Minh Châu, theo TVN Minh bạch phải xem là giải pháp then chốt của các vấn đề khác. Nếu minh bạch, thì làm gì có chuyện mờ ám để giả dối có cơ hội thực hiện?
GS Hoàng Tuỵ – nhà toán học số một của Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Khuyến học và Dân trí cách đây hơn ba năm đã cảnh báo: Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành “nỗi nhục” trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối….
Khi sự giả dối xâm nhập… toàn tập
Ngôn ngữ hiện tại đã phát sinh rất nhiều từ để diễn tả một thực trạng của căn bệnh giả dối: Nổ bom, đánh bóng, thổi phồng, bơm bong bóng, thành tích ảo, lộng giả thành chân, đạo văn, bằng giả, hàng giả, hàng nhái … Gần như bất kể thứ gì cũng đều có thể kèm theo chữ “giả” phía sau như một tính từ được mặc định và được sử dụng nhiều trong văn hóa giao tiếp.
Giả dối lâu dần thành quen, quen lâu trở thành bình thường, và trở thành như một kỹ năng kỹ xảo cá nhân được sử dụng một cách linh họat.
Nói dối, làm dối, học dối, ăn dối, người cũng dối…, giả dối không lọai trừ một nơi nào mà không hiện diện. Từ thánh đường khoa học đỉnh cao đến học đường tuổi mầm non, từ những thúng mẹt hàng xén hàng rong đến những vị trí cao trong xã hội.
Giả dối hiện diện như những câu chữ bóng bẩy, hào nhóang, rổn rảng trong các báo cáo tổng kết thi đua, thành tích sản xuất, học tập… của các cơ quan, ban ngành, đòan thể… Với những mỹ từ:”đạt chỉ tiêu”, “tầm cao mới”, “hoàn thành trước thời hạn”, “đạt danh hiệu”, “về đích”, “xuất sắc”, “đỉnh cao”… để rồi sau đó là những hậu quả nghiêm trọng không đong đo đếm đựơc sự thiệt hại.
Giả dối không chỉ trong cả những quảng cáo chào hàng, trong thực phẩm nuôi con người hàng ngày…, mà còn ở dưới hình thức tự đánh bóng mình đủ cỡ, đủ kiểu, đủ mọi thủ đọan: Bằng cấp giả, mua chức tước, lợi dụng chức quyền, “con ông cháu cha”, chạy bằng, chạy cấp, khai man, hối lộ, tham nhũng, lợi ích nhóm, vua lừa, vua nhái….
Giả dối còn hiện diện cả ở những nơi linh thiêng như đền, đình, chùa, miếu tôn nghiệm với các kiểu “mua thần bán thánh” núp dưới bóng những lễ hội truyền thống dân tộc kinh doanh nhiều thứ của giả như “chùa giả”, “động giả”, “sư giả”….
Giả dối còn ở những thông tin trên truyền thông với kiểu mập mờ không rõ ràng hay chính xác, hoặc “có ít xít ra nhiều”, gây sai lạc cho công chúng, thậm chí còn hướng công chúng đến những giá trị ảo.
Giả dối dường như hiện diện khắp nơi, từ giả dối nhỏ như kiểu “trẻ con không ăn được thịt chó” đến giả dối lớn như các kiểu tham nhũng bạc tỉ lừa trên gạt dưới, làm hư hại cả một nền kinh tế, ảnh hưởng tới quốc kế dân sinh của đất nước.
Thử đi tìm nguyên nhân
Gốc của giả dối là làm sao có lợi cho mình và bất chấp thiệt hại đến người khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giả dối mang tính căn bệnh nan y như hiện tại. Nguyên nhân đầu tiên, có thể chính là nền giáo dục của Việt Nam, với môi trường học đường bị vẩn đục bới sự dối trá, đã tạo ra những “sản phẩm”- con người giả dối.
Từ kiểu thành tích thi cử để cho gian lận trường thi như một cái chợ buôn bán chữ đến “cơ chế bằng cấp” để tấm bằng học vấn như một lọai hàng hóa đặc biệt dùng đế tiến thân.
Học sinh, sinh viên mua điểm, nghiên cứu sinh ăn cắp công trình của người khác, giáo sư thì đạo văn, xem như không cần có “dây thần kinh xấu hổ”, đến các danh hiệu thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư có thể mua hay chạy, bằng đủ các thang giá. .
Có thể thấy giả dối hoành hành ngang nhiên, qua những thông tin trên báo chí: Một ông Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy có bằng tiến sĩ chỉ sau sáu tháng “đào tạo”. Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh có bằng tiến sĩ của Mỹ nhưng một câu tiếng Anh bẻ đôi không biết.
Giám đốc Sở Y tế có bằng thạc sĩ chỉ sau 40 ngày “học”. Gần 90 cán bộ chủ chốt cấp xã ở một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng văn bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT giả. Một trường đại học quốc gia liên kết với trường ngoại “ma”, cho ra lò 300 bằng thạc sĩ, tiến sĩ v.v…
Giả dối có đất để sinh sôi nảy nở, cũng là do sự thiếu kiến thức nhưng có quyền lực ở rất đông những bộ phận có “danh” có “tiếng” và có “miếng”. Người lãnh đạo thiếu năng lực kiểm sóat, giám sát nên bị cấp dưới che mắt, lợi dụng kẽ hở để giả dối lừa gạt.
Chưa kể người ta còn hưởng lợi từ sự giả dối đó nên không những ngỏanh mặt làm ngơ cho hành vi giả dối mà còn tiếp tay cho sự giả dối.
Hàng bao nhiêu vụ tham nhũng, thất thóat của cải của nhân dân, của đất nước nhưng lại được che đậy bằng ngôn từ “thiếu năng lực” , hay “thiếu trình độ”…
Cho dù còn nhiều nguyên nhân nữa, nhưng tất cả cũng chung quy là con người. Nếu không “tham”, chữ “tham” trong giáo lý nhà Phật, thì không dẫn đến những hệ lụy giả dối, dối mình, dối người. Lòng tham, muốn cái mình không có được, hoặc đã có lại muốn nhiều hơn, mà điều kiện bản thân không thể đường đường chính chính thực hiện, nên bất chấp thủ đọan, bất chấp đạo đức luân lý, đưa đến sự giả dối, để thỏa chữ “tham” của cá nhân.
Thử một bài “thuốc đắng giã tật”
Giả dối bắt nguồn từ “tham”. Vậy, muốn tìm thuốc cho căn bệnh nan y giả dối này có lẽ cũng từ chính chữ “tham”. Mà “tham” được nảy sinh cũng là từ những cái bất cập trong tổng thể quản lý, điều hành, trong đó quan trọng nhất là sự minh bạch.
Minh bạch phải xem là giải pháp then chốt của các vấn đề khác. Nếu minh bạch, thì làm gì có chuyện mờ ám để giả dối có cơ hội thực hiện?
Minh bạch sẽ làm cho xã hội trong sạch hơn, mọi thứ rõ ràng, trắng- đen rõ nét, không nhập nhằng, không chồng chéo, không “xam xám”… Và khi đó đâu còn có chỗ để “luồn”, “lách” để giả dối che mắt lừa gạt.
Minh bạch còn mang đến sự công bằng. Khi xã hội có sự công bằng, mọi thứ đều được soi dưới ánh sáng không thể lừa gạt, thì khả năng cho sự giả dối sẽ khó có đất dung thân.
Minh bạch còn là việc phải trung thực trong mọi thông tin. Và có được quyền được thông tin chính xác, đầy đủ. Có như thế thì mới tránh được những kẻ lợi dụng thông tin để trục lợi.
Bắt đầu từ khi Adam và Eva ăn trái cấm, phạm tội “tổ tông” và bị buộc phải rời khỏi vườn Eden, sự giả dối đã len lỏi trong cuộc sống từ “ngây thơ” đến tinh vi và đầy mưu mô xảo quyệt.
Sự giả dối được phát tán nhanh chóng khi chiếc hộp Padora được mở ra và loài người chỉ còn sót lại chút ít sự “hy vọng” hão huyền.
“Lý Thông thì nhiều”
Ở Việt Nam, sự lừa dối của Trọng Thủy đối với Mỵ Châu được người Việt kể mãi cho đến tận hôm nay và mai sau. Vì rằng chẳng ai trên đời biết hết được chữ…ngờ và sự dối lừa được che đậy bằng những lời chân thật.
Khi nhắc đến sự giả dối, ngoài nhân vật Trọng Thủy, người Việt Nam cũng thường nhớ đến nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh- Lý Thông”. Bởi nếu Trọng Thủy “lừa vợ” để mưu xâm chiếm nước Nam thì Lý Thông là mẫu hình của sự “phản bạn”, “bán bạn” để “cầu vinh”.
Đầu tiên, y đã lừa Thạch Sanh đi “nộp mạng” cho Trăn tinh thay mình. Lần thứ hai, sau khi Trăn tinh bị giết, y lại lừa Thạch Sanh trốn đi để hưởng công hưởng lợi với triều đình. Đến lần thứ ba, Lý Thông đã nhẫn tâm lấp hang đá để hưởng công lao cứu công chúa. Và nhờ sự giả dối, Lý Thông đã thoát chết, đã được làm quan và suýt cưới được công chúa nếu nàng không khôn ngoan giả câm.
Việc Lý Thông lừa Thạch Sanh đến ba lần đã chứng tỏ bản chất “ở ác” của Lý Thông (như trong một bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh). Bởi “quá tam ba bận” và Thạch Sanh cũng không phải không nhận sự xấu xa của Lý Thông từ lần bị lừa đầu tiên. Nhân vật Lý Thông do đó đã trở nên điển hình của sự giả dối trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Tuy nhiên, đời thực hiện nay cũng có không ít hạng người như Lý Thông trong truyện cổ tích. Thậm chí có người đã từng nói rằng đời nay “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”. Câu nói đó không phải không có cái lý của nó.
Chẳng hạn, vào ngày 18/3, báo chí đưa tin ông Lê Thanh Bình, nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã lừa đảo 36 cá nhân và hai tổ chức để chiếm đoạt hơn 28 tỉ đồng.
Sau đó một ngày, nguyên nhân vụ cháy xe hiệu Air Blade tại thôn Tiền Phong, xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch cũng đã được làm rõ là do Phan Trung Dũng, chủ xe máy nói trên “tự đốt xe gây hiện trường giả” nhằm chiếm đoạt số tiền 210 triệu đồng của cơ quan chứ không phải là do “cơn sốt” cháy xe năm 2011.
Tưởng rằng có thể lợi dụng mấy trăm vụ cháy xe để “theo đóm ăn tàn” nhưng Phan Trung Dũng đã bị tóm gáy theo kiểu cháy nhà ra mặt… chuột. Sự đời, lẽ công bằng là thế. Không ai có thể gian dối mãi nếu như mình không phải là người bị hại và cần sự giúp đỡ từ cộng đồng xã hội.
“Cái kim trong bọc có ngày cũng lòi ra”
Sự gian dối không dừng lại ở chỗ lừa đảo về tiền bạc mà còn lừa đảo cả dư luận xã hội.
Ngày 15/3, Công an Quận 6 (TP HCM) đã bắt khẩn cấp Dư Kim Liên để điều tra về việc trung tá Trần Xuân Chuyên bị chết. Điều cười ra nước mắt là bà Dư Kim Liên đã “giả điên” để đánh lừa và cản trở cơ quan công an điều tra. Tuy nhiên, cuối cùng bà ta cũng phải thừa nhận là đã giết chồng do nợ nần và sợ ly hôn không được chia tài sản.
Điều này khiến người viết nhớ đến nhân vật Phan Kim Liên của Thủy Hử. Nhân vật Phan Kim Liên đã vì dục vọng thấp hèn để giết chết chồng mình rồi nức nở ngồi khóc chồng trước mặt Võ Tòng, che giấu điều ác tâm. Nhưng sau dòng nước mắt cá sấu lại là ánh mắt dâm đãng của thị trước kẻ phong lưu Tây Môn Khánh, chủ mưu của vụ án Võ Đại Lang.
Người viết bài này tự hỏi, chẳng lẽ chỉ vì nợ nần mà Dư Kim Liên đã ra tay giết chồng?
Trước đó, vào năm 2011, cả nước cũng đã sửng sốt vì Trần Thúy Liễu đốt chồng (nhà báo Hoàng Hùng) rồi… chối quanh. Nhưng đúng một tháng sau, Trần Thúy Liễu đã đến công an đầu thú.
Giờ đây, hai người đàn đà bà tội lỗi trên chỉ còn biết chờ ngày hầu tòa để nhận hình phạt thích đáng cho hành vi tội lỗi và sự gian dối của mình.
Thiết nghĩ sự đời gian dối dễ có mấy kẻ qua được lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt?
Mọi sự gian dối nói trên đều đánh lừa được xã hội trong một thời gian nhất định. Nhưng cuối cùng, nó cũng phải chào thua trước dư luận và sự điều tra của các cơ quan có trách nhiệm, có chuyên môn nghiệp vụ.
Không có gì là bí mật mãi mãi. Nói theo người Việt Nam: “Cái kim trong bọc có ngày cũng lòi ra”, và “Cháy nhà ra mặt chuột”. Bởi thế cho nên không có chỗ cho một sự giả dối có thể chiếm thế thượng phong và làm mưa làm gió.
Chỉ có sự giả dối được che đậy tạm thời bằng thủ đoạn cá nhân và thế lực ô dù hùa nhau vào “giúp sức”, “đỡ đần”. Trong lịch sử, nhiều vụ lừa đảo, gian dối dù đã che đậy rất kỹ càng nhưng cũng đã được đưa ra ánh sáng.
Có thể gian dối trước pháp luật?
Lối sống tiểu nông với tâm lý “trọng tình” từ ngàn xưa đã khiến nhiều loại giả dối được bao che trong xã hội Việt Nam. Và bởi sự thật thường bị “mất lòng” nên thường không ai dám nói thật.
Bởi nếu đã bị “mất lòng” thì đừng mơ làm việc, kiếm tiền và thăng tiến trong cái xã hội “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” và ưa danh lợi. “Tốt khoe, xấu che” do đó đã trở thành một thói quen xấu của người Việt Nam khó bỏ được.
Tuy nhiên, với xã hội pháp quyền Việt Nam hiện nay, khi lối sống tiểu nông đã dần được uốn nắn bởi hệ thống pháp luật và các chế tài cứng rắn thì sự giả dối đã dần ít “đất sống” hơn xưa.
Dù sự giả dối hiện nay đã không còn đơn giản. Nó đã tinh vi hơn và trở nên muôn hình vạn trạng trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, nếu xem pháp luật là thượng tôn thì không có bất cứ sự giả dối nào có thể “mỉm cười” mãi mãi trước dư luận và xã hội.
Đã đến lúc người dân Việt Nam cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật để hạng người như Lý Thông bị đẩy lùi dần ra khỏi cộng đồng. Và cũng là để chúng không còn có cơ hội làm điều xấu, điều ác trong xã hội pháp quyền.
GS Hoàng Tuỵ – nhà toán học số một của Việt Nam, trong một lần trả lời phỏng vấn báo Khuyến học và Dân trí cách đây hơn ba năm đã cảnh báo: Sự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành “nỗi nhục” trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối….
Khi sự giả dối xâm nhập… toàn tập
Ngôn ngữ hiện tại đã phát sinh rất nhiều từ để diễn tả một thực trạng của căn bệnh giả dối: Nổ bom, đánh bóng, thổi phồng, bơm bong bóng, thành tích ảo, lộng giả thành chân, đạo văn, bằng giả, hàng giả, hàng nhái … Gần như bất kể thứ gì cũng đều có thể kèm theo chữ “giả” phía sau như một tính từ được mặc định và được sử dụng nhiều trong văn hóa giao tiếp.
Giả dối lâu dần thành quen, quen lâu trở thành bình thường, và trở thành như một kỹ năng kỹ xảo cá nhân được sử dụng một cách linh họat.
Nói dối, làm dối, học dối, ăn dối, người cũng dối…, giả dối không lọai trừ một nơi nào mà không hiện diện. Từ thánh đường khoa học đỉnh cao đến học đường tuổi mầm non, từ những thúng mẹt hàng xén hàng rong đến những vị trí cao trong xã hội.
Giả dối hiện diện như những câu chữ bóng bẩy, hào nhóang, rổn rảng trong các báo cáo tổng kết thi đua, thành tích sản xuất, học tập… của các cơ quan, ban ngành, đòan thể… Với những mỹ từ:”đạt chỉ tiêu”, “tầm cao mới”, “hoàn thành trước thời hạn”, “đạt danh hiệu”, “về đích”, “xuất sắc”, “đỉnh cao”… để rồi sau đó là những hậu quả nghiêm trọng không đong đo đếm đựơc sự thiệt hại.
Giả dối không chỉ trong cả những quảng cáo chào hàng, trong thực phẩm nuôi con người hàng ngày…, mà còn ở dưới hình thức tự đánh bóng mình đủ cỡ, đủ kiểu, đủ mọi thủ đọan: Bằng cấp giả, mua chức tước, lợi dụng chức quyền, “con ông cháu cha”, chạy bằng, chạy cấp, khai man, hối lộ, tham nhũng, lợi ích nhóm, vua lừa, vua nhái….
Giả dối còn hiện diện cả ở những nơi linh thiêng như đền, đình, chùa, miếu tôn nghiệm với các kiểu “mua thần bán thánh” núp dưới bóng những lễ hội truyền thống dân tộc kinh doanh nhiều thứ của giả như “chùa giả”, “động giả”, “sư giả”….
Giả dối còn ở những thông tin trên truyền thông với kiểu mập mờ không rõ ràng hay chính xác, hoặc “có ít xít ra nhiều”, gây sai lạc cho công chúng, thậm chí còn hướng công chúng đến những giá trị ảo.
Giả dối dường như hiện diện khắp nơi, từ giả dối nhỏ như kiểu “trẻ con không ăn được thịt chó” đến giả dối lớn như các kiểu tham nhũng bạc tỉ lừa trên gạt dưới, làm hư hại cả một nền kinh tế, ảnh hưởng tới quốc kế dân sinh của đất nước.
Thử đi tìm nguyên nhân
Gốc của giả dối là làm sao có lợi cho mình và bất chấp thiệt hại đến người khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giả dối mang tính căn bệnh nan y như hiện tại. Nguyên nhân đầu tiên, có thể chính là nền giáo dục của Việt Nam, với môi trường học đường bị vẩn đục bới sự dối trá, đã tạo ra những “sản phẩm”- con người giả dối.
Từ kiểu thành tích thi cử để cho gian lận trường thi như một cái chợ buôn bán chữ đến “cơ chế bằng cấp” để tấm bằng học vấn như một lọai hàng hóa đặc biệt dùng đế tiến thân.
Học sinh, sinh viên mua điểm, nghiên cứu sinh ăn cắp công trình của người khác, giáo sư thì đạo văn, xem như không cần có “dây thần kinh xấu hổ”, đến các danh hiệu thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư có thể mua hay chạy, bằng đủ các thang giá. .
Có thể thấy giả dối hoành hành ngang nhiên, qua những thông tin trên báo chí: Một ông Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy có bằng tiến sĩ chỉ sau sáu tháng “đào tạo”. Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh có bằng tiến sĩ của Mỹ nhưng một câu tiếng Anh bẻ đôi không biết.
Giám đốc Sở Y tế có bằng thạc sĩ chỉ sau 40 ngày “học”. Gần 90 cán bộ chủ chốt cấp xã ở một tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng văn bằng, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT giả. Một trường đại học quốc gia liên kết với trường ngoại “ma”, cho ra lò 300 bằng thạc sĩ, tiến sĩ v.v…
Giả dối có đất để sinh sôi nảy nở, cũng là do sự thiếu kiến thức nhưng có quyền lực ở rất đông những bộ phận có “danh” có “tiếng” và có “miếng”. Người lãnh đạo thiếu năng lực kiểm sóat, giám sát nên bị cấp dưới che mắt, lợi dụng kẽ hở để giả dối lừa gạt.
Chưa kể người ta còn hưởng lợi từ sự giả dối đó nên không những ngỏanh mặt làm ngơ cho hành vi giả dối mà còn tiếp tay cho sự giả dối.
Hàng bao nhiêu vụ tham nhũng, thất thóat của cải của nhân dân, của đất nước nhưng lại được che đậy bằng ngôn từ “thiếu năng lực” , hay “thiếu trình độ”…
Cho dù còn nhiều nguyên nhân nữa, nhưng tất cả cũng chung quy là con người. Nếu không “tham”, chữ “tham” trong giáo lý nhà Phật, thì không dẫn đến những hệ lụy giả dối, dối mình, dối người. Lòng tham, muốn cái mình không có được, hoặc đã có lại muốn nhiều hơn, mà điều kiện bản thân không thể đường đường chính chính thực hiện, nên bất chấp thủ đọan, bất chấp đạo đức luân lý, đưa đến sự giả dối, để thỏa chữ “tham” của cá nhân.
Thử một bài “thuốc đắng giã tật”
Giả dối bắt nguồn từ “tham”. Vậy, muốn tìm thuốc cho căn bệnh nan y giả dối này có lẽ cũng từ chính chữ “tham”. Mà “tham” được nảy sinh cũng là từ những cái bất cập trong tổng thể quản lý, điều hành, trong đó quan trọng nhất là sự minh bạch.
Minh bạch phải xem là giải pháp then chốt của các vấn đề khác. Nếu minh bạch, thì làm gì có chuyện mờ ám để giả dối có cơ hội thực hiện?
Minh bạch sẽ làm cho xã hội trong sạch hơn, mọi thứ rõ ràng, trắng- đen rõ nét, không nhập nhằng, không chồng chéo, không “xam xám”… Và khi đó đâu còn có chỗ để “luồn”, “lách” để giả dối che mắt lừa gạt.
Minh bạch còn mang đến sự công bằng. Khi xã hội có sự công bằng, mọi thứ đều được soi dưới ánh sáng không thể lừa gạt, thì khả năng cho sự giả dối sẽ khó có đất dung thân.
Minh bạch còn là việc phải trung thực trong mọi thông tin. Và có được quyền được thông tin chính xác, đầy đủ. Có như thế thì mới tránh được những kẻ lợi dụng thông tin để trục lợi.
***
Giả dối mãi có được không?
Nguyễn Văn Toàn, theo TVN
Lối sống tiểu nông với tâm lý “trọng tình” từ ngàn xưa đã khiến nhiều loại giả dối được bao che trong xã hội Việt Nam. Và bởi sự thật thường bị “mất lòng” nên thường không ai dám nói thật.Bắt đầu từ khi Adam và Eva ăn trái cấm, phạm tội “tổ tông” và bị buộc phải rời khỏi vườn Eden, sự giả dối đã len lỏi trong cuộc sống từ “ngây thơ” đến tinh vi và đầy mưu mô xảo quyệt.
Sự giả dối được phát tán nhanh chóng khi chiếc hộp Padora được mở ra và loài người chỉ còn sót lại chút ít sự “hy vọng” hão huyền.
“Lý Thông thì nhiều”
Ở Việt Nam, sự lừa dối của Trọng Thủy đối với Mỵ Châu được người Việt kể mãi cho đến tận hôm nay và mai sau. Vì rằng chẳng ai trên đời biết hết được chữ…ngờ và sự dối lừa được che đậy bằng những lời chân thật.
Khi nhắc đến sự giả dối, ngoài nhân vật Trọng Thủy, người Việt Nam cũng thường nhớ đến nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh- Lý Thông”. Bởi nếu Trọng Thủy “lừa vợ” để mưu xâm chiếm nước Nam thì Lý Thông là mẫu hình của sự “phản bạn”, “bán bạn” để “cầu vinh”.
Đầu tiên, y đã lừa Thạch Sanh đi “nộp mạng” cho Trăn tinh thay mình. Lần thứ hai, sau khi Trăn tinh bị giết, y lại lừa Thạch Sanh trốn đi để hưởng công hưởng lợi với triều đình. Đến lần thứ ba, Lý Thông đã nhẫn tâm lấp hang đá để hưởng công lao cứu công chúa. Và nhờ sự giả dối, Lý Thông đã thoát chết, đã được làm quan và suýt cưới được công chúa nếu nàng không khôn ngoan giả câm.
Việc Lý Thông lừa Thạch Sanh đến ba lần đã chứng tỏ bản chất “ở ác” của Lý Thông (như trong một bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh). Bởi “quá tam ba bận” và Thạch Sanh cũng không phải không nhận sự xấu xa của Lý Thông từ lần bị lừa đầu tiên. Nhân vật Lý Thông do đó đã trở nên điển hình của sự giả dối trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Tuy nhiên, đời thực hiện nay cũng có không ít hạng người như Lý Thông trong truyện cổ tích. Thậm chí có người đã từng nói rằng đời nay “Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”. Câu nói đó không phải không có cái lý của nó.
Chẳng hạn, vào ngày 18/3, báo chí đưa tin ông Lê Thanh Bình, nguyên Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã lừa đảo 36 cá nhân và hai tổ chức để chiếm đoạt hơn 28 tỉ đồng.
Sau đó một ngày, nguyên nhân vụ cháy xe hiệu Air Blade tại thôn Tiền Phong, xã Quảng Long, huyện Quảng Trạch cũng đã được làm rõ là do Phan Trung Dũng, chủ xe máy nói trên “tự đốt xe gây hiện trường giả” nhằm chiếm đoạt số tiền 210 triệu đồng của cơ quan chứ không phải là do “cơn sốt” cháy xe năm 2011.
Tưởng rằng có thể lợi dụng mấy trăm vụ cháy xe để “theo đóm ăn tàn” nhưng Phan Trung Dũng đã bị tóm gáy theo kiểu cháy nhà ra mặt… chuột. Sự đời, lẽ công bằng là thế. Không ai có thể gian dối mãi nếu như mình không phải là người bị hại và cần sự giúp đỡ từ cộng đồng xã hội.
Ảnh minh họa |
Sự gian dối không dừng lại ở chỗ lừa đảo về tiền bạc mà còn lừa đảo cả dư luận xã hội.
Ngày 15/3, Công an Quận 6 (TP HCM) đã bắt khẩn cấp Dư Kim Liên để điều tra về việc trung tá Trần Xuân Chuyên bị chết. Điều cười ra nước mắt là bà Dư Kim Liên đã “giả điên” để đánh lừa và cản trở cơ quan công an điều tra. Tuy nhiên, cuối cùng bà ta cũng phải thừa nhận là đã giết chồng do nợ nần và sợ ly hôn không được chia tài sản.
Điều này khiến người viết nhớ đến nhân vật Phan Kim Liên của Thủy Hử. Nhân vật Phan Kim Liên đã vì dục vọng thấp hèn để giết chết chồng mình rồi nức nở ngồi khóc chồng trước mặt Võ Tòng, che giấu điều ác tâm. Nhưng sau dòng nước mắt cá sấu lại là ánh mắt dâm đãng của thị trước kẻ phong lưu Tây Môn Khánh, chủ mưu của vụ án Võ Đại Lang.
Người viết bài này tự hỏi, chẳng lẽ chỉ vì nợ nần mà Dư Kim Liên đã ra tay giết chồng?
Trước đó, vào năm 2011, cả nước cũng đã sửng sốt vì Trần Thúy Liễu đốt chồng (nhà báo Hoàng Hùng) rồi… chối quanh. Nhưng đúng một tháng sau, Trần Thúy Liễu đã đến công an đầu thú.
Giờ đây, hai người đàn đà bà tội lỗi trên chỉ còn biết chờ ngày hầu tòa để nhận hình phạt thích đáng cho hành vi tội lỗi và sự gian dối của mình.
Thiết nghĩ sự đời gian dối dễ có mấy kẻ qua được lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt?
Mọi sự gian dối nói trên đều đánh lừa được xã hội trong một thời gian nhất định. Nhưng cuối cùng, nó cũng phải chào thua trước dư luận và sự điều tra của các cơ quan có trách nhiệm, có chuyên môn nghiệp vụ.
Không có gì là bí mật mãi mãi. Nói theo người Việt Nam: “Cái kim trong bọc có ngày cũng lòi ra”, và “Cháy nhà ra mặt chuột”. Bởi thế cho nên không có chỗ cho một sự giả dối có thể chiếm thế thượng phong và làm mưa làm gió.
Chỉ có sự giả dối được che đậy tạm thời bằng thủ đoạn cá nhân và thế lực ô dù hùa nhau vào “giúp sức”, “đỡ đần”. Trong lịch sử, nhiều vụ lừa đảo, gian dối dù đã che đậy rất kỹ càng nhưng cũng đã được đưa ra ánh sáng.
Có thể gian dối trước pháp luật?
Lối sống tiểu nông với tâm lý “trọng tình” từ ngàn xưa đã khiến nhiều loại giả dối được bao che trong xã hội Việt Nam. Và bởi sự thật thường bị “mất lòng” nên thường không ai dám nói thật.
Bởi nếu đã bị “mất lòng” thì đừng mơ làm việc, kiếm tiền và thăng tiến trong cái xã hội “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình” và ưa danh lợi. “Tốt khoe, xấu che” do đó đã trở thành một thói quen xấu của người Việt Nam khó bỏ được.
Tuy nhiên, với xã hội pháp quyền Việt Nam hiện nay, khi lối sống tiểu nông đã dần được uốn nắn bởi hệ thống pháp luật và các chế tài cứng rắn thì sự giả dối đã dần ít “đất sống” hơn xưa.
Dù sự giả dối hiện nay đã không còn đơn giản. Nó đã tinh vi hơn và trở nên muôn hình vạn trạng trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, nếu xem pháp luật là thượng tôn thì không có bất cứ sự giả dối nào có thể “mỉm cười” mãi mãi trước dư luận và xã hội.
Đã đến lúc người dân Việt Nam cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật để hạng người như Lý Thông bị đẩy lùi dần ra khỏi cộng đồng. Và cũng là để chúng không còn có cơ hội làm điều xấu, điều ác trong xã hội pháp quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét