Pages

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

THỦ TƯỚNG KÊU GỌI CÔNG KHAI MINH BẠCH NHƯNG LẠI HẠN CHẾ THÔNG TIN BÁO CHÍ

Thủ tướng: Khắc phục cơ chế tạo đặc quyền, đặc lợi


Phamvietdao.net: Một trong 3 giải pháp mà TT Nguyễn Tấn Dũng nêu ra nhằm khắc phục cơ chế đặc quyền, đặc lợi:"Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về công tác cán bộ, trong đó phải công khai minh bạch trong khâu tuyển dụng cán bộ; công khai, dân chủ trong việc đánh giá, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ, kể cả trong việc khen thưởng, kỷ luật để khắc phục, ngăn ngừa các tiêu cực trong việc chạy chức, chạy quyền..."

Thứ nhất tệ chạy chức, chạy quyền, tuyển dụng cán bộ chỉ là một mảng nhỏ trong " tấm chăn " tham nhũng đầy chấy rận của nền hành chính quốc gia Việt Nam; Tham nhũng tệ hại nhất, lớn nhất hiện nay phải là lĩnh vực chi tiêu công... nhưng lại không thấy ông Nguyền Tấn Dũng có giải pháp gì quyết liệt và hiệu quả để ngăn chặn ?

Thứ nhì ông Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến chuyện công khai minh bạch ? Xin hỏi Thủ tướng với bộ máy và cơ chế thông tin bị kìm kẹp và bóp nghẹt báo chí; với lối hành xử đe nẹt người dân, không cho phép người dân mở miệng để bày tỏ chính kiến; Cuộc gặp gỡ mới đây của một số nhân sĩ trí thức trong một quán ăn mà đã bị công an mời một số người về đồn thì không rõ Chính phủ của TT Nguyễn Tấn Dũng thực thi chính sách công khai minh bạch ở "lỗ mô" "mần ra răng"... hay công khai minh bạch nội bộ ?
Hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại vẫn tiếp túc quen thói của đám quan chức Việt Nam hiện nay: Nói, hô hào một đằng nhưng lại làm một nẻo ?





- Phải hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, tránh xin - cho, tạo sơ hở cho tiêu cực, nhất là trong thu chi ngân sách, đầu tư công, khắc phục bằng được những cơ chế có thể tạo ra đặc quyền, đặc lợi - Thủ tướng nói.




Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
Hôm nay (7/3) tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng triệu tập hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết TƯ 3 (khóa X) về phòng chống tham nhũng, lãng phí; tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng và sơ kết giai đoạn thứ nhất Chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020. Nộp lại quà tặng trị giá gần 1,8 tỷ đồng
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, công tác chống tham nhũng 5 năm qua tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn hạn chế yếu kém. Số vụ việc được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng đang diễn ra.
Số vụ án tham nhũng được điều tra, xét xử trong từng năm có xu hướng giảm trong khi các vụ án hình sự nói chung lại ngày càng tăng. Rất ít phát hiện ra số vụ việc quy mô lớn.

Trong 5 năm qua, nạn tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ vẫn còn nghiêm trọng. Nạn “chạy chức, chạy quyền” vẫn gây bức xúc. Chủ trương cán bộ lãnh đạo, quản lý “chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm” chưa đi vào cuộc sống.
Trong khi đó, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa nghiêm, nhiều nơi né tránh. Nhiều nơi chưa có quy định cụ thể về quy tắc ứng xử trong việc cưới, tang, mừng nhà mới, tổ chức sinh nhật, nhận học hàm, bằng cấp. Việc kê khai tài sản chưa có tác dụng do chưa được công khai rộng rãi, Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, nhất là bất động sản và các tài sản có giá trị khác.
Nhiều cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất minh về thu nhập và mức sống nhưng chưa có quy định để xem xét, xác minh, làm rõ.
Tính đến nay, cả nước có 652 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng. Trong đó, xử lý hình sự 97 trường hợp. Đã có 451 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng cho cơ quan, đơn vị, tổ chức với tổng giá trị gần 1,8 tỷ đồng.
Theo Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, 5 năm qua, công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để thực hiện nghị quyết TƯ 4 không thể không đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng. “Các tổ chức đảng, cấp ủy, người đứng đầu, đảng viên cần tiên phong đi đầu, không nể nang, né tránh… Người đứng đầu phải gương mẫu để cấp dưới noi theo”, ông nói.
Phát biểu tại jội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân chia sẻ, tình hình tham nhũng trên địa bàn còn nghiêm trọng, phức tạp. Trong khi đó, rất ít vụ việc được ngăn chặn, phát hiện.
Ông Quân đề xuất phải đưa phòng chống tham nhũng là tiêu chí hàng đầu để kiểm điểm, đánh giá tổ chức đảng, đảng viên. Kiên quyết không đề bạt cán bộ có hành vi sai phạm, suy thoái về đạo đức, lối sống, có dư luận không tốt, thu hồi tài sản sau thanh tra.
Nói như Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, nơi nào người đứng đầu có quyết tâm cao thì nơi đó công tác phòng chống tham nhũng mới đạt hiệu quả rõ rệt.

‘UB chống tham nhũng không thể đứng ngoài bộ máy nhà nước’



“Hoàn thiện các cơ chế chính sách để phòng ngừa tham nhũng. Chẳng hạn, cải cách tiền lương để cán bộ công chức yên tâm công tác, không bị cám dỗ bởi các yếu tố dẫn đến tham nhũng”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Ban chỉ đạo sẽ tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết TƯ 3 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trình Bộ Chính trị và Hội nghị TƯ 5 tới đây. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, chống tham nhũng đã đạt một số kết quả chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra.
Nạn tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn đẩy lùi, còn gây bức xúc lớn trong xã hội và đang là thách thức lớn đối với quản lý nhà nước.
Theo Thủ tướng, bên cạnh giải pháp chống tham nhũng, cần quan tâm đến phòng ngừa, đầu tiên là phải nâng cao quyết tâm, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu.
Bên cạnh đó, phải hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách trong quản lý Nhà nước, tránh xin - cho, tạo sơ hở cho tiêu cực, nhất là ở các lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, thu chi ngân sách, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về công tác cán bộ, trong đó phải công khai minh bạch trong khâu tuyển dụng cán bộ; công khai, dân chủ trong việc đánh giá, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ, kể cả trong việc khen thưởng, kỷ luật để khắc phục, ngăn ngừa các tiêu cực trong việc chạy chức, chạy quyền.
Đảng và Nhà nước phải hoàn thiện chính sách rõ ràng và minh bạch về tiền lương, đất đai, nhà ở cho cán bộ, khắc phục bằng được những cơ chế có thể tạo ra đặc quyền đặc lợi.
Ngoài ra, bộ máy các cơ quan chức năng phòng chống tham nhũng và cơ quan bảo vệ pháp luật phải được xây dựng trong sạch, vững mạnh để xử lý đúng người, đúng tội. Việc xét xử án tham nhũng phải kịp thời, nghiêm minh. Đặc biệt, cần thể hiện tính dân chủ, công khai minh bạch đối với các lĩnh vực dễ tạo ra tham nhũng; phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử.
Về vấn đề kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, người đứng đầu Chính phủ chia sẻ, cách thức kiện toàn như thế nào cho hiệu quả vẫn đang còn nhiều ý kiến thảo luận.
“Nhưng dù lập Ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập hay giữ nguyên bộ máy giống như hiện nay thì cũng không có quyền làm thay cấp ủy đảng trong công tác cán bộ, không thể làm thay chức năng của thanh tra kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố… Ủy ban phòng chống tham nhũng không thể độc lập, đứng ngoài bộ máy nhà nước, đứng ngoài sự lãnh đạo của Đảng. Vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận để xin ý kiến Bộ Chính trị, Trung ương”, Thủ tướng nhấn mạnh.


Lê Nhung

( Vietnamnet )
-----------------------------------------

'Nhiều đảng viên có biểu hiện bất minh về thu nhập'

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong 5 năm qua có xu hướng giảm trong khi tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp.
> Hơn 400 cán bộ, công chức nộp lại quà tặng

Sáng 7/3, tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho hay, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong phòng chống tham nhũng. Mới đây, Nghị quyết Trung ương 4 cũng xác định các nhóm biện pháp hàng đầu là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
5 năm qua, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được những chuyển biến, kết quả cụ thể nhưng theo Thủ tướng, công tác này vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi, gây bức xúc dư luận, và là thách thức lớn đối với vai trò của Đảng.
Do đó, bên cạnh việc nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, đảng chính quyền, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị cần hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý đất đai khoáng sản, thu chi ngân sách, đầu tư công bởi còn nhiều kẽ hở cho lãng phí, tham nhũng. Đồng thời, cần công khai, dân chủ, minh bạch trong tuyển dụng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và khen thưởng, kỷ luật cán bộ.
"Đảng và Nhà nước phải hoàn thiện chính sách rõ ràng, công khai, phù hợp về tiền lương, đất đai nhà ở cho cán bộ bởi đây là điều kiện hết sức quan trọng để giữ gìn phẩm chất đạo đức. Cần làm trong sạch bộ máy của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giúp hoạt động có hiệu quả để ngăn chặn, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị.
Theo người đứng đầu Chính phủ, hội nghị có trách nhiệm phân tích, làm rõ mặt hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 10) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng. Từ đó thảo luận, đề ra các biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tiếp theo.
Ảnh: Tiến Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Tiến Dũng.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay, trong nhiệm kỳ qua, các cấp ủy Đảng đã kiểm tra hơn một triệu đảng viên, phát hiện gần 11.600 đảng viên vi phạm, kỷ luật gần 3.000 người. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý hoặc kiến nghị xử lý 4 ủy viên Trung ương Đảng (nhiệm kỳ 10), 17 bí thư, phó bí thư, ủy viên ban cán sự Đảng các tỉnh thành bộ, ngành và 2 bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn kinh tế nhà nước.

Đồng thời, cơ quan bảo vệ pháp luật đã khởi tố gần 1.500 vụ án tham nhũng với hơn 3.100 bị can; truy tố 1.600 vụ, gần 3.900 bị can; xét xử 1.455 vụ, gần 3.400 bị cáo. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện, xử lý nghiêm minh như vụ Mai Văn Dâu, Huỳnh Ngọc Sỹ...
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận, công tác phòng chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Cụ thể, một số tỉnh ủy, thành ủy có biểu hiện buông lỏng việc chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Không ít người phát hiện, tố cáo tham nhũng bị đe dọa, trả thù nhưng cơ quan chức năng chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
"Nhiều đảng viên, cán bộ có biểu hiện bất minh về thu nhập và mức sống, nhưng chưa có quy định để xem xét, xác minh làm rõ. Dư luận vẫn bức xúc về tình trạng chạy chức, chạy quyền. Việc thi tuyển công khai một số chức danh cán bộ quản lý theo yêu cầu của Nghị quyết Trung ương 3 vẫn chỉ là cá biệt", ông Phúc nói.
Theo ông Phó ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, chủ trương cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm vẫn chưa đi vào cuộc sống; việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa được thực hiện nghiêm, chỉ xử lý lãnh đạo trực tiếp hoặc liên đới thực hiện hành vi tham nhũng; nhiều nơi còn nể nang, né tránh trong việc xử lý người đứng đầu.
Ảnh: Tiến Dũng.
Các đại biểu dự hội nghị là lãnh đạo các bộ ngành, tỉnh, thành phố... Ảnh: Tiến Dũng.
Hơn nữa, việc kê khai tài sản, thu nhập tuy được thực hiện, nhưng tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn thấp bởi việc kê khai còn thiếu trung thực, kết quả kê khai chưa được công khai rộng rãi; và Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, nhất là bất động sản và những tài sản có giá trị lớn.
"Số vụ án tham nhũng được điều tra, truy tố, xét xử trong 5 năm có xu hướng giảm trong khi thực trạng tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Ít vụ được phát hiện và xử lý qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán. Nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào trong 5 năm", ông Phúc nhấn mạnh.
Cũng theo Phó thủ tướng, các vụ tham nhũng quy mô lớn được phát hiện và xử lý còn ít, một số vụ cho hoãn xét xử, đình chỉ vụ án, cho bị can tại ngoại thiếu căn cứ thuyết phục. Nhiều vụ có xu hướng giảm dần về tội danh, tính nghiêm trọng của tội phạm, giảm dần số bị can, bị cáo; nhiều vụ được đình chỉ, miễn xử lý hình sự; số bị cáo cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ cao.
"Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Một số lĩnh vực có nguy cơ xảy ra tham nhũng cao và diễn biến phức tạp là quản lý, sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý tài nguyên khoáng sản; quản lý vốn, tài sản Nhà nước, tín dụng, ngân hàng...", Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói thêm.
Trước nhiều ý kiến đề nghị kiện toàn Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, cơ quan này đề nghị Ban chấp hành Trung ương cho ý kiến về việc lựa chọn một trong 6 mô hình sau:
(1): Giữ mô hình Ban chỉ đạo như hiện nay, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, song cần hoàn thiện thêm về cơ chế hoạt động và bổ sung số thành viên kể cả chuyên trách và kiêm nhiệm.
(2): Ban chỉ đạo do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo để đảm bảo thuận lợi trong việc chỉ đạo các cơ quan tư pháp đối với việc xử lý các vụ án tham nhũng và xử lý cán bộ, đảng viên.
(3): Ban chỉ đạo do Chủ tịch nước đứng đầu.
(4): Ban chỉ đạo do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo.
(5): Hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
(6): Chuyển ban chỉ đạo thành Ủy ban Phòng chống tham nhũng Trung ương, với việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ theo hướng tăng thẩm quyền.
Tiến Dũng
( Vnexpress )
-------------------------------------------------------
Kiểm soát thu nhập của quan chức
TP - Ngày 7-3, tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN kiến nghị cần sớm ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng.
Ảnh: TTXVN.
“Chưa chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm”
Theo Phó Thủ tướng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng (PCTN) Nguyễn Xuân Phúc, công tác PCTN trong 5 năm qua đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật có thể khẳng định rằng, công tác PCTN nói chung và việc thực hiện Nghị quyết T.Ư 3 nói riêng trong nhiệm kỳ qua chưa đạt mục tiêu “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí” như đã đề ra. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra 9 hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện nghị quyết. Đó là, nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục về PCTN chưa hấp dẫn, ở một số nơi việc tuyên truyền mang tính hình thức, thiếu tính chiến đấu.
Không có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người phát hiện, tố cáo tham nhũng. Nhiều chi bộ đảng không nắm chắc quan hệ xã hội của đảng viên, chưa kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý những trường hợp có dấu hiệu vi phạm.
Tính chiến đấu, dân chủ, công khai trong tự phê bình và phê bình theo phương châm “trên trước, dưới sau, trong trước, ngoài sau” còn rất hạn chế. Kết quả tự phê bình, kiểm điểm gần như chưa được công khai theo yêu cầu Nghị quyết T.Ư 3.chế chất vấn trong Đảng gần như chưa được thực hiện mặc dù Bộ Chính trị đã ban hành Quy chế chất vấn.
Theo Phó Thủ tướng, việc công khai, dân chủ trong công tác cán bộ còn hạn chế. Dư luận vẫn bức xúc về tình trạng “chạy chức, chạy quyền”. “Chủ trương cán bộ lãnh đạo, quản lý “chủ động từ chức vì lý do trách nhiệm” chưa đi vào cuộc sống.
Ngoài ra, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng chưa được thực hiện nghiêm. Nhiều cấp ủy, chính quyền còn nể nang, né tránh trong việc xử lý. Việc kê khai tài sản, thu nhập tuy đã thực hiện ở nhiều nơi nhưng tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn rất hạn chế, hiệu quả thấp.
Các quy định hiện nay có những điểm chưa hợp lý như: xác minh để bảo đảm tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả kê khai chưa được công khai rộng rãi và chưa được khai thác đầy đủ. Việc thực hiện các quy định của Bộ Chính trị về những điều đảng viên không được làm ở nhiều nơi còn hình thức và chưa được giám sát. Số trường hợp nộp lại quà tặng ít, không phản ánh đúng thực trạng tình hình hiện nay.
Trong khi, tình trạng lợi dụng các dịp lễ, tết và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc để biếu xén vẫn diễn ra khá phổ biến. Quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa được bảo đảm. Tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung không thuộc phạm vi bí mật nhà nước còn khá phổ biến.
Một hạn chế, yếu kém nữa là số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn ít. Trong 5 năm qua, nhiều địa phương không phát hiện được vụ án tham nhũng nào qua kiểm tra, thanh tra…
Nguyên nhân quan trọng được chỉ ra là, một số cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp, các ngành, lãnh đạo ở trung ương chưa nêu gương về đạo đức, lối sống. Nhiều cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận của mình.
Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Phạm Hữu Bồng cho rằng, hiện nay việc công khai minh bạch còn tù mù, đặc biệt là công khai các dự án thì làm sao nhân dân giám sát được. Có nơi, người tham nhũng thì được về hưu, còn người tố cáo thì bị trù dập. Tham nhũng mà được bao che thì rất nguy hiểm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: M.T
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu trao đổi
bên lề hội nghị. Ảnh: M.T.
Kiến nghị sung công tài sản tham nhũng
Ban Chỉ đạo T.Ư PCTN kiến nghị, phải xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng, những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm.
Đặc biệt, công khai danh tính những người thực hiện hành vi tham nhũng, bất kể ở chức vụ nào, đương chức hay đã nghỉ hưu; tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
Thêm vào đó, phải quyết liệt nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy và người đứng đầu, phai coi PCTN là một nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo chuyển biến trong nhiệm kỳ Đại hội XI.
Một số chức danh có thể phải cam kết công khai trước dân về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng của mình. Mặt khác, mạnh dạn miễn nhiệm, bãi miễn, cho từ chức, tạm đình chỉ chức vụ người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng tạiquan, đơn vị mà họ đang quản lý, phụ trách.
Ngoài ra, cần sớm ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức quyền. Quy định từng bước mở rộng phạm vi công khai kết quả kê khai tài sản của đảng viên, cán bộ, công chức, trước hết là diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Nghiên cứuchế kiểm tra, xác minh kết quả kê khai tài sản để dần nâng cao tính trung thực của kê khai.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Nghị quyết T.Ư 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng đã xác định nhiệm vụ cấp bách nhất là ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Trong nhiệm vụ này thì công tác PCTN là vô cùng quan trọng. Thủ tướng chỉ ra một loạt nhiệm vụ và giải pháp phải triển khai, đẩy mạnh thời gian tới.
Về mô hình Ban chỉ đạo PCTN, Thủ tướng cho rằng, dù chọn mô hình nào cũng phải đáp ứng các yêu cầu mà Nghị quyết T.Ư 3 đã đề ra: “đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả”.
6 mô hình Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống tham nhũng
Tại hội nghị, Ban chỉ đạo T.Ư về PCTN đã chính thức đề nghị Ban chấp hành T.Ư Đảng cho ý kiến về mô hình hoạt động của Ban chỉ đạo T.Ư:
1. Giữ mô hình như hiện nay, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ; song cần hoàn thiện thêm vềchế hoạt động, bổ sung thêm một số thành viên cả chuyên trách và kiêm nhiệm.
2. Ban chỉ đạo do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo để đảm bảo thuận lợi trong việc chỉ đạo cácquan tư pháp đối với việc xử lý các vụ án tham nhũng và xử lý cán bộ, đảng viên.
3. Ban chỉ đạo do Chủ tịch nước trực tiếp chỉ đạo.
4. Ban chỉ đạo do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo.
5. Hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
6. Chuyển Ban chỉ đạo thành Ủy ban PCTN T.Ư, với việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ theo hướng tăng thẩm quyền cho ủy ban này.

Hà Nhân
--------------------------------------------------------
Bịt kín các sơ hở dẫn đến tham nhũng
TT - Ngày 7-3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị toàn quốc sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết T.Ư 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí” và tổng kết năm năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - phó trưởng Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng - cùng chủ trì hội nghị quan trọng này.
Đề xuất thành lập ủy ban chuyên trách phòng chống tham nhũng
"Hội nghị trung ương 4 mới đây đã ra nghị quyết một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Trong đó vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Chúng ta đều hiểu rằng để thực hiện được vấn đề cấp bách này thì không thể không đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng"
Thường trực Ban Bí thư
LÊ HỒNG ANH
Một trong những vấn đề nhận được nhiều ý kiến thảo luận tại hội nghị là về mô hình Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phó trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng) cho biết Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị Ban Chấp hành trung ương cho ý kiến về việc lựa chọn mô hình phù hợp trong số sáu mô hình sau: Thứ nhất, giữ mô hình như hiện nay, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, song cần hoàn thiện thêm về cơ chế hoạt động và bổ sung một số thành viên (cả chuyên trách và kiêm nhiệm). Thứ hai, ban chỉ đạo do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp chỉ đạo để bảo đảm thuận lợi trong việc chỉ đạo các cơ quan tư pháp đối với việc xử lý các vụ án tham nhũng và xử lý cán bộ, đảng viên. Thứ ba, ban chỉ đạo do Chủ tịch nước trực tiếp chỉ đạo. Thứ tư, ban chỉ đạo do Quốc hội trực tiếp chỉ đạo. Thứ năm, hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra trung ương. Thứ sáu, chuyển ban chỉ đạo thành Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương với việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ theo hướng tăng thẩm quyền cho ủy ban này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân nêu kiến nghị: “Từ thực tế tình hình, chúng tôi thấy cần thành lập ủy ban chuyên trách về công tác phòng chống tham nhũng. Ban chỉ đạo hiện nay kiêm nhiệm quá nhiều, như Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ và các thành viên đều hoạt động kiêm nhiệm. Văn phòng Ban chỉ đạo đã được tăng cường, củng cố nhưng mảng công việc này đòi hỏi áp dụng các biện pháp đấu tranh đảm bảo theo đúng quy định pháp luật và cũng đảm bảo kiên quyết”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phát biểu thống nhất với kiến nghị của TP.HCM. Theo đại diện tỉnh Quảng Ngãi, về lâu dài tán thành với phương án chuyển ban chỉ đạo thành Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương, tuy nhiên trước mắt có thể giữ nguyên như hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã nhận được nhiều ý kiến phong phú xung quanh vấn đề tổ chức Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng sao cho có hiệu quả. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng nên giữ như hiện nay, cả ban chỉ đạo ở trung ương cũng như địa phương vì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không có gì cản trở.
“Trong số 22 thành viên Chính phủ chúng tôi lấy phiếu có 16 ý kiến đồng ý giữ như hiện nay, sáu ý kiến không đồng ý” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.
Bên cạnh nhóm ý kiến này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến một số nhóm ý kiến khác như: ở trung ương giữ mô hình ban chỉ đạo như hiện nay, nhưng ở địa phương thì trưởng ban chỉ đạo là chủ tịch HĐND; giữ ban chỉ đạo nhưng có thay đổi người đứng đầu cho phù hợp...
Liên quan đề xuất lập ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Ý kiến chung là dù giữ mô hình như hiện nay hoặc thay đổi cũng phải thực hiện mấy việc: không thể làm thay và không được quyền làm thay cấp ủy Đảng trong công tác cán bộ và xử lý cán bộ; không thể làm thay cấp ủy Đảng trong việc lãnh đạo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác phòng chống tham nhũng; không thể làm thay chức năng của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan điều tra, truy tố, xét xử”.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Cũng có ý kiến cho rằng nếu giao cho ủy ban độc lập có đủ thẩm quyền thì cũng không khả thi. Không thể độc lập đứng ngoài bộ máy nhà nước hiện nay và càng không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ tập hợp các ý kiến thảo luận, cố gắng phân tích như thế nào là phù hợp để trình bày với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương cho ý kiến.
Nhiều địa phương không phát hiện tham nhũng
Tại hội nghị, dự thảo báo cáo sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết trung ương 3 (khóa X) do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày cho biết công tác phát hiện và xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Trong năm năm qua, nhiều địa phương không phát hiện vụ án tham nhũng nào.
Việc kê khai tài sản, thu nhập tuy đã được thực hiện ở nhiều nơi nhưng tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn rất hạn chế, hiệu quả thấp. Một nguyên nhân quan trọng là do Nhà nước chưa kiểm soát được tài sản trong xã hội, nhất là bất động sản và những tài sản có giá trị lớn.
Ông Phạm Hữu Bồng, phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, phản ảnh dư luận bất bình về việc vừa qua có trường hợp một bí thư tỉnh ủy có vi phạm thì được về hưu, trong khi người chống tiêu cực, tham nhũng lại gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần ban hành các cơ chế, chính sách để bảo vệ người chống tham nhũng. Đồng thời ông Bồng đề nghị cần loại bỏ ngay các quy định mang tính đặc quyền đặc lợi, ví dụ trong lĩnh vực nhà đất.
Đại biểu đại diện tỉnh Quảng Ngãi nói trong một bộ phận đảng viên và nhân dân vẫn còn tâm lý chấp nhận quà biếu, đút lót, xin cho, “có những đồng đội trong chiến tranh của tôi nay đến nhờ tôi xin việc cho con em họ kèm theo một câu là: cố gắng giải quyết công việc cho cháu, tốn hết bao nhiêu tao lo”.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói các giải pháp phòng chống tham nhũng phải được thực hiện đồng bộ, tập trung vào một số giải pháp quan trọng như: nâng cao hơn nữa quyết tâm, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Theo Thủ tướng, cần tập trung chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội, khắc phục cơ chế “xin cho” trong quản lý kinh tế - xã hội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: cần bịt kín những sơ hở có thể tạo điều kiện cho tham nhũng, lãng phí, loại bỏ cơ chế tạo ra đặc quyền đặc lợi.
Một giải pháp quan trọng được Thủ tướng Chính phủ đề cập là phát huy hơn nữa vai trò, hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cũng như của xã hội đối với bộ máy công quyền, nhất là đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.
VÕ VĂN THÀNH
--------------------------------------------------
Kiên quyết, kiên trì ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí
22:02 | 07/03/2012

(ĐCSVN) Đó là một trong các nội dung được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận tại Hội nghị toàn quốckết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và tổng kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN), diễn ra ngày 7/3 tại Hà Nội.

Quang cảnh hội nghị chiều 7/3. (Ảnh: TTXVN)
Qua 13 ý kiến tham luận trực tiếp tại Hội nghị cùng nhiều ý kiến gửi bằng văn bản đến Ban Tổ chức đã cho thấy, về cơ bản, các Bộ, ngành và địa phương đều đồng tình với các nội dung được nêu lên trong Dự thảo Báo cáokết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và tổng kết 5 năm thực hiện Luật PCTN.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đánh giá: Hội nghị lần này có vai trò quan trọng, nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đồng chí Lê Hồng Anh cho rằng, 5 năm qua, những thành tựu ban đầu của công cuộc đấu tranh PCTN đã cho thấy quyết tâm và nỗ lực của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và những kết quả đó bước đầu đã góp phần vào sự phát triển của đất nước, ổn định chính trị, đảm bảo an toàn trật tự xã hội, an ninh quốc phòng, củng cố niềm tin của nhân dân... Hội nghị lần này đã được nghe các phân tích cụ thể, chi tiết về nguyên nhân hạn chế, yếu kém đồng thời nghiêm túc, thẳng thắn đề ra các giải pháp thiết thực, cụ thể, phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh PCTN.


Đồng chí Lê Hồng Anh phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Chinhphu.vn)
Đồng chí Lê Hồng Anh đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện đường lối, chính sách pháp luật liên quan đến công tác PCTN, quyết tâm từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí ra khỏi đời sống xã hội. Đồng chí nhấn mạnh, người đứng đầu phải đi tiên phong, không nể nang né tránh trong công tác PCTN; nói đi đôi với làm, cấp trên phải thực sự gương mẫu để cấp dưới noi theo. Nhất trí với những nhiệm vụ mà Hội nghị đã đề ra, đồng chí Lê Hồng Anh đề nghị tiếp tục kiện toàn bộ máy PCTN từ Trung ương đến địa phương. Coi PCTN là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của các cấp ủy đảng, chính quyền…
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN khẳng định: 5 năm qua, các cấp, ngành đã nghiêm túc, tích cực quán triệt, thực hiện các nội dung của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) cũng như Luật PCTN. Công tác PCTN, lãng phí đã có những chuyển biến tích cực, hiệu quả, từng bước được khống chế trên một số lĩnh vực, góp phần thiết thực vào các thành tựu chung của đất nước. Bên cạnh đó, cũng còn có một số mặt chưa đạt yêu cầu đề ra. Tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, còn nghiêm trọng, gây bức xúc cho xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta. PCTN vẫn là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống nhà nước hiện nay của nước ta. Đây cũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi phải luôn kiên trì, kiên quyết, đồng bộ trong đấu tranh phòng, chống nhằm tiến tới đạt được mục tiêu “ngăn chặn, đẩy lùi” tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dựng bộ máy lãnh đạo trong sạch, vững mạnh.



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận Hội nghị (Ảnh: ĐB)
Trước yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cấp, ngành Trung ương và địa phương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, hết sức quyết tâm, chủ động, phòng đi đôi với chống, không coi nhẹ mặt nào trong PCTN. Theo đó, tập trung vào các nhóm giải pháp chủ yếu:
Một là, nâng cao hơn nữa quyết tâm, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Trong đó, nâng cao hơn nữa vai trò, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đặc biệt là tổ chức cơ sở Đảng; nâng cao tính tiền phong, gương mẫu, tự rèn luyện của cán bộ, đảng viên, công chức.
Hai là, tập trung chỉ đạo việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách trong quản lý kinh tế - xã hội, khắc phục nhữnghở, bất cập “xin-cho” trong quản lý bộ máy nhà nước, chính quyền các cấp thuộc các lĩnh vực: đất đai, khoáng sản, thu – chi ngân sách, đầu tư công, quản lý doanh nghiệp nhà nước, cải cách thủ tục hành chính...
Ba là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về công tác cán bộ, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, đánh giá, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng – kỷ luật cán bộ; phải có chính sách hoàn thiện, rõ ràng, công khai, phù hợp về lương, đất đai – nhà ở cho cán bộ, khắc phục cơ chế tạo ra các đặc quyền đặc lợi, đảm bảo công bằng, tạo tâm lý yên tâm công tác, phụng sự Đảng, Tổ quốc và nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức.
Bốn là, xây dựng bộ máy cơ quan chức năng về PCTN trong sạch, vững mạnh và nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, góp phần ngăn chặn và xử lý kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật.
Năm là, dân chủ, công khai, minh bạch đối với các lĩnh vực dễ có nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tăng cường phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, nêu cao sự giám sát của cả cộng đồng xã hội, của nhân dân đối với hệ thống công quyền.
Sáu là, xây dựng tổ chức cơ quan Ban chỉ đạo PCTN từ Trung ương xuống cơ sở đồng bộ, hiệu quả.
Thủ tướng bày tỏ tin tưởng với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), triển khai Nghị quyết Đại hội XI và mới đây nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), với sự kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, quyết liệt, công tác đấu tranh PCTN của nước ta sẽ từng bước đạt kết quả tốt hơn, đạt mục tiêu, yêu cầu “ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, lãng phí” xây dựng Đảng, Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh.
Các từ khóa theo tin:
HNV
-----------------------------------------------------
Tiền lương, nhà ở thỏa đáng để chống tham nhũng
(Dân trí) - “Không ban PCTN nào làm thay được vai trò của cấp ủy đảng trong công tác cán bộ. Chính sách minh bạch, phù hợp về tiền lương, nhà ở cho cán bộ là điều kiện để giữ gìn đạo đức, khắc phục cơ chế tạo ra đặc quyền”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
>> Tham nhũng nghiêm trọng, nhưng nhiều nơi 5 năm... “trống” án
Nội dung thảo luận của các đại biểu tham dự Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 3 (khóa X) về Phòng chống tham nhũng chiều 7/3, ghi nhận nhiều ý kiến trăn trở về kết quả, hiệu quả đạt được của công tác đấu tranh với “quốc nạn” này.

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Chinhphu.vn Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh khái quát, 5 năm qua, công tác phòng chống tham nhũng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra và để thực hiện Nghị quyết TƯ 4 không thể không đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng. Theo ông Lê Hồng Anh, trong công cuộc đấu tranh tới đây, các tổ chức đảng, cấp ủy, người đứng đầu, đảng viên cần tiên phong đi đầu, không nể nang, né tránh… Người đứng đầu phải gương mẫu để cấp dưới noi theo.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tán thành quan điểm đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân. Ông Thảo nhận định, nơi nào người đứng đầu có quyết tâm cao thì nơi đó công tác phòng chống tham nhũng mới đạt hiệu quả rõ rệt.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cũng thẳng thắng thừa nhận, tình hình tham nhũng trên địa bàn quản lý của mình còn nghiêm trọng, phức tạp trong khi rất ít vụ việc được ngăn chặn, phát hiện. Ông Quân đề xuất phải đưa phòng chống tham nhũng là tiêu chí hàng đầu để kiểm điểm, đánh giá tổ chức đảng, đảng viên. Kiên quyết không đề bạt cán bộ có hành vi sai phạm, suy thoái về đạo đức, lối sống, có dư luận không tốt, thu hồi tài sản sau thanh tra.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách để phòng ngừa tham nhũng. Bà Mai phân tích, việc đầu tiên phải tiến hành từ vấn đề cải cách tiền lương để cán bộ công chức yên tâm công tác, không bị cám dỗ bởi các yếu tố dẫn đến tham nhũng.
Trong phần phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ, bên cạnh giải pháp chống tham nhũng, cần quan tâm đến phòng ngừa, đầu tiên là phải nâng cao quyết tâm, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu.
Về đề xuất lập Ủy ban phòng chống tham nhũng độc lập thay cho mô hình Ban chỉ đạo do người đứng đầu cơ quan hành chính lãnh đạo hiện nay, Thủ tướng phân tích, dù có lập Ủy ban hay giữ nguyên bộ máy như hiện nay, các cơ quan đó cũng không có quyền làm thay cấp ủy đảng trong công tác cán bộ, không thể làm thay chức năng của thanh tra kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố… Ủy ban phòng chống tham nhũng không thể độc lập, đứng ngoài bộ máy nhà nước, đứng ngoài sự lãnh đạo của Đảng.
Vấn đề mô hình tổ chức của cơ quan phòng chống tham nhũng sẽ tiếp tục được thảo luận để xin ý kiến Bộ Chính trị, Trung ương.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Trong 5 năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động - Ảnh: Chinhphu.vn Thủ tướng nhấn mạnh giải pháp hoàn thiện chính sách minh bạch, phù hợp về tiền lương, nhà ở cho cán bộ là điều kiện để giữ gìn phẩm chất đạo đức, khắc phục cơ chế có thể tạo ra đặc quyền.
Việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về công tác cán bộ, phải chú trọng vấn đề công khai minh bạch trong khâu tuyển dụng cán bộ; công khai, dân chủ trong việc đánh giá, bố trí, sử dụng, đề bạt cán bộ, kể cả trong việc khen thưởng, kỷ luật để khắc phục, ngăn ngừa các tiêu cực trong việc chạy chức, chạy quyền.
Thủ tướng cũng yêu cầu phải làm trong sạch bộ máy của các cơ quan bảo vệ pháp luật, giúp hoạt động có hiệu quả để ngăn chặn, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, đúng người đúng tội. Việc xét xử án tham nhũng phải kịp thời, nghiêm minh. Đặc biệt, cần thể hiện tính dân chủ, công khai minh bạch đối với các lĩnh vực dễ tạo ra tham nhũng; phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử.
Ngoài ra, Thủ tướng cho rằng, phải hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách trong quản lý Nhà nước, tránh xin - cho, tạo sơ hở cho tiêu cực, nhất là ở các lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, thu chi ngân sách, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước.
Với vai trò trưởng Ban chỉ đạo PCTN TƯ, Thủ tướng khẳng định sẽ tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu tham gia hội nghị để hoàn thiện báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết TƯ 3 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trình Bộ Chính trị và Hội nghị TƯ 5 tới đây.
P.Thảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét