Pages

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông

M. Taylor Fravel



Trì hoãn là chiến lược mà Trung Quốc đã sử dụng đối với Biển Đông từ giữa những năm 90 đến nay. Bài viết sẽ đi sâu phân tích vì sao Trung Quốc lại sử dụng chiến lược này và một số kết quả mà Trung Quốc đạt được cũng như tác động như thế nào đối với khu vực

Bài viết phân tích cách ứng xử của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông thông qua lăng kính chiến lược của Trung Quốc quản lý các tuyên bố chủ quyền. Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách trì hoãn giải pháp cho tranh chấp. Mục tiêu của chiến lược này là củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là các tuyên bố về chủ quyền các vùng biển hay quyền tài phán đối với các vùng nước này, và răn đe các nước khác củng cố tuyên bố chủ quyền của họ mà gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, bao gồm các dự án phát triển nguồn tài nguyên mà Trung Quốc không được tham gia. Kể từ giữa những năm 2000, mức độ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và răn đe các bên tuyên bố chủ quyền khác đã tăng lên thông qua các biện pháp về ngoại giao, hành chính và quân sự. Mặc dù chiến lược của Trung Quốc là tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình, nhưng Trung Quốc cũng đe dọa các quốc gia yếu hơn trong tranh chấp và theo đó Trung Quốc đang làm bất ổn định khu vực. Kết quả là, chiến lược trì hoãn bao gồm các nỗ lực ngăn cản leo thang căng thẳng tuy nhiên trong khi đó Trung Quốc vẫn tiếp tục tìm cách củng cố chủ quyền của mình.

Trong những năm gần đây, không một tranh chấp vùng biển nào gây ra sự chú ý nhiều hơn tranh chấp về đảo, đá ngầm và các vùng nước tại Biển Đông. Tranh chấp bao gồm các tuyên bố chồng chéo của sáu chính phủ đối với chủ quyền lãnh thổ và các quyền chủ quyền các vùng biển, bao gồm các tuyến đường biển chính kết nối từ Đông Nam Á với Đông Bắc Á, bao gồm các khu vực đánh bắt cá rộng lớn và có thể chứa đựng lượng dự trữ dầu và khí ga lớn. Trong tranh chấp Biển Đông không một quốc gia nào gây ra sự chú ý nhiều hơn nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) do tuyên bố chủ quyền một vùng rộng lớn, trong quá khứ đã sử dụng vũ lực để đánh chiếm các đảo và vùng nước và năng lực hải quân ngày càng mạnh lên.

Bài viết này phân tích cách ứng xử của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông thông qua lăng kính chiến lược của Trung Quốc quản lý các tuyên bố chủ quyền. Từ giữa những năm 1990, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách trì hoãn giải pháp cho tranh chấp. Mục tiêu của chiến lược này là củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là các tuyên bố về chủ quyền các vùng biển hay quyền tài phán đối với các vùng biển này, và răn đe các nước khác củng cố tuyên bố chủ quyền của họ gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, bao gồm các dự án phát triển nguồn tài nguyên mà Trung Quốc không được tham gia. Kể từ giữa những năm 2000, mức độ các nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền và răn đe các nước khác đã tăng nhanh thông qua các biện pháp ngoại giao, hành chính và quân sự. Mặc dù chiến lược của Trung Quốc là nhằm củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình nhưng Trung Quốc cũng tìm cách đe dọa các nước yếu hơn trong tranh chấp và như vậy đã đang tạo ra sự bất ổn tại khu vực. Đây à kết quả là chiến lược trì hoãn bao gồm các nỗ lực ngăn chặn leo thang căng thẳng giữa các bên tuyên bố chủ quyền.

Bài viết được trình bày như sau. Các tuyên bố chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông, mà xác định các mục tiêu và bối cảnh cho chiến lược của Trung Quốc, được phân tích trong phần tiếp theo. Tiếp theo, bài viết miêu tả việc sử dụng chiến lược trì hoãn từ những năm 1949 và hai giai đoạn Trung Quốc sử dụng vũ lực là vào năm 1974 tại Nhóm đảo Lưỡi liềm (Cresent Group) tại quần đảo Hoàng Sa và vào năm 1988 đối với dải đá ngầm Johnson (Johnson Reef) tại quần đảo Trường Sa. Hai phần tiếp theo này phân tích các hợp phần quân sự, hành chính và ngoại giao trong chiến lược trì hoãn của Trung Quốc và các nỗ lực quản lý căng thẳng kể từ mùa hè năm 2011. Cuối cùng, bài viết phân tích các tác động đối với hợp tác và xung đột trong tranh chấp.

Các tuyên bố chủ quyền và Lợi ích tại Biển Đông của Trung Quốc

Đối với Biển Đông, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với hai nhóm đảo và các quyền chủ quyền các vùng biển đối với các vùng nước liên quan. Cơ sở hiện nay cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là bài phát biểu của Thủ tướng Chu Ân Lai vào tháng 8 năm 1951 trong các cuộc đàm phán ký hòa ước của Đồng minh với Nhật Bản. Trong bài phát biểu này, Chu Ân Lai đã tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa[1]. Tháng 9 năm 1958, Trung Quốc tái khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này khi Trung Quốc khẳng định quyền chủ quyền đối với các vùng nước trong thời gian khủng hoản Kim Môn. Tuyên bố năm 1958 đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc gắn tuyên bố chủ quyền lãnh thổ với đòi hỏi quyền chủ quyền các vùng biển, trong trường hợp này, quyền chủ quyền với các vùng lãnh hải. Từ giữa những năm 1970 cho đến nay, các phát biểu chính thức của chính phủ đã được sử dụng chủ yếu là cùng một ngôn ngữ để thể hiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Tuyên bố thường được diễn đạt: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa (hay là các đảo ở Biển Đông) và các vùng nước liền kề.”

Khi thể chế luật pháp quốc tế về vùng biển đã phát triển, Trung Quốc bắt đầu pháp điển hóa các tuyên bố chủ quyền của mình đối với các quyền chủ quyền các vùng biển thông qua việc đưa ra nội luật của mình. Các luật này hòa hợp hệ thống pháp luật của Trung Quốc với các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Năm 1992, Quốc hội (NPC) thông qua Luật về Lãnh Hải Vùng Tiếp giáp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó tái khẳng định nội dung của tuyên bố 1958 nhưng ngôn ngữ thì cụ thể hơn. Tiếp sau luật này, Trung Quốc thông qua đường cơ sở cho các vùng nước của mình vào năm 1966. Năm 1998, Quốc hội Trung Quốc thông qua luật về Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó Trung Quốc tuyên bố thêm quyền các vùng biển nhiều hơn được ghi trong luật năm 1992.[2] Luật vùng đặc quyền kinh tế không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, nhưng khi kết hợp với luật lãnh hải năm 1992, nó cung cấp cơ sở cho tuyên bố các quyền chủ quyền các vùng biển tại Biển Đông. Tháng 4 năm 2011, Trung Quốc xác nhận việc diễn dịch luật này trong công hàm gửi đến Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Giới hạn thềm lục địa (CLCS) nói rằng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa hoàn toàn “có quyền” tạo ra vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa[3].

Phạm vi của các tuyên bố của Trung Quốc là các quyền chủ quyền chủ quyền các vùng biển hay quyền tài phán, tuy nhiên, vẫn còn nhiều mập mờ. Trước tiên, nhiều trong số các vùng đất Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không đáp ứng được yêu cầu là đảo theo như điều 121(3) của UNCLOS và theo đó không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc có lẽ có thể tuyên bố phần lớn các đảo của Quần đảo Trường Sa cũng như là đảo Phú Lâm của Hoàng Sa và đảo Ba Bình (hiện đang bị Đài Loan chiếm đóng)[4]. Các tuyên bố chủ quyền như vậy, tuy nhiên, chỉ cho thấy thái độ mở rộng tối đa với lãnh thổ, trong khi UNCLOS yêu cầu các quốc gia giải quyết tranh chấp khi các tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn.

Điều mập mờ thứ hai liên quan đến câu hỏi chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc có thể tuyên bố tại Biển Đông. Điều 14 của luật vùng đặc quyền kinh tế năm 1998 của Trung Quốc quy định “luật biển sẽ không ảnh hưởng đến các quyền lịch sử mà Cộng hòa Nhân đân Trung hoa có”. Mặc dù một số nhà nghiên cứu chính sách đã gợi ý rằng Biển Đông là vùng nước lịch sử, luật năm 1998 không xác định nội dung hay phạm vi của chủ quyền lịch sử này[5]. Hơn thế nữa, không có luật nào của Trung Quốc miêu tả những cái quyền này có thể bao gồm[6].

“Đường chín đoạn” xuất hiện trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc trong khu vực tạo ra sự mơ hồ thứ ba. Đường chín đoạn này ban đầu được vẽ vào những năm 1930, bắt đầu xuất hiện trên bản đồ chính thức của Cộng hòa Trung Hoa (ROC) năm 1947 và đã xuất hiện trên các bản đồ của PRC kể từ năm 1949. Cả ROC và PRC đều đã không từng định nghĩa dạng tuyên bố chủ quyền nào đường chín đoạn này thể hiện. Đến ngày nay, đường chín đoạn vẫn không được xác định. Ví dụ, mặc dù Trung Quốc đã bao gồm một bản đồ đường chín đoạn trong công hàm gửi CLCS vào tháng 5 năm 2009, Trung Quốc chưa bao giờ định nghĩa đường này hay tuyên bố các chủ quyền lịch sử mà một số học giả đã thảo luận là đường chín đoạn ám chỉ[7].

Nếu các tuyên bố chính thức và luật của Trung Quốc được xác định giá trị, thì chỉ có một cách giải thích về đường này có thể được: đường miêu tả tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với các đảo và các vùng khác nằm trong đường này, có thể kể tên như là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Khi Trung Quốc công bố đường cơ sở vào nằm 1996, Trung Quốc vẽ đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa nhưng không vẽ tại quần đảo Trường Sa. Đạo luật này cho thấy Trung Quốc có ý định sẽ tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình đối với các quyền các vùng biển (chứ không phải là chủ quyền với các đảo) tại Biển Đông thông qua UNCLOS, theo như cam kết của Qichen năm 1995[8]. Nếu như đường chín đoạn đại diện cho bất cứ điều gì khác với tuyên bố chủ quyền cho các đảo kèm theo từ đó Trung Quốc tuyên bố các quyền vùng biển, sau đó Trung Quốc sẽ không cần thiết phải tuyên bố các vùng lãnh hải vào năm 1958 hay vẽ đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa đã nằm trong đường chín đoạn. Như Daniel Dzurek đã quan sát, việc phân định đường cơ sở xung quanh Hoàng Sa là “không nhất quán về mặt lô gic” với tuyên bố chủ quyền các vùng nước hay các cách giải thích khác của đường chín đoạn này[9].

Sự không sẵn lòng hay không có khả năng của chính quyền Trung Quốc trong việc định nghĩa đường chín đoạn, tuy nhiên, tạo ra khoảng trống cho nhiều các diễn viên đề xuất các cách diễn dịch cạnh tranh khác nhau về đường này[10]. Cục quản lý Đánh bắt cá Khu vực Biển Đông (SSRFAB), ví dụ, miêu tả các hoạt động của mình là nhằm bảo vệ các ngư dân Trung Quốc khi họ hoạt động trong “đường biên giới truyền thống”[11]. Báo chính thức của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), tờ Jiefangjun Bao, đôi khi đề cập đến “đường biên giới lãnh hải truyền thống” tại Biển Đông[12]. Từ những năm 1980, có nhiều các diễn viên liên quan đến vùng biển như Hải quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) và Lực lượng Hải giám thuộc Cơ quan quản lý Biển, đều cử tầu đến bãi đá Johnson, một vùng đá chìm dưới nước được cho như là vùng đầu phía Nam tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại biển Đông. Trên thực tế, các quốc gia theo như UNLCOS không thể tuyên bố chủ quyền đối với các vùng chìm dưới không gắn kết với đất liền. Tuy nhiên, tính biểu tượng của hành động này là nhất quán với cách diễn dịch rộng về “đường chín đoạn”.

Trung Quốc theo đuổi nhiều lợi ích thông qua các tuyên bố đối với chủ quyền lãnh thổ và quyền chủ quyền các vùng biển tại Biển Đông. Như chỉ huy trưởng của PLAN Đô đốc Liu Huaqing (Lưu Hoa Thanh) đã nhận xét, “bất cứ ai kiểm soát quần đảo Trường Sa sẽ thu được lợi ích to lớn về kinh tế và quân sự”[13]. Về mặt kinh tế, tài phán đối với các vùng nước này sẽ cho phép Trung Quốc quyền tiếp cận đối với các nguồn tài nguyên biển trên Biển Đông, đặc biệt là nguồn khí hydrocarbons và cá. Các nguồn số liệu từ Trung Quốc cho biết có khoảng 105 tỉ thùng dự trữ khí hydrocarbon quanh khu vực quần đảo Trường Sa. Trong khi đó Biển Đông đóng góp một số lượng lớn lượng cá đánh bắt hàng năm của Trung Quốc[14]. Phần lớn thương mại của Trung Quốc cũng được đưa qua vùng biển này, bao gồm 80% nhập khẩu dầu của Trung Quốc[15]. Về mặt quân sự, Biển Đông tạo nên vùng biển đệm cho các tỉnh phía Nam Trung Quốc và sẽ là sân chơi quyết định cho các hoạt động trong một cuộc xung đột về vấn đề Đài Loan với Mỹ. Bất cứ nỗ lực nào nhằm phong tỏa Trung Quốc trong thời chiến cũng sẽ xảy ra tại các vùng nước này.

Liệu cách Trung Quốc gọi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” có tương ứng với Tây Tạng hay Đài Loan hay không đã thu hút nhiều sự chú ý vào năm 2010. Tờ New York Times báo cáo vào tháng 4 năm 2010 rằng Trung Quốc đã miêu tả Biển Đông như là “lợi ích cốt lõi”[16] . Mặc dù vấn đề này đã được thảo luận nhiều trong các cuộc họp riêng giữa các quan chức của Mỹ và Trung Quốc, không một nhà lãnh đạo cao cấp nào của Trung Quốc đã từng công khai nói rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, không giống như Tây Tạng hay Đài Loan[17]. Ngoại lệ duy nhất dường như là xuất hiện một bài báo tiếng Anh đăng trên Hãng tin Tân hoa xã vào tháng 8 năm 2011[18]. Bài viết miêu tả chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo tại Biển Đông và các vùng nước lãnh hải như là “một phần lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”, nhưng không phải là chỉ riêng bản thân Biển Đông.

Liệu các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có chỗ cho đàm phán? Theo quan điểm của tác giả thì câu trả lời là có. Khi Trung Quốc công bố các đường cơ sở vào năm 1996, Trung Quốc không vẽ đường cơ sở xung quanh bất cứ đảo nào của quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng không vẽ đường cơ sở xung quanh các vùng tranh chấp, bao gồm Đảo Điếu Ngư và Đài Loan. Điều này cho thấy sự công nhận tranh chấp và khả năng Trung Quốc có thể thỏa hiệp trong một số bối cảnh trong tương lai. Trung Quốc, do đó, “không trói tay” hay “đốt cầu” bằng cách công bố các đường cơ sở xung quanh các vùng hay khu vực đàm phán có thể cần đàm phán. Nói chung, Trung Quốc cũng đã thỏa hiệp trong các tranh chấp lãnh thổ khác và trong phân định biên giới vùng biển với Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ.

Đọc toàn bộ bản dịch tại đây

M. Taylor Fravel

Thái Giang (dịch)

Quang Hưng (hiệu đính)

Bản gốc tiếng Anh “China’s Strategy in the South China Sea” đăng trên Contemporary Southeast Asia, Vol. 33, No. 3 (2011).



[1] Zhou Enlai Waijiao Wenxuan (Zhou Enlai’s Selected Works on Diplomacy) (Beijing: Zhongyang wenxian chubanshe, 1990), p.40.

[2] Bản sao của các tài liệu này, xem Guojia haiyangju zhengce fagui bangongshi (State Oceanographic Adiministration Office ò Policy, Law, and Regulation), ed., Zhonghua Renmin Gongheguo Haiyang Fagui Xuanbian (Tuyển tập luật biển và các quy định của PRC) (Beijing: Haiyang chubanshe, 2001), pp.1-14.

[3] Công hàm của Trung Quốc gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ngày 14/4/2011, (http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submission_files/vnm37_09/chn_2001_re_phl_e.pdf)

[4] These are Taiping (Taiwan), Thitu (Philippines), West York (Philippines), Spratly (Vietnam) and Northeast Cay (Philippines).

[5] For an examination of these Chinese views, see Peter Dutton, “Through a Chinese Lens”, Proceedings 136, no. 4 (April 2010): 24–29.

[6] Based on a full-text search of <www.lawinfochina.com> database.

[7] Zou Keyuan, “The Sino-Vietnamese Agreement on Maritime Boundary Delimitation in the Gulf of Tonkin”, Ocean Development and International Law 36, no. 1 (2005): 74.

[8] “Qian Qichen explains China’s ‘clear-cut’ position on Spratlys issue,” Xinhua
News Agency, 1 August 1995.

[9] Daniel Dzurek, “The People’s Republic of China Straight Baseline Claims”, IBRU Boundary and Security Bulletin 4, no. 2 (Summer 1996): 85.

[10] In a recent book, one prominent Chinese analyst describes four different interpretations of the line, including maritime sovereignty, historic waters, historic rights, and sovereignty over land features. See Wu Shicun, Nansha Zhengduan de Qiyuan yu Fazhan [The Origins and Development of the Spratlys Dispute] (Beijing: Zhongguo jingji chubanshe, 2010), pp. 32–39.

[11] “Malaixiya wuli zhuakou wo yi GangAo liudong yuchuan [Malaysia’s unjustifiable seizure of a fishing boat from Hong Kong and Macau]”, Nongyebu Nanhaiqu yuzhengju, 30 August 2006, <http://www.nhyzchina.gov.cn/Html/2006_08_30/2_1459_2006_08_30_1916.html>.

[12] “Haijun diqipi huhang biandui jiaru zuguo chuantong haijiang xian [The Navy’s Seventh Escort Task Force Enters the Motherland’s Traditional Maritime Boundary]”, Jiefangjun Bao, 3 May 2011, p. 4

[13] Liu Huaqing, Liu Huaqing Huiyilu [Liu Huaqing’s Memoirs] (Beijing: Jiefangjun chubanshe, 2004), p. 538.

[14] Bernard D. Cole, The Great Wall At Sea: China’s Navy in the Twenty-First Century, 2nd ed. (Annapolis: Naval Institute Press, 2010), p. 49.

[15] Michael Lelyveld, “Mideast oil drives China disputes”, Radio Free Asia,18 July 2011.

[16] Edward Wong, “Chinese military seeks to extend its naval power”, New York
Times, 24 April 2010.

[17] Michael D. Swaine, “China’s Assertive Behavior—Part One: On ‘Core Interests’”,China Leadership Monitor, no. 34 (Winter 2011).

[18] “China-Philippines cooperation depends on proper settlement of maritime disputes”, Xinhua News Agency, 31 August 2011.

Theo: NCBĐ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét