện tượng, theo cáo buộc nào, nhiều công nhân không tham gia đìnhc ông là sẽ bị đánh.
Đặc biệt, là một cáo buộc rằng những người “tổ chức đình công” đã dàn dựng làm tiền kiểu hình sự: chủ doanh nghiệp không biết điều là bị “đình công và đập phá tài sản.”
Tuy nhiên, nhà nước tránh nói lên một sự thật rằng, với hành vi chụp mũ “tạo kẽ hở cho các đối tượng bên ngoài lợi dụng” — theo cách dùng chữ trong bản tin — nhà nước đang ép buộc công nhân phải gia nhập công đoàn nhà nươc, và như thế là sẽ bị kiểm soát chặt chẽ vì quyền lợi chủ các doanh nghiệp được bảo kê bởi công đoàn nhà nước.
Báo Đất Việt ghi nhận tình hình như sau, trích:
“Năm 2011 và đầu năm 2012, làn sóng đình công lan rộng tại các KCX-KCN do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên giảm phúc lợi và thiếu chăm lo cho đời sống công nhân. Nhưng, trong trong làn sóng đó, có không ít cuộc đình công được cho là do các “thế lực đen” trong và ngoài doanh nghiệp kích động, xúi giục.
Theo thống kê của Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP.SG (Hepza), năm 2011 là đỉnh điểm của đình công với số vụ tăng gấp đôi so với năm trước. Từ sau Tết Nguyên đán 2012 đến nay đã xảy ra 3 cuộc đình công.
Loạn công thần, bè cánh
Nguyên nhân chính vẫn là chế độ tiền lương và trợ cấp của công nhân (CN) bị cắt giảm do doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn…”
Bản tin cũng ghi nhận đồng hương của ông Hồ lúc nào cũng ‘có chuyện,’ theo cáo buộc sau:
“Anh K., CN Công ty T.A, chuyên sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại khu chế xuất (KCX) Linh Trung 2, tâm sự: “Chủ DN sợ nhất là CN người Nghệ An, Hà Tĩnh làm lâu năm, vì họ có đông đảo lao động đồng hương sẵn sàng hưởng ứng nghỉ việc. DN thường phải cất nhắc cho họ những vị trí tốt hoặc điều đình theo các yêu sách để yên chuyện”. Còn anh D., công nhân người Hà Tĩnh của Công ty T.N tại Đồng Nai, thổ lộ: “Tổ mình gần 20 người toàn bạn bè, đồng hương với nhau. Hô một tiếng là nghỉ việc hết!”. D. cho biết trong công ty có hàng chục tổ như thế và sẵn sàng ngừng việc tập thể bất kỳ lúc nào nếu cần…”
Chưa hết, Báo Đất Việt cũng viết về cáo buộc: Không đình công là bị đánh.
Bản tin viết:
“Nạn kích động, ép buộc ngừng việc tập thể lâu nay là một vấn nạn tại nhiều DN. Nếu như trước đây, những thành phần xấu bên ngoài xin vào làm CN các công ty để kích động hoặc lôi kéo ngừng việc thì nay biến tướng hơn. Đại diện một DN tại KCX Tân Thuận cho biết nhiều lần có một nhóm đối tượng đi xe ô-tô đến gặp trực tiếp lãnh đạo để “thương lượng”, nếu không sẽ tổ chức đình công và đập phá tài sản của công ty. Nếu DN không đồng ý, chúng lởn vởn và ép buộc CN ngừng việc đòi quyền lợi chung. Sau khi CN ngừng việc tập thể và chủ DN buộc phải tăng lương, trợ cấp, các đối tượng này thu tiền trực tiếp từng CN (thường là 10.000 đồng/người). CN nào không đồng ý lập tức bị đe dọa hoặc bị đánh, buộc phải nghỉ làm đi chỗ khác.
Vụ gần đây nhất, nhiều CN Công ty K.Đ ở huyện Hóc Môn, TP.SG đã bị những kẻ lạ mặt dùng cây sắt tấn công trên đường tan ca trở về nhà trọ. Theo những CN này, trước đó họ đã không tham gia ngừng việc tập thể theo yêu cầu của một nhóm kích động, nên bị trả thù.”
Không chỉ TP. Sài Gòn, báo này cũng nói, “tệ nạn đình công “đen” có ở Bình Dương, Đồng Nai. Tại Đồng Nai, công an tỉnh đã bắt giữ một số đối tượng manh động đi đến các công ty rải truyền đơn kêu gọi đình công. Còn tại Bình Dương, lực lượng chức năng cũng vừa bắt 4 đối tượng kích động, gây sức ép buộc các CN thuộc Công ty C.T tại KCN Sóng Thần 2 đình công.”
Đặc biết, nhà nước đòi hỏi rằng tất cả các công nhân hãy gia nhập công đoàn nhà nước.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TP.Sài Gòn, “cho biết nạn kích động, ép buộc CN đình công tại các DN là cực kỳ manh động. Để đối phó có hiệu quả cần sự kết hợp của nhiều ban ngành. Trước hết, các DN cần phải phát huy vai trò của công đoàn cơ sở để chủ động dung hòa lợi ích giữa DN và người lao động, không tạo kẽ hở cho các đối tượng bên ngoài lợi dụng.”
Có một vấn đề chưa được nêu rõ: như thế, công đoàn sẽ có nhiệm vụ kềm kẹp công nhân, chứ không phải bảo vệ quyền lợi công nhân? Và như thế, cũng là một cách tự thú, nhà nước CSVN đã cấu kết với chủ doanh nghiệp để bóc lột sức lao động của công nhân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét