Pages

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với quê hương


Hàng ngàn người tập trung trước Nhà
Trắng để ủng hộ Thỉnh Nguyện Thư
gởi TT Hoa Kỳ
Thanh Quang

Tôi sống ở Mỹ 20 năm nay rồi. Đây là lần thứ hai tôi thấy người Việt Nam mình đoàn kết cho một lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay. Tôi rất hãnh diện. – Ô. Trí Tôn
Trong mấy ngày nay, nhiều trang mạng đề cập tới chuyện Thủ đô Washington của Hoa Kỳ tưng bừng khí thế mạnh mẽ của người Việt hải ngoại vận động cho Nhân quyền tại Việt Nam.
140.000 người ký tên
Người Việt hải ngoại trong tinh thần đoàn kết cao độ, thể hiện trách nhiệm đối với quê hương, tâm trạng thân thương đối với đồng bào trong nước và giữa đồng hương hải ngoại với nhau, và – nói theo lời nhà văn Phạm Thị Hoài – “…biểu dương một ý chí tập thể mạnh mẽ khác thường, nổi bật ngay cả ở một quốc gia mà kiến nghị của công dân là tập quán phổ biến như Hoa Kỳ”.

Những yếu tố đó đã khiến nhiều đồng hương không những ở Hoa Kỳ mà còn từ nhiều nước Phương Tây khác nô nức đổ xô về thủ đô Washington để kêu gọi hành pháp và lập pháp Mỹ áp lực VN cải thiện nhân quyền, trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị, tôn giáo cùng những người vì bày tỏ nhiệt huyết cho sự tồn vong của quê hương, dân tộc mà bị tù đày.
Tôi sống ở Mỹ 20 năm nay rồi. Đây là lần thứ hai tôi thấy người Việt Nam mình đoàn kết cho một lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay. Tôi rất hãnh diện.
Ô. Trí Tôn
Hôm thứ Hai mùng 5 tháng 3 này, trong khi phái đoàn đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ vào Toà Bạch Ốc trình thỉnh nguyện thư với trên 140.000 chữ ký, cũng như trao đổi với đại diện chính quyền Obama về tình trạng vi phạm nhân quyền VN, thì bên ngoài có cả ngàn đồng hương biểu tình ủng hộ. Và hôm sau thứ Ba, khí thế tương tự của đồng hương cũng thúc giục giới lập pháp hoa Kỳ giúp cải thiện nhân quyền tại VN.
Trong khí thế đấu tranh cho quê hương đó, có cả sự hỗ trợ của cộng đồng láng giềng Campuchia, Lào, H’Mông; người Việt ở Âu Châu cũng quy tụ về thủ đô Paris, Pháp Quốc để yễm trợ cho công cuộc Nhân quyền này.

Tại Paris tập thể người Việt tổ chức biểu tình tại công trường Italie, thuộc quận 13 để ủng hộ “Thỉnh nguyện Thư” gởi TT Mỹ. RFA
Mặc dù cuộc vận động hiện giờ chưa rõ mang lại kết quả ra sao, nhưng nhiều đồng hương bày tỏ tin tưởng rằng diễn tiến ủng hộ qua mạng vừa rồi là một thành công đáng kể, mở đường thuận lợi cho công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ tại quê hương VN của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong tương lai.
Chúng tôi muốn đồng bào trong nước hiện đang nhìn thấy chúng tôi đứng ở đây với những tâm huyết hướng về tự do dân chủ cho đồng bào ở quê nhà.
Một người Việt ở Illinois
Sự lạc quan đó thể hiện qua tâm trạng của một tình nguyện viên nhân dịp trọng đại này, là ông Trí Tôn:
“Tôi sống ở Mỹ 20 năm nay rồi. Lần trước là hiện tượng Trần Trường treo cờ mà tôi thấy người Việt Nam biểu hiện sự đoàn kết và đây là lần thứ hai tôi thấy người VN mình đoàn kết cho 1 lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay. Tôi rất hãnh diện.
Một đồng hương đến từ tiểu bang Illinois mong muốn:
“Chúng tôi muốn đồng bào trong nước hiện đang nhìn thấy chúng tôi đứng ở đây với những tâm huyết hướng về tự do dân chủ cho đồng bào ở quê nhà.
Khác biệt với kiến nghị ở VN
Diễn tiến Washington vừa rồi khiến nhà văn Phạm Thị Hoài ở Âu Châu không khỏi liên tưởng tới “Hai con số”, qua đó tác giả so sánh Kiến Nghị Khẩn cấp của Công Dân VN về vụ Tiên Lãng trên Nguyễn Xuân Diện Blog chỉ dừng lại ở 1.361 chữ ký sau 2 tuần lễ phát động với 90 triệu người Việt trong nước, chưa kể người Việt nước ngoài, so với Thỉnh Nguyện Thư đòi trả tự do cho nhạc Sĩ Việt Khang và tất cả nhà đấu tranh ôn hoà tù tội khác với hơn 124.000 chữ ký cũng trong vòng 2 tuần đầu phát động “trên vỏn vẹn 2 triệu người Việt tại Mỹ”. Nhà văn Phạm Thì Hoài nhận xét:
“Cho đến nay những kiến nghị khởi xướng ở trong nước, có sự tham gia của cả người Việt ở nước ngoài, thường không vượt quá con số 2000 chữ kí. Tôi đã tin rằng Kiến nghị Tiên Lãng sẽ phá nhiều lần kỉ lục đó. Sự kiện Tiên Lãng hiện diện ở mức chưa từng có trên truyền thông Việt Nam từ nhiều thập kỉ nay.
Sức chấn động của nó lan đến tận những tầng lớp xã hội vốn không ở hoàn cảnh có thể quan tâm tới những vấn đề nằm ngoài cuộc sinh tồn thường nhật của mình, để kí vào những kiến nghị chẳng hạn như Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012. AFP
Bối cảnh của sự kiện Tiên Lãng, sau kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng cho phép người tham gia kí tên có thể trút bỏ nỗi sợ bị coi là chống phá, phản động, một nỗi sợ đã kéo dài và chi phối lối sống của người Việt tới mức xứng đáng trở thành di sản văn hóa Việt Nam… Nhưng nó dừng lại ở 1361 chữ kí….
Nếu nửa triệu người kí vào đó, chúng ta có thể chắc chắn rằng những bi kịch anh hùng bất đắc dĩ như ông Đoàn Văn Vươn sẽ thuộc về quá khứ.
Giữa lúc khí thế người Việt hải ngoại nô nức như vậy ở Hoa Kỳ và Âu Châu, thì qua bài tựa đề “Trả Lời Người Dân” được nhiều mạng nhật ký phổ biến, tác giả Trần Khải lưu ý rằng từ nơi cách xa nửa vòng trái đất, “Quan chức Mỹ nghe ý dân Mỹ gốc Việt. Quan chức Liên Âu nghe ý dân Việt” nhưng quan chức Hà Nội thì không nghe, thậm chí không trả lời gì cả, dù là dân oan hay là giới trí thức.
Tác giả nhận xét một cách chua chát rằng “quan chức Hà Nội chỉ nghe và trả lời những trò vui trên đài truyền hình mà thôi”. Và từ đó, tác giả buồn cho thân phận dân oan:
“Trần gian quá phức tạp, và những câu hỏi chạm tới cõi siêu hình tất nhiên là khó đồng thuận. Những câu hỏi cụ thể, đơn giản, xảy ra ngay trước mắt có khi cũng không níu áo được người trách nhiệm nào để tâm tới.
Thí dụ như chuyện dân oan, khi họ mất mảnh đất, sự thật là bị cưỡng chế đất, có khi chỉ vài chục hay vài trăm mét vuông, nhưng đi hỏi hoài vẫn không ai trả lời.
Thậm chí, nếu đi về Hà Nội trình đơn lên cán bộ tiếp dân nhằm ngày lễ lớn hay nhằm dịp hội nghị quốc tế, là bị xe công an xúc đưa về tỉnh liền nhằm tránh cho quan chức thế giới nhìn thấy một cõi dân lang thang mà quan lớn không nhận đơn trong khi dân thường không dám tới thăm hỏi.
Chuyện “quan lớn không nhận đơn” của dân oan có lẽ khiến người ta không khỏi liên tưởng tới nạn cường hào ác bỏ đỏ, nạn quan liêu thư lại, nạn “thoái hoá biến chất” của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ đảng viên mà Tổng Bí Thư VN, ông Nguyễn Phú Trọng, đang ra sức “ chỉnh đốn ”.
Qua bài “ ‘Đẩy lùi suy thoái’ – cơ hội của Nguyễn Phú Trọng”, tác giả Phan Thế Hải nhận xét về phát biểu của lãnh tụ đảng này tại “Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá 11 về xây dựng Đảng”, như sau: “Theo lời phát biểu của anh Trọng: “Chỉ tính từ Đại hội 6 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành 8 nghị quyết, Bộ Chính trị ban hành 6 nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng.

Sự kiện Tiên Lãng “Giọt nước tràn ly” khi người nông dân bị ép vào đường cùng. Screen capture/Vietnamnet
Ban Bí thư khoá 7 đã chỉ đạo tiến hành tổng kết 20 năm xây dựng Đảng thời kỳ 1975- 1995; Ban Bí thư khoá 9 chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 20 năm đổi mới (1986 – 2006), trong đó có phần về xây dựng Đảng…”.
Vậy là, mặc cho xã hội tiến như vũ bão, nhưng đảng ta cứ họp, cứ quán triệt, cứ bàn về xây dựng đảng… cứ hô hào: “Cần đẩy lùi suy thoái về chính trị đạo đức trong đảng viên”.
Cũng lạ là mỗi lần nói về chính trị, đạo đức trong đảng, anh Trọng, anh Rứa… đều nói đến suy thoái, mà đã là suy thoái thì phải chặn đứng, phải đẩy lùi. Nhưng càng chặn đứng, càng đẩy lùi thì đạo đức của đảng viên càng suy thoái… chuyện này nghe mãi cũng đâm quen.”
Qua blog Trần Nhương, nhà văn Đắc Trung “suy nghĩ về mấy câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng” khi ông lên tiếng tại hội nghị cán bộ toàn quốc vừa qua rằng “ phần lớn cán bộ đảng viên ta rất tốt và một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân…thoái hóa biến chất”. Nhà văn Đắc Trung thắc mắc:
“Không biết theo Tổng bí thư “phần lớn” và “không nhỏ”hơn kém nhau bao nhiêu? Đó là hai cụm từ gần nghĩa nên, nếu phần lớn chiếm hơn 50% thì không nhỏ cũng phải hơn 40%. …
Nếu coi Đảng ta là một cơ thể sống mà có tới hơn 40% các bộ phận đã và đang thoái hóa, chỉ hơn 50% còn tốt thì có nghĩa cơ thể đó đã mắc bệnh nan y rồi, nguy kịch lắm rồi. Không bằng mọi biện pháp kiểm tra, chiếu chụp, xét nghiệm đầy đủ, kết luận chính xác để có phác đồ điều trị cụ thể, không dũng cảm tiến hành cuộc đại phẫu cắt bỏ những phần đã thoái hóa biến chất đi thì đúng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định sự tồn vong của Đảng và chế độ sẽ rất khó lường.”
Đảng và Dân?

Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. AFP
Theo tác giả Trần Duy Quỳnh của bài “Nghị quyết Trung ương 4 – Bản giao hưởng cuối cùng của đảng”, thì thật ra nghị quyết này “ chỉ là khúc Nam Ai của đảng với âm điệu ‘buồn sâu sắc mà người nghe không thể cầm được nước mắt!’ ”. Tác giả viện dẫn tới chuyện xưa:
“Nếu ngày xưa, An Dương Vương đánh thua Triệu Đà, chạy tới núi Mộ Dạ, hết đường, nhà vua định tự tử thì thần Kim Quy hiện lên bảo “giặc ngồi sau lưng bệ hạ đó!”. An Dương Vương quay lại, thấy Mỵ Châu, hiểu ra cớ sự, tức giận rút gươm chém đứt đầu con gái rồi tự tử.”
Tất cả những gì đảng làm thật ra chỉ vì sự sống còn của đảng và chế độ. “ Nếu đảng cứ tiếp tục sống còn thì dân tiếp tục sống mòn”.
Trần Duy Quỳnh
Thì bây giờ, giá Hồ Chí Minh linh thiêng, hiện lên sau lưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói “giặc ngồi trước mặt đồng chí kìa!” thì hay biết mấy! Mà thật ra, hy vọng ông Trọng đã biết “giặc” là ai từ lâu.
Cái “vuốt thần” giữ nước ngày xưa được An Dương Vương tin tưởng giao cho nàng Mỵ Nương, rốt cuộc bị chàng Trọng Thủy gạt, trao vuốt giả để rồi mất nước vào tay Triệu Đà, thì cũng giống như cái “cơ chế” ngày nay được đảng tin tưởng giao cho đảng viên toàn quyền nắm giữ vậy. Chỉ khác có điều là lần này, đảng không bị ai “gạt” hết.”
Vẫn theo tác gia Trần Duy Quỳnh thì tất cả những gì đảng làm thật ra chỉ vì sự sống còn của đảng và chế độ. Nhưng tác giả cảnh báo rằng “ Nếu đảng cứ tiếp tục sống còn thì dân tiếp tục sống mòn”. Và “Suy cho cùng, nỗi sợ của đảng cũng chưa lớn bằng nỗi sợ của dân.
Nỗi sợ của dân là đảng sẽ trường tồn vĩnh viễn. Nếu đảng mất, chế độ mất thì đảng viên sẽ lại trở thành người dân bình thường, Việt Nam vẫn là Việt Nam, nhưng nếu đảng còn mãi mãi thì khả năng Hán hoá sẽ không thể tránh khỏi. Và không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra?”.
Blogger Phạm Viết Đào nêu lên câu hỏi rằng “ làm thế nào để trị được đảng viên hư để chỉnh đốn Đảng ?”
Blogger Phạm Viết Đào trích dẫn ý kiến của quần chúng khi báo chí rầm rộ đưa tin về Nghị quyết 4 cùng nhóm giải pháp, rằng “ Nếu Bộ Chính trị thật lòng muốn chỉnh đốn Đảng thì phải nêu gương chỉnh từ trên xuống như lời ông Lê Khả Phiêu; tức là trong số các ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW kỳ này dứt khoát phải có ông đứng ra nhận lỗi là mình có sai sót và nhận kỷ luật ?
Chả nhẽ Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương không ai có khuyết điểm gì, tốt đẹp cả thế thì tại sao đẩy Đảng vào tình thế nghiêm trọng, bê bết như hiện nay nên phải hè nhau chỉnh đốn?
Chả nhẽ Hải Phòng bê bết như vậy, gây hậu quả nghiêm trọng như vậy, một Bí thư thành ủy như ông Nguyễn Văn Thành công khai bày tỏ ý kiến ngược với ý kiến kết luận của Thủ tướng mà không bị làm sao…
Các cơ quan chức năng dưới sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy Hải Phòng vi phạm pháp luật nghiêm trọng như vậy mà không một lãnh đạo chủ chốt nào của thành ủy Hải Phóng bị kỷ luật về Đảng”. Nhà văn Phạm Viết Đào nhận xét:
“Thực ra truy quét và nghiêm trị đảng viên hư theo kiểu bắt tận tay day tận trán kiểu này vẫn là cách làm cò con; Để giải quyết các vấn đề thuộc nội bộ của một tổ chức, hơn nữa đây lại là tổ chức của một đảng cầm quyền thì phải làm bài bản hơn, khoa học hơn; tức là làm một cách có tổ chức chứ không phải tùy hứng hoặc duy ý chí mà phải lần tới từ gốc của vấn đề vì sao dẫn tới việc đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn tới vi phạm kỷ luật, pháp luật nhà nước…
Nếu không làm một cách bài bản, đến nơi đến chốn thì cuộc chỉnh Đảng lần này sẽ rơi vào tình cảnh giống như các cuộc Liên hoan nghệ thuật – Liên hoan “nghệ thuật chính đốn Đảng”…
Tại các Liên hoan mọi người đến tham gia và ra về đều vui vẻ cả, người bất tài thì sẽ được cấp chứng chỉ có mặt tại Liên hoan; người có các hoạt động nổi trội hơn một chút thì sẽ được cấp Huy chương vàng, bạc, bằng khen của hội đoàn này nọ; như vậy cái hoạt động chính trị nghiêm túc này sẽ biến thành hoạt động của cái đám phường tuồng, phường chèo.
Theo nhà thơ Bùi Minh Quốc thì “Chỉnh đốn Đảng là một cuộc chiến đấu gian truân và quyết liệt nằm trong cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại tất cả những gì đã cũ kỹ hư hỏng để tạo ra những cái mới mẽ tốt tươi…”, và phải “…dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
Bài thơ “Những ngày thường đã cháy lên” mà nhà thơ Bùi Minh Quốc gởi cho Nguyễn Tường Thuỵ Blog đã mạnh mẽ hỏi tội những kẻ “thẻ đỏ tim đen”, với đoạn như:
Những người lính vô danh
Những người mẹ vô danh
Đã ngã xuống những nẻo đường dằng dặc chiến tranh
Mắt các người làm sao nhắm được
Xương máu các người đã nhào nên đất nước
Từ dưới mồ trừng mắt nhìn lên :
Ai đổ máu xương cho Đảng cầm quyền ?
Tạp chí Điểm Blog xin dừng lại ở đây. Thanh Quang xin hẹn gặp lại tuần sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét