Pages

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2012

Nhà thương hay nhà tù?

Phạm Quế Dương

Theo:danluan

“… bao nhiêu tiền đóng thuế của nông dân, tiền bán tài nguyên, dầu khí, tiền anh chị em công nhân đi bán sức lạo đông ở nước ngoài gửi về…, đồng thì rơi vào túi các quan tham…”
Nhà báo Phan Lợi kể rằng: “Tương tự như một số vị bộ trưởng mới nhậm chức, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vừa có chuyến “vi hành” tại TP.HCM về tình trạng quá tải tại các bệnh viện và thái độ được mô tả của bà là… không khỏi “choáng”!
Đúng là không choáng sao được khi thấy bệnh nhân tại Bệnh Viện (BV) Ung bướu lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đón mình. Và cũng không quá tải sao được khi số giường thực kê của BV chỉ có 631 giường nhưng số bệnh nhân điều trị nội trú tới… 1.807 người và số ngoại trú 9.510 người!”.

Cái hình ảnh bệnh nhân lóp ngóp bò từ gầm giường ra chào đón bà Bộ trưởng Y tế thật ấn tượng. Tôi cũng từng chứng kiến một bà nguyên Chánh Văn phòng Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lóp ngóp bò từ gầm giường bệnh nhân ra chào tôi. Người bệnh là tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang – chồng bà. Năm ấy ông Giang phải vào bệnh viện mổ tiền liệt tuyến. Ông Giang có tiêu chuẩn bệnh viện Việt Xô nhưng vì sợ người ta ám hại nên ông phải bí mật trốn sang bệnh viện Việt Đức, cậy nhờ người thân quen là bác sỹ đầu ngành Bửu Triều.
Nhân đây xin trích một đoạn trong bài “Bệnh viện gãy giường vì quá tải” của nhà báo Quang Duy để thấy được phần nào thảm cảnh của bệnh nhân và của người đi chăm nuôi bệnh nhân ở nước ta:
8 – 10 người bệnh cùng ngồi truyền hóa chất trên một chiếc giường bệnh, đó đã là chuyện ngày thường ở Bệnh viện Ung bướu TƯ (K) cơ sở 1.
Buồng bệnh chưa đầy 20m2 nhưng luôn tải tới 30 người bệnh. Người trẻ, nam giới nhường người già, phụ nữ chỗ ngồi trên giường bệnh, ra ngồi hành lang mà truyền. Bất cứ chốt cửa, tay cài nào cũng thành chỗ móc để họ treo dây truyền.
Ngày 1/2, bà Hà Thị Cẩm (ở Thanh Trì, Hà Nội) lên BV K truyền hóa chất đợt thứ 5 sau khi phát hiện bị ung thư (UT) vú tháng 9.2011. Ngồi cùng giường với bà còn 5 bệnh nhân khác. Bốn giường khác trong buồng bệnh cũng đều đều quân số 5 – 6 người/giường. Căn phòng vẻn vẹn chưa đầy 20m2 vốn thiết kế chỉ cho 4 bệnh nhân, hôm nay tải tới 25 người bệnh.
Bà Cẩm đính chính với chúng tôi: “Còn vài bệnh nhân nữa phải ngồi ngoài hành lang. Âm lịch, hôm nay mới chỉ là ngày mùng 10 tết. Tâm lý nhiều người bệnh muốn qua rằm tháng giêng rồi mới lên BV nên ở đây còn vắng. Ai ở đây cũng vậy, truyền hóa chất mệt đến mấy cũng là ngồi chứ không ai được nằm giường, đều phải chia sẻ chỗ ngồi ấy cho 5 – 7 người khác. Ngày thường, ở đây mỗi giường bệnh cõng 8 người là bình thường. Muốn duỗi chân cũng không dễ”.
Không chỉ người bệnh, mà y-bác sĩ cũng bức xúc về quá tải. Y tá Tạ Thị Hồng – khoa Nội 1 – cho biết: “Hai tháng trước, giường bệnh cuối cùng ở buồng bệnh 1 đã gãy, lúc đó có 10 bệnh nhân ngồi trên đó. Đến nay, giường vẫn chưa được sửa, nên tạm thời chỉ để 4 người ngồi trên đó”.
Đã gần 11g trưa mà hành lang khoa Nội 1 vẫn đông như… trẩy hội, chỉ có điều hầu như ai nấy cũng đều mệt mỏi, bơ phờ. Chúng tôi bước len qua lối đi một cách rất giữ ý, để tránh chạm người bệnh đang nằm giường xếp hay ngồi với cây truyền dịch bên tay. Bà Nguyễn Thị Hải (ở Lạch Tray, Hải Phòng) cũng đã truyền hóa chất 5 đợt. Những lần truyền ngoài giờ, bà vào đây từ 4h30 sáng để chờ được truyền từ 5h sáng. Lần thì chờ đến 1h đêm mới truyền xong. Ngồi ở hành lang, người ra vào, có lần bà không cố định được kim truyền nên chệch ven, phải tiêm thuốc chống thối thịt, hoại tử tay”.
Vì sao đến nông nỗi ấy? Vì bao nhiêu tiền đóng thuế của nông dân, tiền bán tài nguyên, dầu khí, tiền anh chị em công nhân đi bán sức lạo đông ở nước ngoài gửi về…, đồng thì rơi vào túi các quan tham, đồng thì dốc ra xây công sở thật hoành tráng cho Đảng, cho Nhà nước…, mua ôtô xịn hảo hạng cho các quan đi làm… và đi lễ chùa cầu thăng tiến, tài lộc.
Theo tin từ Bộ Y tế, Việt Nam nằm trong danh sách 33 quốc gia có tỷ lệ giường bệnh thấp nhất trên thế giới,
Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng Hai
Phạm Quế Dương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét