Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Luật đất đai là sở hữu của toàn quan.

Đại Nghĩa-Góp gió (Danlambao) - Từ ngày đảng cộng sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh thành lập cho đến nay với chủ trương đấu tranh giai cấp, gây mâu thuẩn trong mọi tầng lớp nhân dân, vô sản chuyên chuyên chính, xóa bỏ tài sản cá nhân để trở thành của chung, trở thành cộng sản. Ước mơ cuộc sống thần tiên trên thiên đường Xã hội chủ nghĩa đã tan tành theo mây khói, một chế độ xã hội tư bản hoang đã đang hình thành tại cái đất
Nước Việt nam khốn khổ này tệ hại gấp mấy lần trước đây. Ngày nay tài sản của nhân dân cộng lại cho một nhóm lợi ích tư bản đỏ phun phí, xa hoa, ngược lại người dân đen sống cuộc đời kham khổ, ngay cả những người nông dân chân lắm tay bùn đã từng tham gia “cách mạng” trước đây mong có cuộc đổi đời ngày nay cũng cùng chung số phận. Giáo sư Tương Lai đã cay đắng than rằng:
“Nguy hại nhất là đất đai, nguồn sống bao đời và cũng là khát vọng bao đời của họ đang dần dà bị teo lại và có khi mất sạch. Mà đất đai, “quốc gia công thổ”, lại nằm trong tay nhà cầm quyền. Nhân danh nhà nước, nhân danh sở hữu toàn dân, họ tha hồ thao túng, mà nông dân thì chỉ còn ngậm đắng nuốt cay để trở lại với câu than thở cho thân phận người thấp cổ bé họng: “Trời sao trời ở không cân. Kẻ ăn không hết, người lần không ra”. (Đối Thoại online ngày 17-3-2012)
Ông Hoàng Kim ở tỉnh Đồng Tháp cũng chua xót viết bài “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân: xưởng sản xuất dân oan” để nói lên nỗi bức xúc của mình:
“Nói đất đai thuộc sở hữu toàn dân là nói tránh, nói đúng thì đất đai thuộc sở hữu nhà nước…Nhà nước Trung ương ở xa quá, nên đất đai thuộc sở hữu của nhà nước địa phương. Đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước địa phương, có nghĩa là đất đai thuộc sở hữu của ông chủ tịch tỉnh, ông chủ tịch huyện (gọi chung là sứ quân địa phương).

“Với quyền lập dự án tùy ý, không ai kiểm tra được; quyền ra quyết định thu hồi, nông dân không có quyền cưỡng lại; quyền bồi thường tùy thích hoặc không bồi thường, nông dân không có quyền mặc cả; quyền thành lập đoàn cưỡng chế gồm công an bộ đội để khống chế mọi ngăn trở bằng vũ lực…, mỗi ông lãnh đạo địa phương trở thành hung thần đối với đất đai của nông dân, trở thành sứ quân với Trung ương…

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là một qui định sản sinh ra dân oan, khiến cho khiếu nại về đất đai chiếm 70-80 khiếu kiện cả nước…

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân sẽ iến nông dân chất phác thành Đoàn Văn Vươn bạo động”. (Bauxite Việt Nam online ngày 26-2-2012)
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm thường trực văn phòng Quốc hội lên tiếng trên đài BBC nói rõ về hậu quả nghiêm trọng của luật đất đai đã gây nên tình trạng tham nhũng tràn lan nay cần phải nhanh chóng sửa đổi Hiến pháp.
“Theo luật sư, Việt Nam “lẽ ra phải chuyễn đổi” chế độ sở hữu và sở hữu đất đai từ năm 1986, khi nước này bắt đầu tiến hành đổi mới.

“Nay theo ông là lúc Việt Nam phải sửa lại Hiến Pháp, cải tổ chế độ một cách triệt để, chứ không nên “cải cách nửa vời”, đồng thời tiến hành “sửa sai toàn bộ” đối với tất cả oan sai, sai lầm về đất đai từ trước đến nay, cũng như cải tổ “thực lòng” công tác xử lý khiếu nại, khiếu kiện của người dân…

“Luật sư nói: “Lại có một quyền phủ lên bên trên làm cho năm quyền đó không có quyền nào cả. Đó là sở hữu nhà nước thuộc về toàn dân. Mà toàn dân là một thuật ngữ tù mù, không là gì cả. Nhưng sở hữu toàn dân này bây giờ lại thuộc về sở hữu của một nhóm người có chức, có quyền ở trong chế độ này, từ địa phương tới Trung ương. Mà cái đó cũng là nguyên nhân sâu xa của một chế độ tham nhũng tràn lan…” (BBC 12-2-2012)
Phóng viên Thanh Quang qua bài “Sở hữu toàn dân làm khổ toàn dân” thuật lại lời của một nông dân ở vùng đồng bằng Cữu Long và hai vị giáo sư khả kính bức xúc lên tiếng:
“Có những mảnh đất từ đời ông cố tới đời ông nội lưu truyền cho người ta làm, tại sao lại cứ gọi là sở hữu toàn dân?

“Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên-Môi trường thì sự không rõ ràng như vậy về quyền sở hữu đất đai trong nước hiện giờ là nguyên nhân dẫn đến nhiều tranh chấp đất đai; chính vì quy định “sở hữu toàn dân” nên nhà nước mới cho là có quyền thu hồi.

“Qua bài tựa đề “Đã đến lúc nhìn thẳng sự thật”, giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông học hàng đầu của Việt Nam, lưu ý rằng “Lý do mấu chốt nhất là khái niệm ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân’, mà mỗi người dân thoạt nghe đều rất khoái, nhưng suy ra thì không có mình trong cái ‘toàn dân’ ấy”. (RFA online ngày 3-3-2012)
Do ảnh hưởng tiêu cực của luật đất đai mà “kẻ xấu” đã lợi dụng nên thao túng mấy chục năm nay. Tình trạng quan tham tranh nhau cướp đất của nhân dân nay đã ra ngoài tầm kiểm soát và gần như vô phương giải quyết. Biết bao dân oan mang đơn khiếu kiện từ năm nầy đến tháng nọ, từ nơi nầy đến nơi khác vẫn không có nơi nào giải quyết. Những con sâu to trong bộ máy cầm quyền chưa ăn đạn của Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng hay chưa ăn dao của chàng thanh niên Nguyễn Văn Tưởng ở huyện Thăng Bình, Quảng Nam vừa mới đây nên chưa biết sợ. Người sống gần dân đã thấy được điều đó, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh kêu gọi “Sửa luật đất đai là cần gấp”.
“Hiến pháp và luật đất đai ghi: “đất đai là sở hữu toàn dân…”. Thực tế là không một người dân nào được sở hữu dù 1m2 đất, kể cả người có ruộng đất do tổ tiên, ông cha để lại cũng bị tước mất quyền sở hữu. Rốt cục là quyền về đất đai chỉ do các cấp chính quyền “nhân danh Nhà nước” nắm và thao túng. Vì thế đã phát sinh biết bao nhiêu tệ hại và tiêu cực…

“Có những quan có nhiều nhà đất nơi này, nơi kia, chỗ thì đứng tên anh vợ,chỗ thì đứng tên em, chỗ lại đứng tên bà chị họ, v.v…Nếu cứ theo lương thì người có chức quyền cao hất cũng không mua được nhà, đất…

“Do chính quyền nhân danh Nhà nước được quyền thao túng đất đai, gây bất công, uất ức cho người ddân, bất công, uất ức tích lũy đến một ngày nào đó bùng nổ khắp nơi, hậu quả sẽ khôn lường. Đất đai cũng là môi trường cho những người nắm quyền tham nhũng, làm mất lòng tin của dân đối với đảng và chính phủ…

“Sửa điều “đất đai là sở hữu toàn dân” trong Hiến pháp và luật đất đai để công dân được quyền tư hữu ruộng đất và hạn chế bớt tham nhũng, tiêu cực, là một việc làm nên sớm được thực hiện”. (Bauxite Việt Nam online ngày 8-3-2012)
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu là người ưu tư nhất, ông đã cảm thấy “Hãi hùng ‘sở hữu toàn dân” và ông đã mạnh dạn lên tiến phê phán cái luật đất đai quái ác này do đảng CSVN độc quyền đẻ ra qua sự hợp thức hóa của quốc hội tay sai trong vì đó có 90% đại biểu là đảng viên cộng sản.

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” ư? Toàn dân là một khái niệm chung chung, mơ hồ, chẳng ai là cụ thể, ai đang có quyền thì chiếm chỗ ấy. Sự thể ra sao thì vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng –Hải Phòng đủ nói lên tất cả.

“Đất đai là miếng mồi ngon nhất, lớn nhất. Trong một cơ chế độc quyền lãnh đạo, kẻ nào độc quyền lãnh đạo ắt thèm rỏ dãi, ắt dung tổ chức công khai, dùng con dấu để “cướp ngày, cướp cạn” (chữ của bác Lê Hiền Đức). Dân bị cướp khắp nơi, kêu trời không thấu. Kiện chỉ là kiện củ khoai vì từ dưới lên trên cùng một duộc. Đó là một “lỗi hệ thống”…

“Chính cái cơ chế “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” là nhân tố mở đường, là cái khiên che, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mọi đám “cướp ngày”, nó cần được hủy bỏ. Việc duy trì điều luật này không còn là sai lầm về nhận thức mà là một tội phạm có ý thức, nó cần được hủy bỏ.

“Điều luật này là điều béo bở cho các quan, nhưng là nỗi hãi hùng cho Dân, nó biến cái CHUNG mạo danh Nhân dân thành cái RIÊNG của các quan, sở hữu “toàn dân” biến thành sở hữu “toàn quan”, nó cần được hủy bỏ”. (Bauxite Việt Nam online ngày 20-2-2012)
Nhiều nhà cách mạng lão thành đã biết được hậu quả tiêu cực của luật đất đai nên đã đề nghị sửa đổi từ lâu nhưng nó đã thành bệnh ung thư khó chửa nên kéo dài cho đến ngày nay và mỗi ngày càng trầm trọng thêm. Đất đai của nông dân thì lấy chia tứ tán hết rồi, giờ đây có muốn trả lại cũng chẵng còn bao nhiêu, do đó mà cứ nhùng nhằn mãi, địa phương đổ thừa trung ương, trung ương đổ thừa địa phương. Ngày nay thì đất đai một số lớn đang nằm trong tay bọn cướp ngày, nếu không giải quyết cho ổn thỏa trước khi sửa thì vô hình trung hợp thức hóa chủ quyền (cấp sổ đỏ) cho bọn địa chủ đỏ được làm chủ họp pháp, vĩnh viễn và người nông dân cũng sẽ mất đất một cách oan ức, “hợp pháp” và vĩnh viễn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét