Pages

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp gia tăng

Thuận Phong.
Theo:Baomoi

(Lời bình): – Tất cả những nỗi bất hạnh rơi vào đầu người dân VN là bắt nguồn từ ĐCS đã đành đoạn đua những người bất tài mà có công tàn sát đối thủ như Lê Duẫn, Trường chinh, Phạm văn Đồng, Đỏ Mười v.v…rồi xuống đến VV Kiệt Phan văn Khải rồi tấn Dũng.

Những người này chỉ giỏi gian manh xảo trá chứ làm ăn, dùng đầu óc để đồng bào hưởng hạnh phúc thì họ hoàn toàn không có.

Chuyện bắt đầu khi Tấn Dũng lấy 8 tỉ usd của ngân sách biếu cho tập đoàn, gọi mỹ miều là “kích cầu” năm 2008, rồi từ đó, TĐ ăn quen tham nhũng như Vinashin, dầu khí v..v.. Kinh tế suy giảm, sinh ra nạn nhập siêu, nhưng usd dự trữ cạn kiệt nên phải thu gom ngoài thị trường làm đồng vn mất giá đến 9.3% đầu năm 2011, từ đó lạm phát tăng cao và nghị quyết 11 ra đời tháng 2.2011 siết chặt tín dụng và đẩy lãi suất cho vay lên 25%.’

Hậu quả của siết chặt tín dụng là TTCK suy sụp, BĐS chết tiệt, DNNN thoi thóp, nợ xấu NH tăng cao, NH suy sụp, thiếu thanh khoản trầm trọng, điều này dẫn đến DN tư nhân phải đóng cửa hàng loạt vì sức mua trong dân bị kém đi do lạm phát và thất nghiệp tăng cao, điều này làm thất nghiệp tăng cao hơn nữa.

Cuối cùng thì không có gì gỡ được, CP hạ lãi suất xuống 2% còn 12% nhưng vẫn không có hiệu quả vì nhà băng nợ xấu quá nhiều, không còn thanh khoàn để cho vay nhưng ngược lại lại phải vượt rào 12% để huy động 15, 17%…Điều này làm DN vừa và nhỏ không có một cơ hội nào với tín dụng nhà băng từ 13% tới 16% như Thống Đốc Nguyễn văn Bình nói.

Cuối cùng rồi số người nợ nần, bán nhà, bán cửa, thất nghiệp tăng cao và bạo loạn xã hội sẽ đến để lật đổ chế độ bạo tàn ngu dốt này.

Khi người dân được trao quyền chỉ đạo người tài vận hành kinh tế thì lúc đó tình hình mới sáng sủa trở lại, điều này tôi nói 3 năm nay rồi.

Công An và quân đội có đứng ra bảo vệ 3 Dũng bất tài này nữa hay không, ngay cả Bộ Chính Trị và Trung Ương đảng nữa, có để 3 Dũng đưa cả đảng CS và 90 triệu dân VN “Xuống Hố Cả Nước” hay không. 3 Dũng có vài tỉ usd trong bank Thũy sĩ mà cô gái rượu Nguyễn thanh Phượng giữ ở Thụy Sĩ rồi, còn Bộ Chính Trị và 200 Ủy Viên Trung Ương có gì không, rồi CA và bộ đội có gì hay không ???

Cong lưng ra để bảo vệ 3 Dũng cứ ngỡ rằng “còn đảng còn mình”, ai dè 3 Dũng làm “mất đảng mất mình” luôn. Ngày đó sẽ xẩy ra trong năm 2012 này đây, ko lâu đâu, doanh nghiệp phá sản và họ biết (qua đọc bài trang này) là suy thoái sẽ là 7 năm thì 90 triệu dân sẽ hành động, Cựu chiến binh đã kêu gọi dân oan biểu tình rồi đấy, có dám đàn áp cựu chiến binh hay không ???

CP hậu CS của Chau Xuan Nguyễn sẽ không có chuyện học tập cải tạo, đó là lời hứa của tôi và Nhóm Vì Dân với Bộ Đội và cán bộ.

ĐCS không sụp nhanh năm nay mới là lạ.

Nếu người VN may mắn, đuổi được bọn cai trị và đô hộ khỏi VN thì những nhà cửa mà chúng bỏ của chạy lấy người còn rẻ nữa

Khi CP Hậu CS tiếp thu, một sự dân chủ, công bằng và minh bạch, thực sẽ đem lại lòng tin cho 90 triệu dân VN cùng thế giới tự do. Từ đó, 1 hay 2 năm sau thì kinh tế sẽ trỗi dậy và giá BĐS sẽ cao gấp mấy lần bây giờ vì tất cả VKHN đều muốn về VN sống và phục vụ.
Hiện giờ chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Melbourne
23.04.2012

Doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp gia tăng

Đầu ra thị trường trầm lắng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát và chi phí sản xuất trong nước liên tục tăng lên đã khiến hàng ngàn DN vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng phá sản.

Doanh nghiệp phá sản hàng loạt, thất nghiệp gia tăng
Ảnh minh họa (Báo Đà Nẵng)

 Thành phố Đà Nẵng có tổng cộng 13.800 doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng do gặp khủng hoảng về kinh tế, gần 2.700 doanh nghiệp đã bị phá sản, 1.000 doanh nghiệp tự giải thể, 500 doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, kinh doanh và các doanh nghiệp còn lại phải thực hiện hàng loạt giải pháp tình thế mang tính “thắt lưng buộc bụng” mới có thể duy trì hoạt động.

Với công ty TNHH sản xuất và thương mại Toàn Phú Gia do bà Nguyễn Thị Tài làm giám đốc thì giải pháp lúc này là “áp dụng giải pháp tiết kiệm mọi chi phí trong sản xuất, ngừng các đầu tư mở rộng quy mô nhà xưởng và tính toán lại mọi công đoạn sản xuất mới có thể duy trì hoạt dộng và tồn tại được”.

Sự tham gia từ lĩnh vực sản xuất, chế tạo cho đến thương mại, du lịch dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Ước tính mỗi năm các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp hơn 50% GDP vào ngân sách Nhà nước và giải quyết gần 80% việc làm mới cho người lao động. Vì vậy khi các doanh nghiệp rơi vào cảnh khốn đốn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Cụ thể, theo nhận định của ông Lê Văn Đường, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa & nhỏ TP Đà Nẵng thì, “việc các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất, kinh doanh hoặc phá sản, người lao động sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, sau đó là làm mất cân bằng giữa sản xuất và thương mại. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp rơi vào tỉnh khó khăn sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước, ảnh hưởng đến việc tái đầu tư”. Ông Đường kết luận, “khó khăn sẽ chồng chất khó khăn”.

Mặc dù đã thấy trước những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2009 và Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố Đà Nẵng đã có những chương trình hành động nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tuy nhiên, những bất lợi do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tạo ra lại đánh trúng vào điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là không tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng do lãi suất quá cao và thị trường tiêu thụ trầm lắng nên đã dẫn đến sự đổ vỡ theo kiểu dây chuyền của hàng ngàn doanh nghiệp.

Cũng theo ông Đường, giải pháp lúc này là phải “tạo ra sự liên để giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”. Ông Đường cũng cho rằng, thành phố Đà Nẵng, “nên vay những gói vay ưu dãi của Chính phủ, như chúng ta vay ODA vậy để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn”.

Năm 2012 được dự đoán là năm mà nền kinh tế thế giới vẫn ở trong tình trạng khó khăn. Trong khi đó lạm phát, lãi suất ngân hàng trong nước còn ở mức cao và chủ trương của Chính phủ là tiếp tục cắt giảm đầu tư công nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ còn gặp nhiều thách thức phía trước.

Do đó, ngoài nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp thì sự vào cuộc đầy trách nhiệm của các ngành chức năng là một trong những điều kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trụ vững trong khủng hoảng và duy trì sản xuất, kinh doanh.

Tác giả : Thuận Phong

Không có nhận xét nào: