Sáng thứ hai, 05/3/2012 có khoảng 3.000 đại biểu quốc hội của chính quyền cs Tàu từ khắp miền đất nước chẩy hội về Bắc Kinh. Truyền hình nhà nước đưa tin và kèm hình ảnh ấn tượng muôn màu sắc tươi tắn của các đại biểu và của các sắc dân như Môngôlai, Tibet, Uiguren… Tất cả có 56 sắc dân đang sống tại lục điạ Tầu, nhà nước cộng sản thích cho đăng các hình ảnh này nhằm đánh bóng về sự hợp nhất hòa bình giữa các sắc dân và cũng là sức mạnh của Tầu hiện tại.
Nếu biết cặn kẽ những chia rẽ sâu sắc trong đời sống của dân Tầu thì họ chưa có hòa bình thực sự. Tại tỉnh Tứ Xuyên từ tháng 3 năm 2011 các vị tăng ni Phật Giáo người Tibet thường xuyên tự thiêu chống đối. Cho đến nay đã có 20 vụ tự thiêu. Lực lượng an ninh tuần tra lúc nào cũng có sẵn các dụng cụ chữa cháy bên mình và họ đang kiểm soát gắt gao các tu viện của người Tibet. Mới đây, hôm chủ nhật, 4/3 lại thêm một vụ người mẹ của 4 đứa con và một nữ học đã tự thiêu trong phố Aba, phía tây nam của tỉnh Tứ Xuyên đã làm cho ý nghĩa ngày họp Quốc Hội lần này lu mờ. Tại miền Tây của Tầu thuộc tỉnh Tân Cương trong phần cư trú của người Đạo Hồi luôn có những cuộc nổi dậy chống đối. Mới tuần trước tại đây đã có 20 người thiệt mạng do đụng độ kịch liệt với cảnh sát.
Đảng cộng sản Tầu cho rằng những người chống đối như thế là những “phần tử nổi loạn” và phải tiêu diệt. Bên cạnh đó những cuộc biểu tình của người dân lan rộng khắp nơi, nhất là từ những người nông dân. Theo nguồn tin quốc tế cho biết trong năm có khoảng 180.000 cuộc biểu tình tự phát chống đối chính quyền, mỗi ngày tính ra khoảng 500 vụ xuống đường. Nhiều lý do dẫn đến sự chống đối như: tham quan cướp đất, phá hủy môi trường, thiệu nợ công nhân, cảnh sát đàn áp… Vào cuối năm 2011 cả làng Ô Khảm, thuộc miền nam tỉnh Quảng Đông, nổi dậy chống đối tất cả quan lại ở đấy. Những người nông dân chiếm cứ cơ quan hành chính và tống cổ bọn tham quan ra ngoài. Lòng căm phẫn của người dân lên cao độ đến nỗi làm cho chính quyền lo sợ và phải chấp nhận giải pháp cho người dân tự bỏ phiếu chọn ra người cầm quyền tại địa phương, một cách giải quyết theo nguyên tắc dân chủ này chưa bao giờ xảy ra tại Tầu.
Người dân đã mất niềm tin vào chính quyền. Ngân hàng thế giới cảnh cáo. Các nhà kinh tế của Mỹ cho biết điểm cao kinh kế của Tầu đã đạt đến. Đây là thời gian cs Tầu phải cải tổ lại nền kinh tế: thân thiện với môi trường, mậu dịch phải tự do lành mạnh, tham nhũng phải diệt trừ, người dân cần phải có tự do về báo chí để vạch ra các tham quan trong đảng cs Tầu.
Chính quyền cs Tầu không nhân nhượng với người đối kháng, các bản án vào cuối năm 2011 cho ông Trần Tây (Chen Xi) với sự kết án “lật đổ chính quyền và phạt tù giam 10 năm”. Ông Trần Vệ (Chen Wei) bị kết án 9 năm tù giam với cùng tội danh như thế. Được đánh động từ cuộc cách mạng ở Trung Đông ông Trần Tây kêu gọi tự do ngôn luận và cải cách hệ thống độc đảng của cs Tầu trên các diễn đàn Internet. Ông cũng là sinh viên đồng hành với người đoạt giải Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba và tham gia phong trào biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Thế giới tự do lên án sự đàn áp và bỏ tù các nhà đối kháng này và tố giác chính quyền cs Tầu vi phạm tự do ngôn luận.
Nhà nước cs Tầu cùng lúc xiết chặt thêm phương tiện thông tin trên mạng bằng 3 điều luật. Khoảng 300 triệu người luôn theo dõi tin tức hằng ngày từ trang tin tức Weibo phải đăng ký với số chứng minh nhân dân. Ngoài ra mỗi tuần trên kênh truyền hình quốc gia chỉ được chiếu 38 chương trình chọn lọc. Những giờ còn lại đài truyền hình chỉ tuyên truyền về các tin tức thành công của đảng cs Tầu. Từ giữa tháng 2 các đài truyền hình ngoại quốc không còn được truyền đi tại Tầu.
Sáng 5/3, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã chủ trì khai mạc kỳ họp thứ 5 Đại biểu Quốc hội khóa XI tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. 3.000 đại biểu biết rằng sự tăng trưởng mạnh trong những năm vừa qua chính là hướng đi tốt cho đảng cs Tầu. Lần này nhiều vị do dự tìm cách gìn giữ sự tăng trưởng và có nên cải cách guồng máy. Hai mẫu cải cách đang được bản thảo trong hiện tại. Tờ báo Kinh Tế (Economist) tóm gọn cuộc tranh luận bằng hàng chữ như sau: Trùng Khánh đối đầu Quảng Đông.
Vi sao? Vị chủ tịch của miền nam giàu có của Quảng Đông, ông Wang Yang và người đồng nhiệm từ Trùng Khánh, ông Bo Xilai đưa ra các phương cách giải quyết khác nhau. Bo Xilai dùng phương pháp tuyên truyền và đánh bóng đảng cs Tầu. Tại thành phố triệu dân của Trùng Khánh ông Bo Xilai cho treo rợp cờ đỏ. Người dân Trùng Khánh phải học lại bài hát của chủ tịch Mao Trạch Đông: “Phương đông là màu đỏ”. Người đối lập, ông Wang Yang cho rằng sự cải cách của Tầu phải đến từ các tầng lớp xã hội. Ông chấp nhận cải cách hành chánh giảm trừ nhân viên trong bộ máy chính quyền. Từ năm 1978 ông Đặng Tiểu Bình dựa vào Hồng kông để cải cách kinh tế mở rộng thị trường và là phần đất kề bên Quảng Đông vì thế vùng này luôn là đội ngũ tiên phong đi đầu về gia tăng kinh tế. Tại Quảng Đông người dân hưởng tự do báo chí nhiều nhất, tại đây là vùng phồn vinh nhất của Tầu và cũng là vùng thí nghiệm kinh tế, khi đạt được thành quả sẽ mang mẫu hàng này đến các vùng khác triển khai.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã thú nhận sự tụt lùi kinh tế hiện tại và phải hạ mục tiêu tăng trưởng được đề ra ở mức 7,5% thay vì 8% như những năm vừa qua. Lạm phát của năm 2011 tăng lên 5,4% hơn chỉ tiêu ở mức 4% đã đặt ra. Thực phẩm vẫn là mặt hàng tăng giá nhiều nhất. “Kinh tế Trung Quốc đang phải đương đầu với những vấn đề mới. Có nhiều áp lực đối với tăng trưởng kinh tế. Giá cả vẫn đắt đỏ. Những quy định cho thị trường nhà đất đang ở giai đoạn tối quan trọng”, ông Ôn Gia Bảo phát biểu.
Về an ninh và ngân sách quốc phòng thì cs Tầu lại rộng tay vung vãi tăng lên 11,2% với số tiền kỷ lục 100 tỷ Đôla Mỹ. Tình hình tranh chấp Biển Đông là động lực làm cho Tầu đổ tiền vào dành thế thượng phong đối với các nước láng giềng. Ông Bảo không che dấu tham vọng của cs Tầu: “Chúng ta sẽ tăng cường khả năng của các lực lượng vũ trang để đáp ứng được với hàng loạt nhiệm vụ lớn của quân đội, mà điều quan trọng nhất là giành chiến thắng trong các cuộc chiến địa phương dưới điều kiện của kỷ nguyên thông tin”.
Báo cáo của thủ tướng Ôn Gia Bảo tại quốc hội cũng là dịp đang chuẩn bị việc chuyển giao người lãnh đạo tại Đại hội đảng cộng sản Tầu lần thứ XVIII sẽ được diễn ra vào tháng 10/2012. Người kế vị đã được chọn là ông Tập Cận Bình, đang giữ chức vụ phó chủ tịch và cũng vừa thăm Mỹ và Âu Châu trở về trong thành công. Giới ngoại giao quốc tế nhận định: “Tập Cận Bình phải nhanh chóng cải cách những gì Ôn Gia Bảo đã không làm được”. Nếu ông Bình không noi theo đường hướng thành công về kinh kế của Quảng Đông mà chỉ dựa vào màu đỏ của lá quốc kỳ (tại Trùng Khánh) thì quả là trái bom nổ chậm trong lục địa của Tầu sẽ được châm ngòi trong nay mai.
Kỳ họp thứ 5 Đại biểu Quốc hội khóa XI của cs Tầu sẽ bế mạc vào ngày 14/3/2012.
Hà Long
VietCatholic
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét