Pages

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Quốc hận? Nội chiến? Những bài học lịch sử!

Không chỉ với người Việt hải ngoại (Dziệt Cộng gọi là nước ngoài) mà cả với những người Việt trong nước (quốc nội), gọi ngày 30 tháng Tư là NGÀY QUỐC HẬN. Người ta gọi như thế có đúng chăng, đúng như thế nào? Hận cái gì và hận ai? Chúng ta có nên nhìn lại lịch sử để “ôn cố tri tân”?
Dân tộc chúng ta, với một ngàn năm đô hộ giặc Tầu, một trăm năm làm nô lệ cho Tây, không ít lần bị người Tầu xâm lược, từ trước khi Bắc thuộc, từ thời Triệu Đà xâm lăng Nam Việt, chiếm nước Âu Lạc của Thục Phán, khiến vua An Dương Vương biến thành con chim quốc (bôm na gọi là chim cuốc) dân tộc nầy đã có Quốc Hận rồi, từ trong “Chuyện Cổ Tích” Văn Chương Bình Dân. (Dziệt Cộng gọi là Văn học Dân gian).
Nhìn chung, dân tộc nầy (tính chung cả người Chàm, người Miên thủy Chân Lạp, v.v…) có nhiều quốc hận, được nhắc lại nhiều lần, trong sử sách (dĩ nhiên) và cả trong văn chương, nghệ thuật).

Trong âm nhạc, nhạc sĩ Châu Kỳ sáng tác “Hận Đồ Bàn”. Đồ Bàn là kinh đô xưa của vương quốc Chàm ở Bình Định. “Hận Đồ Bàn” là mối hận mất nước của dân tộc Chàm.
Chế Lan Viên viết:
Sầu hận cũ tim ta ai biết được?
Người vui tươi, ta mãi mãi căm hờn.
Cũng là nói tới mối hận của người Chiêm mất nước, bởi vì tôi không tin “ông Phán Hoan” (Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị, tên thật của Chế Lan Viên), đã làm thông phán cho “nhà nước bảo hộ”, ưa chơi lạ, lập dị, không mấy can đảm, mà có lòng yêu nước, dùng hình ảnh dân tộc Chàm mà nói lên lòng yêu nước (?) của ông? (Xin xem: “Những nhà thơ tiền chiến theo Cộng Sản, cùng tác giả).
Âm nhạc, văn thơ bàn tới “Hận Nam Quan” thì nhiều lắm. Nhiều người còn nhắc tới vở kịch “Hận Nam Quan” của Hoàng Cầm. Có lẽ Hoàng Cầm cũng khá “vất vả” trong những năm theo Dziệt Cọng vì vở kịch nầy, vở kịch “dụng chạm” tới “Trung Quốc vĩ đại” của người Cộng Sản Việt Nam.
Nói tới Hận Nam Quan, người có họ sử, đọc sử không quên lời “trăn trối” của Nguyễn Phi Khanh, nói với con là Nguyễn Trãi, khi ông con đi theo cha tới tận ải Nam Quan” “Con hãy về lo trả thù cho cha, rửa hận cho nước, chứ đi theo cha khóc lóc, phỏng có ích gì?”
Đó là những mối hận mất nước, hay đầy đủ hơn là “thù nhà nợ nước”. Với nguyễn Trãi, “thù nhà” là thù người Tầu bắt giam thân phụ ông rồi đưa về Tầu. “Nợ nước” là mối nợ mất nước vì nhà Minh.
Lưu Hữu Phước, một lần qua sông Gianh, viết bài ca “Hờn Sông Gianh” là nói tới mối hờn phân chia Nam Bắc thời “Trịnh Nguyễn phân tranh”. Đó là mối hờn dân tộc về một cuộc nội chiến kéo dài trong lịch lịch sử, khởi thủy từ việc Nguyễn Hoàng vào “trấn đất Thuận Hóa” năm 1558, chấn dứt năm 1802, khi “Gia Long thống nhất sơn hà”.
Cuộc phân ly Nam Bắc ở vĩ tuyến 17 năm 1954 cũng là ngày Quốc Hận của người Việt chúng ta. Đất nước lại chia cắt một lần nữa, là tại vì ai?
Bản Hiệp dịnh Genève 1954 không có chữ ký của ông ngoại trưởng chính phủ Quốc Gia Việt Nam (trước thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa), vì bác sĩ Trần Văn Đỗ không muốn mang tội với lịch sử. Ông Phạm Văn Đồng, bộ trưởng ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tức “chính phủ Việt Minh”, là tay sai của đảng Cộng Sản Việt Nam, thực hiện lời yêu cầu của thủ tướng Tầu Cộng Chu Ân Lai, đã ký vào văn bản chia cắt đất nước ấy. Thực hiện việc chia cắt đất nước, là có tội với dân tộc và lịch sử, nhất là khi làm theo lệnh của ngoại bang, tức là lệnh của Tầu (và cả Liên xô nữa). Tầu Cộng và Liên Xô thực hiện việc chia cắt đất nước Việt Nam, dĩ nhiên, không phải vì quyền lợi của người Việt Nam bao giờ mà chính là vì quyền lợi của họ! !!!.
Người ta có thể nói khác đi được chăng?
Được! ! ! !!
Được là vì “quyền lợi của quốc tế vô sản”
Chia cắt (1954) được là vì quyền lợi của “quốc tế vô sản”
Vậy thì khi “thống nhất” (1975) là vì quyền lợi của ai?
Bắc Việt là “tiền đồn, là người lính tiên phong của thế giới vô sản”
Vậy thì khi Cộng Sản Bắc Việt, với vũ khí của “quốc tế vô sản” đem quân “Giải phóng miền Nam” (!!!) thì vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam hay vì “quyền lợi của Quốc tế vô sản”. Không vì quyền lợi của “Quốc tế vô sản”, Tầu Cộng và Liên Xô có “tuôn” vũ khí cho Cộng Sản Bắc Việt hay không? Như vậy thì Cộng Sản chỉ là “người lính tiên phong” mà “tư lệnh” là những kẻ đứng đằng sau Bắc Việt Cộng Sản.
Xin đừng quên câu nói của Nixon:
“Người Tầu thì dùng chủ nghĩa xã hội để xây dựng đất nước,
Người Việt Nam (ý nói Cộng Sản Bắc Việt) dùng đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vậy thì ai khôn hơn ai?
Ai là kẻ chỉ huy, ai là kẻ làm tay sai?
Trong ý niệm đó, sao có thể gọi chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến. Trịnh Công Sơn viết “Ba mươi năm nội chiến từng ngày” là sai. Chính Dziệt Cọng cũng không nhận đây là một cuộc nội chiến. Họ tuyên truyền rằng đây là một cuộc “chiến tranh giải phóng”. Nó có nghĩa là “thế giới vô sản” giải phóng một dân tộc khỏi ách thống trị của “thế giới tư bản.”
Dù nói như thế nào, dù trong ý nghĩa nào, thì cuộc chiến nầy đích thực là một cuộc xâm lăng của “Thế giới Cộng Sản” mà nạn nhân là dân tộc Việt Nam.
Nhìn kỹ hơn, “thế giới Cộng Sản” do Tầu Cộng lãnh đạo (bên cạnh Tầu còn có Nga) mà bản chất người Tầu, nước Tầu, từ ngàn năm trước, không bao giờ từ bỏ cái ý đồ xâm lăng Việt Nam. Dù có cuộc chiến tranh Tầu Cộng – Việt Cộng năm 1979 thì đó cũng chỉ là do mâu thuẫn của các nước đầu sỏ trong “thế giới cộng Sản” mà dân tộc Việt Nam, nói cho cùng, cũng chỉ là nạn nhân.
Bỏ đi hết các danh từ hoa mỹ khoa trương, nhìn vào thực chất, với người Tầu, từ vũ khí của họ, và với những người lính, quân đội do Cộng Sản Việt Nam thành lập nên, đã xâm lăng và chiếm đoạt, hủy diệt chính phủ của nước Việt Nam, biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của “thế giới Cộng Sản” mà thôi.
Nhìn chung, mối hận của người “Việt Quốc gia” dù ở trong nước hay hải ngoại, là “Mối hận mất nước”, thủ phạm chính là Cộng Sản, dù Cộng Sản Nga hay Cộng Sản Tàu, trong khi đó Cộng Sản Bắc Việt chỉ là tên lính tiền phong.
“Mất đất nước là mất tất cả”. Tổ quốc, gia đình, thân tộc, làng xã…
Với những mất mát to lớn như vậy, Ai có thể quên được chăng?
hoànglonghải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét