Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Ba Mươi Tháng Tư: Vài Câu Chuyện Về Ba Tây – Việt Nam

Nguyễn Quang Duy

Tháng 8 năm 1964, sự kiện Vịnh Bắc Bộ đã được báo chí Ba Tây đưa tin và tạo dư luận ủng hộ việc Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. Chính phủ Ba Tây đã gởi đến miền Nam Việt Nam cà phê và thuốc Tây và cứu xét việc gởi quân tham chiến. Mặc dù giúp đỡ của Ba Tây rất nhỏ bé, khi Việt Nam Cộng Hòa xây dựng tượng đài Chiến sĩ Tự do chúng ta đã không quên ghi tên Ba Tây như một quốc gia đồng minh. Tượng đài này nằm giữa hồ Tháp Rùa thuộc Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.
Tài liệu về Ba Tây đã được phổ biến trong quyển “Chiến tranh Việt Nam và giai đoạn tham chiến của Hoa Kỳ” được xuất bản tại Rio de Janeiro năm 2004. Tác giả Orivaldo Lême Biagi là Thạc sĩ môn lịch sử Ba Tây, Giảng viên Đại Học UNICAMP, Bang Sao Paulo. Tài liệu đã được một thuyền nhân tại Ba Tây, ông Nguyễn Hữu Thọ lược dịch và chuyển đến người viết hiệu đính. Nhân 30 tháng 4 năm nay người viết xin chuyển đến bạn đọc để biết thêm một góc cạnh của chiến tranh Việt Nam.

Khi miền Nam lọt vào tay cộng sản, đáp lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, từ tháng 3 năm 1979, Ba Tây đã đón nhận hằng trăm thuyền nhân tị nạn cộng sản. Những người Việt đầu tiên đến Ba Tây gặp rất nhiều khó khăn, phải dùng tiếng Anh hay tiếng Pháp để đối thọai với người bản xứ vì không ai biết tiếng Bồ Đào Nha, lại cũng không có người Ba Tây biết tiếng Việt. Khi ấy Ba Tây lại rất nghèo, không có hệ thống an sinh xã hội, người tị nạn phải nhờ đến sự trợ giúp của Hội Hồng Thập Tự và các tổ chức từ thiện khác.
Nhưng nhờ cần cù học hỏi và làm ăn, ngày nay đa số đều có được một cuộc sống ổn định và xem ra khá thành công. Tại Thành Phố Sao Paulo nhiều người trở thành chủ hãng hay mở các cửa tiệm bán buôn. Cộng đồng người Việt tại Ba Tây có chừng 200 người, luôn gắn bó với nhau, lại quý mến và luôn mời chào những đồng hương từ phương xa ghé thăm đất nước cưu mang họ. Ngày nay nhờ phương tiện truyền thông Internet người Việt sống tại Ba Tây dễ dàng gắn bó với người Việt khắp nơi trên thế giới.
Chuyện mới nhất là chuyện Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng đã bị Tổng Thống Ba Tây Vana Dilma Rousseff từ chối tiếp. Theo lịch trình ông Trọng sẽ thăm hai nước Châu Mỹ La Tinh được đảng Cộng sản xếp là thiên tả, Cuba và Ba Tây. Trước ngày ông Trọng rời Việt Nam, các cơ quan tuyên truyền luôn rả rích: “Chuyến thăm cũng là dịp để (đảng Cộng sản) Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết của Việt Nam đối với các lực lượng cánh tả, tiến bộ ở hai nước, cùng trao đổi quan điểm về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, góp phần xây dựng thành công sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước.”
Họ cũng không ngừng ca ngợi Tổng thống Ba Tây, bà Vana Dilma Rousseff. Cha bà là đảng viên đảng Cộng sản, khi còn rất trẻ bà đã tham gia các tổ chức du kích cánh tả chiến đấu chống lại Chính quyền Quân Sự. Trong những năm 1970-72, bà bị bắt bỏ tù, bị tra tấn dã man.
Các cơ quan tuyên truyền cộng sản cố tình không nhắc đến việc bà đã dứt khoát từ bỏ đấu tranh vũ trang và luôn cổ vũ cho dân chủ. Khi tham chính bà được tiếng cứng rắn và trong sạch. Bà đã thẳng tay truy tố những quan chức tham nhũng và làm sạch bộ máy của Ba Tây.
Bà và vị Tổng Thống tiền nhiệm đã đưa đất nước Ba Tây trở thành một nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. Đảng Lao Động của bà theo khuynh hướng xã hội, thế nên thành quả kinh tế thay vì lọt vào tay đám tư bản đỏ như tại Việt Nam đã được phân chia cho những người nghèo khổ tại Ba Tây. Nhờ thế khỏang cách giàu nghèo tại đây càng ngày càng được thu hẹp.
Quả đúng với biệt danh người Ba Tây đặt cho bà “người đàn bà dữ tợn nhất Ba Tây”. Bà đã mời (?) mà phút cuối lại từ chối tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, không cho ông Trọng một cơ hội: “… bày tỏ sự ủng hộ, đoàn kết của đảng Cộng sản Việt Nam đối với các lực lượng cánh tả, tiến bộ ở hai nước, cùng trao đổi quan điểm về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, …”
Trong khi đó tại Úc, người phụ nữ đài cát nhất Úc, Tổng Toàn quyền Quentin Bryce AC vì mời Nguyễn Phú Trọng cũng đã gây không ít khó khăn cho đảng Lao Động tại đây. Số là tháng 5 năm 2011, khi bà sang thăm Việt Nam, bà đã mời Nguyễn Phú Trọng sang Úc thăm bà, ông Trọng khi ấy chưa biết thân phận nên cũng đã nhận lời. Lời mời gây ít nhiều tranh cãi trong nội bộ đảng Lao Động Úc. Có người đặt câu hỏi về tư cách đại diện của Nguyễn Phú trọng. Phe Cộng Hòa lắc léo hơn cho rằng nước Úc không cần Tòan Quyền chỉ gây khó khăn cho chính phủ tốn hao ngân quỹ nước Úc. Cánh thân Cộng thì cho việc mời là đúng vì trên nguyên tắc Nguyễn Phú Trọng là người cầm quyền cao nhất tại Việt Nam, nhưng không đúng lúc vì đảng Lao Động cần tập trung cho việc bầu cử có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Thế là việc mời được hõan lại.
Còn các đảng khác và Cộng đồng người Việt tự do thì chỉ đợi Nguyễn Phú Trọng sang để chất vấn về nhân quyền, về dân oan, về tham nhũng, về việc bán nước của đảng Cộng sản Việt Nam. Mấy ngày nay trước toà đại sứ cộng sản Việt Nam tại Canberra, thủ đô Úc, anh Trương Quốc Việt đã mang trên ngực tấm bảng “Hãy trả nhà nhỏ cho gia đình tôi và Nhà Lớn cho dân tộc tôi!” tọa kháng phản đối những hành động bạo ngược cướp đất, phá nhà, đàn áp dân lành của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Trong nước thì hình ảnh từ Văn Giang Hưng Yên hằng ngàn người dân tay cầm liềm, xẻng, cuốc, gậy gộc, sẵn sàng đối đầu với công an bộ đội cộng sản cho thấy người dân đã xem giới cầm quyền cộng sản như kẻ thù. Lửa đã bốc. Súng đã nổ. Tức nước thì vỡ bờ. Một bờ vỡ thì còn cơ mang cứu vớt. Nhiều bờ liên tục vỡ thì Nguyễn Phú Trọng và nhóm cầm quyền thay vì thăm Úc chỉ còn nước bỏ xứ sang Tầu. Mà biết đâu đảng Cộng sản Tầu lại xụp đổ trước đảng Cộng sản Việt Nam.
Nói đến chuyện xưa, chuyện nay mà không có một đôi lời lạm bàn về chuyện tương lai, thì quả là thiếu xót. Người Việt luôn trọng ân, trong nghĩa, xưa chúng ta xem Ba Tây là một nước đồng minh thì mai sau nếu một tượng đài ghi ân các quốc gia giúp người tị nạn cộng sản được xây dựng tại Việt Nam, chắc chắn Nhân Dân Ba Tây cũng sẽ được tri ân. Cũng thế Tổng thống Ba Tây, bà Vana Dilma Rousseff sẽ là một khách quý để chúng ta có thể học hỏi từ bà làm sao để xã hội Việt Nam có được dân chủ và công bằng.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
26/4/2012
Theo VietBao

1 nhận xét:

  1. Trọng lú qua Cuba, mang theo 5000 tấn gạo gọi là làm quà cho thằng em ăn để thức mà canh giữ Hòa Bình thế giới. Thế giới này mà có hòa bình là nhờ ơn của hai đảng Cộng Sản Cu-Việt đấy. Nhớ nhé!
    Lỡ chơi sang thì phải tìm đường gở gạc. Ngỡ rằng chuyến này người giàu Ba Tây sẽ mở hầu bao bố thí cho vài đồng, Trọng ta hí ha hí hững tin rằng sau chuyến này đảng ta sẽ tha hồ mà no cơm ấm cật, thêm sức để đàn áp dân.
    Nhưng sự đời lại có cái chữ Nhưng khốn nạn. Chưa bước tới nhà mà cửa đã đóng, then đã cài, Trọng ta như con chồn lùi lầm lũi quay về và phán rằng: Chị Ba - nữ Tổng thống Ba tây - tháng này vì kinh nguyệt không đều, khó ăn khó ở, nên phải bế quan.

    Trả lờiXóa