Ông Lữ Phương
Lữ Phương (Nhà nghiên cứu Marxist)
Bài viết nguyên gốc với tựa đề “Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài,” phản biện quan điểm của nhà văn nữ trong một bài viết của bà gửi cho BBC từ Berlin tham gia cuộc thảo luận về trí thức Việt Nam trên bbcvietnamese.com
“Về một bài viết‘
Đó là bài “Bấm Sự lạc quan vô tận”, xuất hiện trên BBC ngày 17.1.2012. Bà Phạm Thị Hoài, đang ở Đức, tác giả bài này, viết về một nhà hoạt động văn hoá, xã hội nổi tiếng trong nước hiện nay là ông Chu Hảo, và qua ông Chu Hảo, bà Hoài nhận ra tính chất mẫu mực của một lớp trí thức gọi là “đối lập trung thành” mà bản chất vẫn gắn liền với hệ thống chính trị tư tưởng bấy lâu nay mệnh danh là “chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam. Bà Hoài cho rằng trong khi thực tế chỉ ra rằng hệ thống này đã trở nên bất lực và lỗi thời, thay vì thoát ra ngoài để phủ nhận từ nền móng, những nhà “đối lập” nói trên vẫn ôm ấp thứ chủ nghĩa xã hội ấy như một lý tưởng, căn cứ vào đó phản biện một số sai lầm trong thực tế lãnh đạo của Đảng cộng sản, với hy vọng cải tạo hệ thống để cứu nó khỏi sự sụp đổ.
Nhiều người làm công việc này trước đây đã bị chế độ thanh trừng nhưng hiện nay có vẻ như những người kế tục đang trở nên có giá. Họ được Đảng để cho công khai ăn nói thoải mái (kể cả lên tiếng nơi những phương tiện truyền thông bị xem là “thù địch”) chỉ có điều là ý kiến của họ thường không được Đảng quan tâm trả lời đàng hoàng. Bà Hoài vẫn tỏ vẻ kính trọng họ, có ý cho rằng vị trí của họ cao hơn nhiều lần loại người cũng thoát khỏi guồng máy như họ nhưng lại thiếu hẳn nhân cách để lên mặt dè bỉu họ. Những trí thức này cũng nhận những “mạt sát bạt mạng từ những người hùng Việt kiều ẩn danh trên mạng” nhưng bà Hoài cho rằng việc đó có thể bỏ qua, có lẽ vì không đáng để họ quan tâm.
Tuy thế, một thái độ “đối lập” trí thức như vậy lại được bà Hoài cho là có tính chất nước đôi, nghịch lý: “vừa cổ vũ cho tự do tư tưởng, vừa biện minh cho sự cần thiết của chiếc gông tròng vào cổ trí thức Việt Nam và đè nặng lên họ”, chỉ vì sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức (qua phát ngôn của ông Chu Hảo) vẫn còn được duy trì. Do vậy mà xét đến cùng thì điều đó chỉ mang đến cho cuộc sống tinh thần nhiều tệ hại: vẫn ảo tưởng về khả năng lãnh đạo của Đảng đối với trí thức do đó cũng còn tin rằng Đảng vẫn còn khả năng nghe theo những đề nghị của trí thức để thay đổi. Một cách khách quan bà Hoài cho rằng những phản biện như vậy chỉ mang ý nghĩa một cuộc giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị xấu xí, già nua để “giúp nó tồn tại mĩ miều hơn”.
Nguyên nhân của cung cách suy tưởng này được bà Hoài quy về sự nhồi sọ của hệ thống toàn trị của Đảng: hệ thống này “đã biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, ‘sự lãnh đạo của Đảng’ đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết, trong cả những tình huống không phù hợp nhất”. Nói cách khác, tuy có mục đích phê phán đường lối của Đảng nhưng những trí thức “đi theo Đảng” đó mãi mãi vẫn không thoát khỏi sợi dây trói buộc về các công thức tư duy mòn sáo của Đảng. Bà Hoài cho rằng thái độ phù hợp hiện nay không phải chỉ thoát ra khỏi bộ máy để phản biện mà là rời bỏ cả hệ thống để tìm đến một thứ đối lập khác, có ích và cần thiết hơn.
Ông Lữ Phương nhắc lại quan điểm của bà Phạm Thị Hoài cho rằng một bộ phận trí thức ở trong nước hiện nay là những người “phản biện trung thành.”
Nguồn gốc thuật ngữ
Khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” để chỉ thị xu hướng phản biện trên đây, chắc hẳn bà Hoài đã có tham khảo và lấy nguồn cảm hứng từ một tác giả viết về đề tài này, cách đây 6 năm (2006), đó là Zachary Abuza với bài “Bấm Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents”, trong bài viết này học giả người Mỹ nói trên đã nhắc đến khái niệm “đối lập trung thành” để nghiên cứu sự chuyển động chính trị ở Việt Nam sau thời kỳ “đổi mới”, trong đó nhiều khuôn mặt trí thức tiêu biểu đã được phân tích để chỉ ra những phần tích cực lẫn giới hạn của họ. Các thuộc tính khác nhau trong phân tích nói trên cũng có thể tìm thấy trong bài viết của bà Hoài.
Tuy vậy vẫn có điều khác là những mặt tích cực và giới hạn trong công trình của Abuza nếu được trình bày một cách khách quan, theo ngôn ngữ của một văn bản nghiên cứu thì trong bài của bà Hoài những mặt giới hạn và tiêu cực lại được chú trọng để phê phán nhiều hơn, hơn nữa sự phê phán ấy lại được làm nổi bật và gây được ấn tượng nhiều hơn vì được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ cường điệu, cảm tính rất quen thuộc của một tác giả từng nổi tiếng về viết tiểu thuyết. Ở đây các nguyên nhân khách quan, lịch sử tạo nên hiện tượng cần nêu ra để lý giải đã không được nói đến mà lại được quy giản thành những huyễn hoặc tâm lý có tính chất chuyển giao thế hệ của những con người cấu thành hiện tượng.
Cách lập luận của tác giả vì vậy có nhiều điều không thuận lý lắm. Đáng chú ý hơn hết là cái cách tác giả dựa vào những phát biểu cụ thể của ông Chu Hảo khái quát cho toàn bộ xu hướng mệnh danh là “đối lập trung thành” để giảng giải, bàn luận. Trong khi đó thì thực tế cho chúng ta biết nếu có ai đó tin tưởng thành khẩn vào điều mình trình bày (giống như cách trình bày của ông Chu Hảo) thì cũng có không ít người (trong đó không loại trừ cả bản thân ông Chu Hảo) chỉ coi kiểu diễn ngôn đó, vừa như một thủ thuật để tự bảo vệ, vừa là một cách thức thích hợp để tác động vào chính guồng máy mà họ đang phải sống chung. Trong hoàn cảnh này không ít tác giả đã coi việc đề cao vai trò của Đảng như một thủ tục để lồng vào đó nhiều điều mà nếu bùi tai nghe theo, Đảng sẽ không còn là cộng sản nữa! Thử đọc Nguyễn Trung hoặc nghe Nguyễn Văn An mà xem!
Xét cho cùng, thì tất cả đều chỉ là cuộc đánh vật về những khái niệm, và do bà Hoài quá tin vào chữ nghĩa nên bà đã bị lừa về mặt chữ nghĩa để khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” bà đã đương nhiên khẳng định sự tồn tại của thực tại đó trong đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam. Như vậy là có nhiều điều không giống với Abuza: nếu trong bài viết của mình, tác giả này chỉ coi “đối lập trung thành” như là khả năng có thể hình thành trong tương lai từ những hoạt động bất đồng chính kiến có giới hạn hiện nay, thì qua sự biện giải trong bài viết của bà Hoài, “đối lập trung thành” đã được khẳng định như một tồn tại minh nhiên, hiện thực. Khẳng định này thiếu sự chính danh nghiêm nhặt, vì trong sự diễn đạt của bà Hoài, việc xác nhận khái niệm nói trên chỉ được coi như một tu từ ở đó sự “trung thành” đã mang ý nghĩa tiêu cực của một thái độ chính trị cần phê phán.
Thật sự thì khái niệm “đối lập trung thành” đã có nguồn gốc từ nghị viện nước Anh quân chủ vào thế kỷ 19: “đối lập” ở đây là đối lập với đảng đa số đang cầm quyền, còn “trung thành” ở đây là trung thành với vị Vua đang trị vì, cho nên tên gọi đầy đủ của khái niệm là “Her (or His) Majesty’s Most Loyal Opposition” (còn được gọi là “The Official Opposition”). Nội dung này về sau đã được khái quát hoá thành một khái niệm chính trị có tính chất định chế trong các nước theo thể chế dân chủ đa đảng: các đảng thiếu số có quyên tồn tại và được luật pháp bảo vệ để tham gia nghị trường với tư cách đối lập với đảng đương quyền, qua sự phản biện các chính sách đang thực hiện, đưa ra đường lối mới hy vọng thay thế đảng đương quyền trong kỳ bầu cử sắp tới. Trung thành bây giờ không phải trung thành với bất cứ thực thể cụ thể nào mà là với những nguyên lý tạo nền cho một thể chế dân chủ đích thực.
‘Không thể tồn tại’
Thực thể gọi là “đối lập trung thành” với nội dung nói trên hiển nhiên không thể nào tồn tại được trong chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực”. Nó hoàn toàn không thể tồn tại vì cái xã hội công dân tạo nền cho các hoạt động của các lực lượng “đối lập” mang cùng tính chất đã không được thừa nhận theo lý luận chuyên chính gọi là “vô sản” của Đảng. Tất cả mọi hoạt động xã hội đều phải do Đảng nắm chặt bằng Nhà nước cùng với hệ thống chính trị đặt nền trên đường lối chuyên chính đó. Cho rằng chủ trương này là do K. Marx đẻ ra là không thoả đáng: trong xã hội cộng sản lý thuyết do triết gia này đề xuất, nhà nước sẽ dần dà bị xã hội công dân nuốt chửng rồi sau đó nhường bước cho sự ra đời một nhân loại phổ biến chứ không thể là ngược lại như trong chế độ “chủ nghĩa xã hội hiện thực”: sau khi triệt tiêu xã hội công dân rồi nhà nước trở thành tuyệt đối và vĩnh viễn.
Cần lưu ý là trong một chế độ “toàn trị ” mang danh chủ nghĩa xã hội đó, hiện tượng người ta thường gọi là “bất đồng chính kiến” vẫn tồn tại qua mọi thăng trầm. Nhìn vào lịch sử các chế độ cộng sản thực tế hiện tượng này rất đễ dàng nhận ra, dưới nhiều hình thức và danh nghĩa, hầu hết đều diễn ra hết sức bạo liệt . Dù vậy, để duy tính cách mạng cho phê phán và tranh đấu, người ta không thể nhân danh một cái gì đó bên ngoài thứ lý luận gọi là “vận dụng học thuyết Marx-Lenin”, căn cứ vào đó phê phán những chủ trương bị xem là sai lầm trong sự vận dụng của Đảng vào việc “xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Và hiển nhiên sự phê phán ấy đã không thể trở thành cương lĩnh của một lực lượng có tổ chức công khai được thừa nhận là “đối lập trung thành” trong một chế độ có tham vọng kiểm soát con người từ đầu cho đến chân.
“Do bà Hoài quá tin vào chữ nghĩa nên bà đã bị lừa về mặt chữ nghĩa để khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” bà đã đương nhiên khẳng định sự tồn tại của thực tại đó trong đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam” – Lữ PhươngTiếp tục cuộc thảo luận về chủ đề trí thức Việt Nam, vai trò phản biện và sự lãnh đạo của Đảng, được sự đồng ý của tác giả, nhà nghiên cứu lý luận độc lập trong nước, Lữ Phương, BBC trân trọng giới thiệu một bài viết gần đây của ông đã được công bố trên mạng trong những tháng đầu năm nay.
Bài viết nguyên gốc với tựa đề “Về một bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài,” phản biện quan điểm của nhà văn nữ trong một bài viết của bà gửi cho BBC từ Berlin tham gia cuộc thảo luận về trí thức Việt Nam trên bbcvietnamese.com
“Về một bài viết‘
Đó là bài “Bấm Sự lạc quan vô tận”, xuất hiện trên BBC ngày 17.1.2012. Bà Phạm Thị Hoài, đang ở Đức, tác giả bài này, viết về một nhà hoạt động văn hoá, xã hội nổi tiếng trong nước hiện nay là ông Chu Hảo, và qua ông Chu Hảo, bà Hoài nhận ra tính chất mẫu mực của một lớp trí thức gọi là “đối lập trung thành” mà bản chất vẫn gắn liền với hệ thống chính trị tư tưởng bấy lâu nay mệnh danh là “chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam. Bà Hoài cho rằng trong khi thực tế chỉ ra rằng hệ thống này đã trở nên bất lực và lỗi thời, thay vì thoát ra ngoài để phủ nhận từ nền móng, những nhà “đối lập” nói trên vẫn ôm ấp thứ chủ nghĩa xã hội ấy như một lý tưởng, căn cứ vào đó phản biện một số sai lầm trong thực tế lãnh đạo của Đảng cộng sản, với hy vọng cải tạo hệ thống để cứu nó khỏi sự sụp đổ.
Nhiều người làm công việc này trước đây đã bị chế độ thanh trừng nhưng hiện nay có vẻ như những người kế tục đang trở nên có giá. Họ được Đảng để cho công khai ăn nói thoải mái (kể cả lên tiếng nơi những phương tiện truyền thông bị xem là “thù địch”) chỉ có điều là ý kiến của họ thường không được Đảng quan tâm trả lời đàng hoàng. Bà Hoài vẫn tỏ vẻ kính trọng họ, có ý cho rằng vị trí của họ cao hơn nhiều lần loại người cũng thoát khỏi guồng máy như họ nhưng lại thiếu hẳn nhân cách để lên mặt dè bỉu họ. Những trí thức này cũng nhận những “mạt sát bạt mạng từ những người hùng Việt kiều ẩn danh trên mạng” nhưng bà Hoài cho rằng việc đó có thể bỏ qua, có lẽ vì không đáng để họ quan tâm.
Tuy thế, một thái độ “đối lập” trí thức như vậy lại được bà Hoài cho là có tính chất nước đôi, nghịch lý: “vừa cổ vũ cho tự do tư tưởng, vừa biện minh cho sự cần thiết của chiếc gông tròng vào cổ trí thức Việt Nam và đè nặng lên họ”, chỉ vì sự lãnh đạo của Đảng đối với trí thức (qua phát ngôn của ông Chu Hảo) vẫn còn được duy trì. Do vậy mà xét đến cùng thì điều đó chỉ mang đến cho cuộc sống tinh thần nhiều tệ hại: vẫn ảo tưởng về khả năng lãnh đạo của Đảng đối với trí thức do đó cũng còn tin rằng Đảng vẫn còn khả năng nghe theo những đề nghị của trí thức để thay đổi. Một cách khách quan bà Hoài cho rằng những phản biện như vậy chỉ mang ý nghĩa một cuộc giải phẫu thẩm mĩ cho một chế độ toàn trị xấu xí, già nua để “giúp nó tồn tại mĩ miều hơn”.
Nguyên nhân của cung cách suy tưởng này được bà Hoài quy về sự nhồi sọ của hệ thống toàn trị của Đảng: hệ thống này “đã biến đổi thành công bộ nhiễm sắc thể của các đảng viên, ‘sự lãnh đạo của Đảng’ đã ăn vào gen trong cơ thể họ và tự động phát tiết, trong cả những tình huống không phù hợp nhất”. Nói cách khác, tuy có mục đích phê phán đường lối của Đảng nhưng những trí thức “đi theo Đảng” đó mãi mãi vẫn không thoát khỏi sợi dây trói buộc về các công thức tư duy mòn sáo của Đảng. Bà Hoài cho rằng thái độ phù hợp hiện nay không phải chỉ thoát ra khỏi bộ máy để phản biện mà là rời bỏ cả hệ thống để tìm đến một thứ đối lập khác, có ích và cần thiết hơn.
Ông Lữ Phương nhắc lại quan điểm của bà Phạm Thị Hoài cho rằng một bộ phận trí thức ở trong nước hiện nay là những người “phản biện trung thành.”
Nguồn gốc thuật ngữ
Khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” để chỉ thị xu hướng phản biện trên đây, chắc hẳn bà Hoài đã có tham khảo và lấy nguồn cảm hứng từ một tác giả viết về đề tài này, cách đây 6 năm (2006), đó là Zachary Abuza với bài “Bấm Loyal Opposition: The Rise of Vietnamese Dissidents”, trong bài viết này học giả người Mỹ nói trên đã nhắc đến khái niệm “đối lập trung thành” để nghiên cứu sự chuyển động chính trị ở Việt Nam sau thời kỳ “đổi mới”, trong đó nhiều khuôn mặt trí thức tiêu biểu đã được phân tích để chỉ ra những phần tích cực lẫn giới hạn của họ. Các thuộc tính khác nhau trong phân tích nói trên cũng có thể tìm thấy trong bài viết của bà Hoài.
Tuy vậy vẫn có điều khác là những mặt tích cực và giới hạn trong công trình của Abuza nếu được trình bày một cách khách quan, theo ngôn ngữ của một văn bản nghiên cứu thì trong bài của bà Hoài những mặt giới hạn và tiêu cực lại được chú trọng để phê phán nhiều hơn, hơn nữa sự phê phán ấy lại được làm nổi bật và gây được ấn tượng nhiều hơn vì được diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ cường điệu, cảm tính rất quen thuộc của một tác giả từng nổi tiếng về viết tiểu thuyết. Ở đây các nguyên nhân khách quan, lịch sử tạo nên hiện tượng cần nêu ra để lý giải đã không được nói đến mà lại được quy giản thành những huyễn hoặc tâm lý có tính chất chuyển giao thế hệ của những con người cấu thành hiện tượng.
Cách lập luận của tác giả vì vậy có nhiều điều không thuận lý lắm. Đáng chú ý hơn hết là cái cách tác giả dựa vào những phát biểu cụ thể của ông Chu Hảo khái quát cho toàn bộ xu hướng mệnh danh là “đối lập trung thành” để giảng giải, bàn luận. Trong khi đó thì thực tế cho chúng ta biết nếu có ai đó tin tưởng thành khẩn vào điều mình trình bày (giống như cách trình bày của ông Chu Hảo) thì cũng có không ít người (trong đó không loại trừ cả bản thân ông Chu Hảo) chỉ coi kiểu diễn ngôn đó, vừa như một thủ thuật để tự bảo vệ, vừa là một cách thức thích hợp để tác động vào chính guồng máy mà họ đang phải sống chung. Trong hoàn cảnh này không ít tác giả đã coi việc đề cao vai trò của Đảng như một thủ tục để lồng vào đó nhiều điều mà nếu bùi tai nghe theo, Đảng sẽ không còn là cộng sản nữa! Thử đọc Nguyễn Trung hoặc nghe Nguyễn Văn An mà xem!
“Do bà Hoài quá tin vào chữ nghĩa nên bà đã bị lừa về mặt chữ nghĩa để khi sử dụng khái niệm “đối lập trung thành” bà đã đương nhiên khẳng định sự tồn tại của thực tại đó trong đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam” – Lữ Phương
Thật sự thì khái niệm “đối lập trung thành” đã có nguồn gốc từ nghị viện nước Anh quân chủ vào thế kỷ 19: “đối lập” ở đây là đối lập với đảng đa số đang cầm quyền, còn “trung thành” ở đây là trung thành với vị Vua đang trị vì, cho nên tên gọi đầy đủ của khái niệm là “Her (or His) Majesty’s Most Loyal Opposition” (còn được gọi là “The Official Opposition”). Nội dung này về sau đã được khái quát hoá thành một khái niệm chính trị có tính chất định chế trong các nước theo thể chế dân chủ đa đảng: các đảng thiếu số có quyên tồn tại và được luật pháp bảo vệ để tham gia nghị trường với tư cách đối lập với đảng đương quyền, qua sự phản biện các chính sách đang thực hiện, đưa ra đường lối mới hy vọng thay thế đảng đương quyền trong kỳ bầu cử sắp tới. Trung thành bây giờ không phải trung thành với bất cứ thực thể cụ thể nào mà là với những nguyên lý tạo nền cho một thể chế dân chủ đích thực.
‘Không thể tồn tại’
Thực thể gọi là “đối lập trung thành” với nội dung nói trên hiển nhiên không thể nào tồn tại được trong chế độ gọi là “chủ nghĩa xã hội hiện thực”. Nó hoàn toàn không thể tồn tại vì cái xã hội công dân tạo nền cho các hoạt động của các lực lượng “đối lập” mang cùng tính chất đã không được thừa nhận theo lý luận chuyên chính gọi là “vô sản” của Đảng. Tất cả mọi hoạt động xã hội đều phải do Đảng nắm chặt bằng Nhà nước cùng với hệ thống chính trị đặt nền trên đường lối chuyên chính đó. Cho rằng chủ trương này là do K. Marx đẻ ra là không thoả đáng: trong xã hội cộng sản lý thuyết do triết gia này đề xuất, nhà nước sẽ dần dà bị xã hội công dân nuốt chửng rồi sau đó nhường bước cho sự ra đời một nhân loại phổ biến chứ không thể là ngược lại như trong chế độ “chủ nghĩa xã hội hiện thực”: sau khi triệt tiêu xã hội công dân rồi nhà nước trở thành tuyệt đối và vĩnh viễn.
Cần lưu ý là trong một chế độ “toàn trị ” mang danh chủ nghĩa xã hội đó, hiện tượng người ta thường gọi là “bất đồng chính kiến” vẫn tồn tại qua mọi thăng trầm. Nhìn vào lịch sử các chế độ cộng sản thực tế hiện tượng này rất đễ dàng nhận ra, dưới nhiều hình thức và danh nghĩa, hầu hết đều diễn ra hết sức bạo liệt . Dù vậy, để duy tính cách mạng cho phê phán và tranh đấu, người ta không thể nhân danh một cái gì đó bên ngoài thứ lý luận gọi là “vận dụng học thuyết Marx-Lenin”, căn cứ vào đó phê phán những chủ trương bị xem là sai lầm trong sự vận dụng của Đảng vào việc “xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Và hiển nhiên sự phê phán ấy đã không thể trở thành cương lĩnh của một lực lượng có tổ chức công khai được thừa nhận là “đối lập trung thành” trong một chế độ có tham vọng kiểm soát con người từ đầu cho đến chân.
Đảng cộng sản Việt Nam vừa kỷ niệm 82 năm ngày thành lập.
Cũng cần lưu ý thêm là sự mạnh yếu, rộng hẹp của hiện tượng bất đồng chính kiến nói trên trong chế độ ấy không phải lúc nào cũng như nhau. Tất cả đều tuỳ theo tình hình chung, tuỳ theo tương quan giữa xã hội và nhà nước mà diễn ra dưới nhiều mức độ. Nếu trước đây phong trào “Nhân Văn-Giai phẩm”, “chủ nghĩa xét lại”… xét về căn bản tỏ ra khá “trung thành” với hệ thống mà vẫn bị trấn áp tàn tệ thì ngày nay, trong thời kỳ “đổi mới”, nhiều phê phán đạt đến mức “chạm trần” mà vẫn tồn tại được dưới những hình thức nào đó. Tại sao? Chắc chắn không phải do Đảng đã trở nên dân chủ hơn, khoan dung hơn để không thèm “đếm xỉa” các phản biện rất “phản động” trên đây mà chỉ vì trong thực tế đã đến lúc Đảng không còn đủ sức để lùa vào vòng kiểm soát của mình những ai không “nghĩ trong điều Đảng nghĩ” nữa. Nhìn vào những gì diễn ra ở Việt Nam sau 1986, nhất là sau sự tan rã của “phe xã hội chủ nghĩa”, có thể nhận ra điều đó dễ dàng!
Đặt vào quá trình đấu tranh dân chủ hoá xã hội ở Việt Nam, hiện tượng phản biện trên đây, dù mang trong bản thân nhiều hạn chế và những hạn chế ấy được chấp nhận như điều kiện để tồn tại, cách nói của bà Hoài, xem đó là một “cuộc giải phẫu thẩm mỹ giúp chế độ toàn trị tồn tại mỹ miều hơn” là không thoả đáng, nếu không nói là hoàn toàn phản thực tế. Vì thực tế cho chúng thấy phải hiểu ngược lại mới đúng: ra đời từ những nỗ lực cực kỳ gian khổ để dân chủ hoá đời sống xã hội, những nỗ lực trên đây, cho đến nay đang có tác dụng làm suy yếu chế độ toàn trị ngay trong sân chơi của nó, làm cho chế độ ấy mau chóng mất đi tính chính danh ngay trên chính những nguyên lý của nó. Nếu không khó giải thích việc chế độ toàn trị luôn tỏ ra rất khó chịu, bực bội với hiện tượng này, thì cũng rất dễ hiểu khi thấy trong khi không dám đối thoại sòng phẳng với những phản biện gai góc, những cái lưỡi gỗ của chế độ đã không biết làm gì để đối phó, ngoài việc nhét tất cả vào cái phạm trù gọi là “diễn biến hoà bình” và “tự diễn biến hoà bình” để quy chụp và kết án là “cơ hội”.
‘Thật đáng mong mỏi‘
Khi xác định vị trí tranh đấu của mình, những người phản biện từ bên trong không hề coi phương thức lên tiếng của họ là duy nhất đúng, duy nhất có ích. Đó chỉ là một chọn lựa trong nhiều chọn lựa nhưng khi đã đứng vào vị trí ấy rồi thì sự cân nhắc về tác dụng của hành động và lời nói phải trở thành điều cần thiết: chẳng hạn không thể lúc nào cũng ngang nhiên đòi “giải thể” cái này cái nọ tức khắc cho hả giận và cho sướng miệng, không phải vì sợ bị bỏ tù mà chỉ vì không thích hợp. Từ những giới hạn buộc phải chấp nhận một cách chính danh thì chỉ nên gọi như người ta thường gọi họ là những người phản biện, hoặc ồn ào hơn một chút, có thể gọi họ là những người bất đồng chính kiến – những người như vậy ngày càng nhiều thêm, thái độ của họ ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Đây không phải chỉ là kết quả của một quá trình giải hoặc về tư tưởng mà chính yếu đã bắt nguồn từ cái thực tế chuyển động của xã hội đang tác động vào bản thân họ: là sự thất bại hiển nhiên của chế độ toàn trị mạo danh xã hội chủ nghĩa giao thoa với cái xã hội công dân đã bị chế độ toàn trị ấy thủ tiêu cũng mạo danh chủ nghĩa xã hội, nay đang phục hồi do sự thất bại của thứ chủ nghĩa xã hội bị mạo danh ấy.
“Chừng nào thì hành vi phản biện mạnh mẽ nói trên có khả năng chuyển hoá thành một xu hướng chính trị có tổ chức mệnh danh là “đối lập trung thành” theo đúng nguyên nghĩa của nó? Không thể biết được nhưng chắc chắn đó là điều thật đáng mong mỏi.” – Lữ Phương
Tất cả đã tác động đến bản thân các đảng viên với tư cách là những công dân và những con người, làm cho cả một lớp trí thức một thời “đi theo Đảng” khi nhìn lại mọi thứ, ngày càng nhận ra sự cách bức trầm trọng giữa Đảng và xã hội, cuối cùng đã chọn đứng về phía xã hội để, từ tư thế của mình, đòi hỏi Đảng phải dân chủ hoá bản thân, tiến hành những cải cách để thực hiện những thay đổi có lợi cho xã hội.
Chừng nào thì hành vi phản biện mạnh mẽ nói trên có khả năng chuyển hoá thành một xu hướng chính trị có tổ chức mệnh danh là “đối lập trung thành” theo đúng nguyên nghĩa của nó? Không thể biết được nhưng chắc chắn đó là điều thật đáng mong mỏi. Nhưng để điều đó trở thành thực tế thì bản thân chế độ toàn trị phải có sự chuyển hoá thật mạnh mẽ về chất, sự chuyển hoá ấy cốt yếu phải được thúc đẩy bởi sự lớn mạnh của cái xã hội công dân hiện diện bên ngoài sự tồn tại của Đảng: không có sự lớn mạnh của xã hội công dân này thì mọi sự chuyển biến trong Đảng, có tính tới áp lực nội tại của thành phần phản biện nói trên, vẫn chỉ loay hoay trong những hứa hẹn, nếu không mị dân để đối phó thì cũng hoang tưởng, nửa vời.
Xét về logic của sự chuyển hoá hoà bình có thể khẳng định rằng chỉ có một xã hội công dân đã trưởng thành về mọi mặt (kinh tế, văn hoá lẫn chính trị) mới có khả năng hạn chế các chính sách chuyên chế của Đảng, từng bước tác động vào Đảng, mang đến cho những trí thức của Đảng nhiều tính chất dân chủ hơn trong những đề xuất cải cách, qua đó dọn đường dần dà cho sự hoá thân của Đảng, từ một đảng toàn trị thành một đảng dân chủ. Logic thì như vậy và mong ước cũng là như vậy. Nhưng thực tế hiếm khi đi theo logic của sự suy tưởng lý tính, trong trường hợp này, bạo lực có thể sẽ lại lên ngôi một lần nữa, bạo lực cách mạng và cả bạo lực phản cách mạng. Mọi sự bàn luận về thực thể gọi là “đối lập trung thành” bây giờ sẽ mất hoàn toàn ý nghĩa, không cần thiết.
Bài viết của tác giả Lữ Phương, lý luận gia Marxist, nhà quan sát chính trị độc lập về Việt Nam và Đảng Cộng sản, được biên tập, và đăng lại với sự đồng ý của tác giả, người đang sinh sống ở trong nước.
Theo: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét